Đường quá trình mực nước hồ Truồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 109 - 148)

Trường hợp 3

- Các hồ chứa thượng nguồn bổ sung dòng chảy kiệt cho hạ du

- Hồ Truồi không tạo nguồn vào sông Đại Giang, nước dành cấp cho khu Chân Mây – Lăng Cô.

Kết quả

Khi có sự tham gia điều tiết của hai hồ chứa lớn trên thượng nguồn là Dương Hồ và Bình Điền lượng dịng chảy qua cống Phú Cam đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước. Hồ Truồi làm nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt và đảm bảo nhu cầu nước cho vùng hồ. Ngồi ra hồ cịn đủ nước để cấp cho khu công nghiệp Chân Mây – Lăng Cô.

3.3.4.2. Cân bằng nước khi có các hồ chứa lớn trên thượng nguồn

Khi có sự tham gia điều tiết của hai hồ chứa lớn trên thượng nguồn là Dương Hồ và Bình Điền lượng dòng chảy qua cống Phú Cam đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước. Hồ Truồi làm nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt và đảm bảo nhu cầu nước cho vùng hồ. Ngồi ra hồ cịn đủ nước để cấp cho khu

20 25 30 35 40 45 50 Ja n- 82 Ja n- 84 Ja n- 86 Ja n- 88 Ja n- 90 Ja n- 92 Ja n- 94 Ja n- 96 Ja n- 98 Ja n- 00 Ja n- 02 Ja n- 04

cơng nghiệp Chân Mây – Lăng Cơ. Dịng chảy cơ bản trên các sông được tăng lên do đó đảm bảo cả về chất và lượng để cấp cho các khu sử dụng nước.

3.3.4.3. Cân bằng nước có xét đến đảm bảo dịng chảy mơi trường sinh thái

Dịng chảy mơi trường sinh thái tại các vị trí trên các dịng sơng trong lưu vực như sau:

- Sơng Ơ Lâu: Tại vị trí xã Điền Hương, huyện Phong Điền Qmtst = 4,2 m3/s. Đây là vùng hạ lưu của lưu vực sơng Ơ Lâu. Kết quả tính tốn cân bằng nước cho thấy đối với tần suất tính tốn P=75% khơng xảy ra tình trạng thiếu nước ở khu dùng nước Ô Lâu 3 và 4, đối với tần suất P=95% tình trạng thiếu nước xảy ra từ tháng IV đến tháng VIII ở 2 khu dùng nước này.

- Sơng Bồ: Tại vị trí trạm thuỷ văn Cổ Bi Qmtst = 8,4 m3/s. Trường hợp chưa có hồ Hương Điền tình trạng thiếu nước đã xảy ra đối với các khu sử dụng nước Bồ 7 và Bồ 8. Không đủ nước để cấp cho khu Đầm Phá 1. Trường hợp có hồ Hương Điền, dòng chảy cho hạ du về mùa kiệt được tăng lên. Do đó đảm bảo cấp nước cho các khu dùng nước Bồ 7, Bồ 8 và Đầm Phá 1.

- Sông Hương: Theo kết quả nghiên cứu của hội thảo “Đánh giá nhanh Dịng chảy mơi trường (DCMT) lưu vực sơng Hương” năm 2004. Dòng chảy sinh thái trên sông Hương được xác định là 31 m3/s, dựa trên quan điểm về chất lượng nước và sinh thái. Lượng dòng chảy này lớn hơn nhiều so với lượng dòng chảy kiệt hiện nay. Lượng dòng chảy này chỉ được đảm bảo khi có sự tham gia điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn.

- Sơng Truồi: Tại vị trí hồ Truồi Qmtst = 1,2 m3/s. Trường hợp hồ Truồi không phải làm nhiệm vụ tạo nguồn cho vùng lưu vực sông Đại Giang, hồ

đảm bảo cấp nước vùng hạ lưu hồ, cho khu công nghiệp Chân Mây và đảm bảo dịng chảy mơi trường sinh thái.

- Sông Nông: Qmtst = 0,6 m3/s. Để đảm bảo dịng chảy mơi trường sinh thái, tình trạng thiếu nước đã xảy ra đối với khu dùng nước Nông 2. Thời gian thiếu từ tháng VI đến tháng VIII với tổng lượng thiếu là 3,5 triệu m3.

3.4 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC NGUỒN NƯỚC

Qua tính tốn cân bằng nước lưu vực sông Hương thấy rằng: tuy tổng lượng nước dùng không lớn hơn so với lượng nước đến, song mùa khô ở một số vùng vẫn khan hiếm nước, cây trồng không đủ nước tưới, cấp nước cho cơng nghiệp và sinh hoạt cịn chưa đáp ứng được so với nhu cầu... Mặt khác, tình trạng lũ lụt và ngập úng vẫn thường xảy ra. Nguyên nhân chính là do lượng nước phân phối không đều theo không gian và thời gian và các biện pháp cơng trình chưa đủ để điều tiết nước lũ cũng như đưa nước lên cao để tưới cho các loại cây trồng.

