Phương pháp phân tích địa tầng phân tập tiếp cận từ phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiến hóa trầm tích oligocen miocen khu vực phía bắc bể sông hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 46 - 50)

CHƢƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC

2.3. HƢỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2.6 Phương pháp phân tích địa tầng phân tập tiếp cận từ phân tích

(theo Trần Nghi, 2011)

Địa tầng phân tập đƣợc hiểu là mối quan hệ của các phức hệ trầm tích với sự thay đổi mực nƣớc biển chân tĩnh và chuyển động kiến tạo. Ranh giới biển thoái cực tiểu của một chu kỳ dao động mực nƣớc biển đƣợc lấy làm ranh giới của một phức tập (sequence). Mỗi phức tập từ dƣới lên theo mặt cắt có 3 miền hệ thống trầm tích: biển thấp (LST), biển tiến (TST) và biển cao (HST).

Theo không gian của mỗi miền hệ thống trầm tích trong một phức tập có sự chuyển tƣớng từ lục địa ra biển và từ biển vào lục địa nhƣ sau:

+ Miền hệ thống trầm tích biển thấp có sự chuyển tƣớng từ sông (a) sang châu thổ (am) và sang biển (m): aLST → amLST → mLST

+ Miền hệ thống trầm tích biển tiến, chuyển tƣớng từ biển (m) sang châu thổ

(am) và cuối cùng là sang biển (m): mTST → amTST → mTST

+ Miền hệ thống trầm tích biển cao có sự chuyển tƣớng từ châu thổ (am)

sang biển (m): amHST → mHST

Nghiên cứu địa tầng phân tập của trầm tích Đệ tam tiếp cận từ phân tích tƣớng là một phƣơng pháp mới, đây có thể coi một hình mẫu về việc ứng dụng nguyên lý địa tầng phân tập để phân tích định lƣợng tiến hóa trầm tích Đệ tam trên cơ sở một số mặt cắt tiêu biểu.

1/ Phương pháp phân tích mặt cắt chuẩn

- Mặt cắt biển thối: trầm tích có độ hạt dƣới mịn trên thơ

- Mặt cắt biển tiến: trầm tích có độ hạt dƣới thơ trên mịn

- Mặt cắt aluvi: trầm tích có độ hạt dƣới thơ trên mịn (Hình 2.9a, b, c)

Mỗi mặt cắt có sự chuyển tƣớng từ dƣới lên trên nhƣ sau:

- Mặt cắt biển thoái: dƣới cùng là tƣớng sét biển sâu, lên trên là tƣớng bùn biển

nông và trên cùng là tƣớng cát sạn ven bờ (Hình 2.9a),

- Mặt cắt biển tiến: dƣới cùng là tƣớng cát - sạn ven bờ, lên trên là tƣớng bùn

biển nông và trên cùng là tƣớng sét biển sâu ( Hình 2.9b),

- Mặt cắt aluvi: dƣới cùng là tƣớng cuội, sạn, cát lịng sơng, tiếp đến là tƣớng

bột sét bãi bồi và trên cùng là tƣớng sét hồ - đầm lầy (Hình 2.9c).

Đây là ba mặt cắt cơ bản trong trầm tích học đƣợc sử dụng trong mọi trƣờng hợp để phân tích cộng sinh tƣớng tại các vị trí khác nhau của mặt cắt địa chấn giúp chúng ta lập lại bức tranh tiến hóa trầm tích một cách chính xác.

Hình 2.9. Các mặt cắt trầm tích cơ bản để phân tích cộng sinh

2/ Phương pháp phân tích tướng

Phân tích tƣớng là phƣơng pháp quan trọng nhất đối với nghiên cứu địa tầng Sequence. Phân tích tƣớng sẽ chỉ ra sự cộng sinh tƣớng theo thời gian và không gian. Nhờ phát hiện đƣợc quy luật chuyển tƣớng theo thời gian (theo mặt cắt) trong một sequence mà có thể vạch đƣợc ranh giới bào mòn biển tiến (Ravinement) và ranh giới biển tiến với biển cao.

Nhƣ vậy, ba miền hệ thống trầm tích phát triển liên tục cùng với các đơn vị tƣớng tƣơng ứng theo ba vị trí:

Khu vực ven rìa bể

Khu vực gần trung tâm

bể

Khu vực trung tâm bể

Theo khơng gian từ ven rìa ra trung tâm bể theo ba miền hệ thống tính chất cộng sinh tƣớng đƣợc thể hiện theo hƣớng dịch chuyển đƣờng bờ nhƣ sau (Hình 2.10):

+ Miền hệ thống biển thấp (LST): đƣờng bờ biển thối dịch chuyển từ ven rìa ra gần trung tâm bể có sự chuyển tƣớng từ cát bột sét aluvi sang bột sét và cát châu thổ và sét biển:

+ Miền hệ thống biển tiến (TST): đƣờng bờ biển tiến dịch chuyển từ trung tâm vào ven rìa bể, vì vậy có sự chuyển tƣớng từ tƣớng sét biển sang bùn cát châu thổ và cuối cùng là sét biển ngập lụt cực đại:

mTST → amTST → mTST

+ Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST): đƣờng bờ biển thối dịch chuyển từ ven rìa ra phía trung tâm có sự chuyển tƣớng từ tƣớng bột sét pha cát tiền châu thổ sang sét prodelta và cuối cùng là sang tƣớng bùn biển:

amHST → mHST

Hình 2.10. Mơ hình phân bố tƣớng trầm tích theo 3 miền hệ thống

Những kiểu cấu tạo tiêu biểu của các đơn vị tƣớng khác nhau:

1/ Miền hệ thống biển thấp:

- Tƣớng cát lịng sơng (LST): cấu tạo phân lớp xiên chéo đồng hƣớng

- Tƣớng châu thổ ngầm (am LST): cấu tạo nêm tăng trƣởng (phủ chồng lùi -

downlap)

- Tƣớng biển nông (mLST): cấu tạo ngang song song.

- Tƣớng turbidit biển sâu: trầm tích có cấu tạo turbidit (phân lớp xen phân dải, thấu kính dạng ổ, khúc dồi)

- Tƣớng sét prodelta và tƣớng cát bột sét tiền châu thổ: có cấu tạo phân lớp xiên

chéo phủ chồng tiến (onlap)

- Tƣớng sét biển nơng có cấu tạo phân lớp ngang song song (toplap) của đồng

bằng biển ngập lụt (marine flooding plain) đƣợc thành tạo lúc biển tiến cực đại.

- Tƣớng cát bột sét châu thổ ngầm đƣợc hình thành nhƣ một trƣờng hợp ngoại lệ

trong bối cảnh mực nƣớc biển dâng cao song khối lƣợng vật liệu trầm tích do sơng mang tới dƣ thừa tạo nên các tập trầm tích dạng thấu kính có cấu tạo nêm tăng tƣởng (Hình 2.10).

3/ Miền hệ thống biển cao (HST) có hai kiểu cấu tạo:

- Cấu tạo nêm tăng trƣởng của tƣớng cát - bột - sét châu thổ

- Cấu tạo phân lớp ngang song song của tƣớng sét biển nơng (Hình 2.10).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiến hóa trầm tích oligocen miocen khu vực phía bắc bể sông hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)