Lịch sử nghiên cứu trầm tích luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiến hóa trầm tích oligocen miocen khu vực phía bắc bể sông hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 34 - 35)

CHƢƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC

2.1.2. Lịch sử nghiên cứu trầm tích luận

Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu tìm kiếm thăm dị dầu khí ở bể Sơng Hồng đã có nhiều báo cáo kết quả nghiên cứu đáng chú ý sau: "Tiến hóa địa chất bể Hà Nội" của Anzoil, 1995. "Cấu trúc tiềm năng dầu khí và phƣơng hƣớng tìm kiếm thăm dị của thềm lục địa Bắc Việt Nam (lơ 101-123)" của PIDC, 2001. "Kế hoạch thăm dị tổng thể ngồi khơi bể Sơng Hồng" của PIDC, 2004. "Dự án tổng thể tìm kiếm thăm dị và khai thác khu vực vịnh Bắc Bộ" của PVSC, 1994. Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu sau: "Báo cáo tƣớng đá - cổ địa lý trầm tích Kainozoi miền võng Hà Nội" của Lƣu Hải Thống, Lý Trƣờng Phƣơng ..., 1983. "Tƣớng đá - cổ địa lý các thành tạo trầm tích Neogen vùng Bắc bể Sơng Hồng" của Đỗ Bạt, Nguyễn Thế Hùng ..., 2004. "Đánh giá mới nhất về triển vọng thăm dị dầu khí ngồi khơi bể Sơng Hồng" của Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Văn Hậu ..., 2005.

Ngồi cơng tác thăm dị tìm kiếm dầu khí cịn một số các cơng trình nghiên cứu khác nhƣ: "Lịch sử tiến hóa trầm tích Neogen miền võng Hà Nội trên quan điểm thạch học định lƣợng" của Trần Nghi và Trần Hữu Thân, 1986. "Những quy luật ảnh hƣởng của Trầm tích đến tính chất colectơ của đá cát kết hệ tầng Phủ Cừ giữa",... Trên quy mơ tồn bể có đề tài nghiên cứu cơ bản của Trần Nghi năm 2003: "Tiến hóa trầm tích KZ bồn trũng Sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực".

Năm 2004, trong tuyển tập Đới đứt gãy Sông Hồng và báo cáo Địa tầng,

tướng đá - cổ địa lý Tây Bắc bể Sông Hồng, Trần Nghi, Phạm Năng Vũ, Trần Hữu

Thân và nnk đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về tiến hóa trầm tích Kainozoi bồn trũng Sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực. Trong báo cáo này, tập thể tác giả đã phân chia đƣợc các chu kỳ trầm tích là kết quả của các pha kiến tạo tƣơng ứng. Sự bắt đầu của trầm tích hạt thơ tƣơng ứng với thời kỳ nâng kiến tạo và sự hạ thấp mực nƣớc biển. Kết thúc bằng trầm tích hạt mịn tƣơng đƣơng với giai đoạn hạ kiến tạo và dâng cao mực nƣớc biển trong mỗi chu kỳ trầm tích là kết quả của phƣơng pháp phân tích chuỗi trầm tích.

Năm 2011, đề tài KC-09/06-10 „„Nghiên cứu địa tầng phân tập (sequence stratigraphy) các bể trầm tích Sơng Hồng, Cửu Long, Nam Cơn Sơn nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản” do GS.TS Trần Nghi chủ trì đã xác lập đƣợc quy luật biến đổi theo không gian và thời gian của các hệ thống trầm tích, xác định lịch sử tiến hóa trầm tích Kainozoi và xác lập thang địa tầng phân tập của bể Sông Hồng.

Trên toàn thềm lục địa Việt Nam, nhiều cơng trình nghiên cứu đã đánh giá tổng thể về cơ chế thành tạo bể, đặc điểm cấu trúc bể, địa tầng trầm tích, lịch sử phát triển địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí trên tồn thềm lục địa Việt Nam. Trong số đó phải kể đến một số cơng trình sau: "Tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý, tính

trữ lượng dự đoán cacbuahydro, dự thảo phương pháp cơng tác tìm kiếm thăm dị thềm lục địa Việt Nam" của Hồ Đắc Hồi, Trần Lê Đơng, 1986. "Địa tầng và quá trình phát triển trầm tích Đệ tam thềm lục địa Việt Nam" của Đỗ Bạt, 2000. "Điều kiện và cơ chế sinh dầu khí ở các bể trầm tích Đệ tam thềm lục địa Việt Nam" của

Hồng Đình Tiến, Nguyễn Thúy Quỳnh, 2000. "Báo cáo tổng hợp đánh giá kết quả

tìm kiếm - thăm dị dầu khí ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2000 và phương hướng tìm kiếm thăm dò tiếp theo" của Viện Dầu khí. "Tiến hóa kiến tạo Kainozoi: Sự hình thành các bể chứa hydrocarbon ở Việt Nam" của Ngơ Thƣờng San, Cù Minh Hồng

và Lê Văn Trƣờng, 2005. "Tướng, mơi trường thành tạo trầm tích Paleogen thềm lục

địa Việt Nam: mối liên quan của chúng tới tiềm năng dầu khí" của Lý Trƣờng

Phƣơng, Lý Thị Huệ, 2005...KT-03-02: Địa chất địa động lực và tiềm năng khoáng

sản biển Việt Nam (Bùi Cơng Quế) [27].

Tóm lại, trong khu vực nghiên cứu đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau đƣợc thực hiện. Các cơng trình nghiên cứu tìm kiếm thăm dị dầu khí chủ yếu tập trung vào phân chia chi tiết địa tầng từ Oliocen đến Miocen trên cơ sở sinh địa tầng và thạch địa tầng. Đề tài KC09.20/06.10 đã phân chia địa tầng 3 bể Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn trên cơ sở địa tầng phân tập và phân tích tƣớng, tuy nhiên phần phía Bắc bể Sơng Hồng chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu chi tiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiến hóa trầm tích oligocen miocen khu vực phía bắc bể sông hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)