Để góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của các vùng trong lưu vực sông Hương – tỉnh Thừa Thiên Huế. Quan điểm đề xuất cho công tác quy hoạch quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương là:

- Với những khu

- vực dòng chảy cơ bản không đủ tự cung tự cấp cho các hộ sử dụng nước và điều kiện địa hình cho phép, giải pháp đề xuất là xây dựng hồ chứa nước để trữ nước mùa mưa và cấp nước trong mùa khô.

- Với những khu vực có nguồn nước khơng đủ tưới cho 2 vụ lúa thì xác định nhiệm vụ của cơng trình tưới cho một vụ lúa mùa, diệc tích vụ đông xuân chủ yếu trồng màu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày.

- Những khu vực nằm ven sông suối và điều kiện địa hình khơng cho phép xây dựng đập dâng hoặc hồ chứa, cần xây dựng trạm bơm hoặc trạm thủy luân kết hợp tưới và phát điện.

- Đối với những khu vực đã xây dựng cơng trình và có nguồn nước phong phú nhưng hiệu quả cấp nước kém do cơng trình bị hưng hỏng, khơng đồng bộ thì nâng cấp, kiên cố hoặc tu bổ, sửa chữa cơng trình để phát huy hiệu quả cấp nước.

- Với những vùng thiếu nước quá nhiều, cần xây dựng các cơng trình khai thác nước ngầm.

- Chú trọng tổ chức quản lý các cơng trình thủy lợi và cấp nước trên địa bàn theo hướng thiết lập các tổ chức quản lý khai thác theo ranh giới thủy lực nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cơng trình và đảm bảo yếu tố bền vững.

Dựa trên kết quả tính tốn cân bằng nước trên lưu vực sơng Hương tính đến năm 2015, nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng nguồn nước cho các tiểu lưu vực như sau:

3.4.1. Vùng lưu vực sơng Ơ Lâu

Vùng thượng lưu sơng Ơ Lâu bao gồm hai khu sử dụng nước là Ô Lâu

1 và Ô Lâu 2.. Giải pháp cấp nước tưới cho vùng là hoàn thiện và nâng cấp các cơng trình hiện có. Nâng cấp và hồn chỉnh hệ thống kênh lấy nước từ hồ Hoà Mỹ để đảm bảo khả năng thiết kế của hồ. Để hạn chế tác hại do lũ lụt gây ra và tăng lượng dòng chảy cơ bản về mùa kiệt giải pháp là xây dựng các hồ chứa đa mục tiêu. Các hồ làm nhiệm vụ chống lũ và phát điện đồng thời làm nhiệm vụ tạo nguồn.

Vùng hạ lưu sơng Ơ Lâu gồm hai khu sử dụng nước là Ô Lâu 3 và Ô

Lâu 4.

Lượng thiếu của khu Ô Lâu 3 và Ô Lâu 4 cần được bổ sung từ sơng Ơ Lâu thơng qua các biện pháp động lực cơng trình. Đây là vùng đồng bằng nên

để đảm bảo chủ động tưới tiêu ngoài việc nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, hồ trằm và trạm bơm (bao gồm cả trạm bơm tưới và tiêu) cần thiết phải xây dựng các cơng trình tưới tiêu bằng động lực.

Giải pháp cấp nước sinh hoạt: Xây dựng bể chứa nước mưa quy mơ hộ gia đình, xây dựng các cơng trình cấp nước tự chảy cho các cụm tập trung đông dân cư. Tận dụng các hồ sẵn có để cấp nước cho dân sinh tại chỗ. Khai thác nguồn nước ngầm ở vùng cát Phong Điền để cấp nước cho quy mơ hộ gia đình

3.4.2. Vùng thượng và trung lưu sông Bồ

Vùng bao gồm 5 khu sử dụng nước là Bồ 1, Bồ 2, Bồ 3, Bồ 4 và Bồ 5. Để đảm bảo cấp nước cần nâng cấp và kiên cố các cơng trình hiện có, xây dựng mới các đập dâng và hồ chứa để cấp nước cho các diện tích tưới phân tán.

Để khai thác những mặt lợi và hạn chế những thiệt hại của nước ngoài sử dụng các biện pháp cơng trình như hồ chứa để tưới, phát điện và cắt lũ thì việc trồng và bảo vệ rừng tốt sẽ giúp điều tiết nguồn nước và giảm nhẹ thiên tai.

Giải pháp cấp nước sinh hoạt: Tận dụng nguồn nước mưa và khai thác nước ngầm bằng giếng đào, giếng khoan phục vụ quy mơ hộ gia đình. Xây dựng các cơng trình cấp nước tự chảy và nước ngầm cấp quy mô vừa để cấp cho các cụm tập trung đông dân cư. Tận dụng các hồ sẵn có để cấp nước cho dân sinh tại chỗ.

3.4.3. Vùng hạ lưu sông Bồ và Bắc sông Hương

Vùng bao gồm các khu sử dụng nước từ Bồ 6 đến Bồ 9, khu Đại Giang 1, khu Hương 2, khu cấp nước cho công nghiệp và đơ thị thành phố Huế.

