Sơ đồ lưu vực trong mơ hình Mike Basin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 44 - 45)

Kết quả của mô phỏng cho biết thông tin về mức độ thừa, thiếu nước, hoạt động của các hồ chứa, lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, lượng điện sản xuất. Liệt dòng chảy tháng cho phép đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các cơng trình cũng như các khu tưới đối với dịng chảy trên sơng.

Ngoài việc thể hiện kết quả dưới dạng bảng mơ hình cịn cho phép xem kết quả dưới dạng hình hoạt, cho phép thấy được một cách tổng quát quá trình mơ phỏng dịng chảy cho tồn lưu vực.

2.2 MƠ PHỎNG BÀI TỐN MƯA – DÒNG CHẢY MẶT

2.2.1. Tình hình quan trắc khí tượng

Lưu vực sơng Hương và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung có rất ít các số liệu quan trắc số liệu khí tượng thuỷ văn. Trước năm 1975 có 4 trạm quan trắc mực nước trên sông là Nguyệt Biểu (sơng Hương), Vân Trình (sơng Ơ Lâu), An Nơng (sơng Nơng), Cầu Truồi (sông Truồi) và 4 trạm đo mực nước vùng đầm phá là Ca Cút và Tân Mỹ (phá Tam Giang), Hoà Duân (đầm Thanh Lâm), Đá Bạc (đầm Cầu Hai). Các trạm quan trắc khí tượng là Huế, A Lưới,

Nam Đông. Số liệu đo đạc của các trạm khơng đồng bộ và bị thất thốt nhiều do chiến tranh. Nhìn chung các số liệu này có độ tin cậy thấp chỉ dùng để tham khảo. Sau năm 1975 đã có nhiều trạm quan trắc được xây dựng nhưng có một số trạm có thời gian hoạt động rất ngắn. Các trạm đo đạc dòng chảy thường được đặt gần phía thượng nguồn. Trong khi đó vùng hạ du của các sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều chỉ có các trạm đo mực nước. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc phân tích tính tốn thuỷ văn cho lưu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 44 - 45)