Nhìn chung đối với các khu sử dụng nước vùng hạ lưu sông Bồ và Bắc sông Hương đều phải khai thác nguồn nước sông Bồ bằng biện pháp động lực để bảo đảm cấp nước về mùa kiệt. Hai khu sử dụng nước Bồ 6 và Bồ 7

đảm bảo được lượng nước cấp nhưng một số tháng về mùa kiệt gần như sử dụng hết nguồn nước đến. Khu Bồ 8 và Bồ 9 xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa kiệt với hai tháng thiếu nhiều nhất là tháng IV và VII, hai khu này có thể khai thác được nguồn nước sông Hương để cấp nước cho vùng dọc theo sông Hương. Tuy nhiên sông Hương hay bị nhiễm mặn nên thường không bảo đảm về chất lượng nên cần phải lấy nước từ sơng Bồ. Nguồn nước từ sơng Bồ có đủ để bổ sung lượng nước còn thiếu cho các khu dùng nước vùng hạ lưu sông Bồ. Để khai thác được nguồn nước từ sông Bồ cần phải dùng biện pháp động lực cơng trình. Khả năng khai thác nguồn nước sơng Hương và sông Bồ để tưới cho vùng hạ lưu sơng Bồ phải được phân tích cụ thể cho các kịch bản. Đây là vùng đồng bằng nên ngoài việc chú trọng xây dựng các cơng trình tưới cần xây dựng các cơng trình tiêu để đảm bảo chủ động tưới tiêu.

Giải pháp cấp nước sinh hoạt: Đây là vùng địa hình bằng phẳng, tập

trung đơng dân cư và các hoạt động thương mại, công nghiệp rất phát triển nên nhu cầu tiêu thụ nước lớn. Nguồn nước mưa được coi là tương đối sạch có thể sử dụng để sinh hoạt quy mơ hộ gia đình. Nguồn nước mặt và nước ngầm thường bị nhiễm mặn không đảm bảo cấp nước hoặc đảm bảo về chất lượng nhưng lại hạn chế về trữ lượng. Bố trí cấp nước cho vùng như sau:

Vùng cát Phong Điền nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt nhưng trữ lượng nhỏ, chỉ có thể khai thác phục vụ sinh hoạt quy mơ hộ gia đình.

Sử dụng nguồn cấp từ các hồ nhỏ sẵn có trong vùng để cấp nước sinh hoạt tập trung. Cấp nước cho khu công nghiệp Hương Phú được lấy từ sông Bồ. Cấp nước cho khu Phong Hiền, Quảng Thái, Quảng Lợi, TT Sịa. TT Quảng Phước lấy nước từ sơng Bồ. Khi có thuỷ điện Hương Điền nguồn nước sơng Bồ phục vụ cấp nước sẽ đảm bảo cả về chất và lượng.

Vùng thành phố Huế: Đây là vùng có thể khai thác được nguồn nước ngầm với lưu lượng 5000 m3/ngày-đêm. Tuy nhiên lượng nước này rất phân

tán không đảm bảo cho nhu cầu cấp nước tập trung. Sau khi xây dựng thuỷ điện Dương Hồ và Bình Điền nước trên dịng chính sơng Hương khơng bị nhiễm mặn và đảm bảo trữ lượng. Do vậy cấp nước cho đô thị và công nghiệp vùng thành phố Huế sử dụng nguồn nước từ sông Hương.

3.4.4. Vùng thượng lưu sông Hương

Vùng thượng lưu sông Hương bao gồm diện tích lưu vực của hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch. Nhánh Hữu Trạch. Vùng có tổng cộng 8 khu sử dụng nước. Lượng dòng chảy sản sinh trong vùng hồn tồn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước đối với các tần suất P=75%, P=90%. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, các khu tưới nhỏ lẻ nên cần hoàn thiện hệ thống đầu mối và kênh mương để đảm bảo cấp nước cho từng khu cục bộ.

Riêng khu Hương 1: Tổng lượng thiếu trong 7 tháng là 74% lượng

nước yêu cầu, lượng thiếu cần được lấy từ dịng chính sơng Hương. Giải pháp bảo đảm cấp nước tưới là nâng cấp các hồ hiện có, xây dựng mới một số hổ chứa quy mô vừa và nhỏ để cấp nước cho diện tích tưới phân tán. Nâng cấp để đảm bảo công suất thiết kế của các trạm bơm lấy nước từ sông Hương.

3.4.5. Vùng Nam sông Hương

Bao gồm các khu sử dụng nước từ Đại Giang 1 đến Đại Giang 5, khu dùng nước Hương 3 và Hương 4. Đây là vùng có diện tích canh tác lớn và tập trung nhất tỉnh, có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thuỷ sản, dân số tập trung đông nên nhu cầu dùng nước rất lớn. Vùng có lượng mưa thấp nhất tỉnh, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.800 mm. Nhu cầu dùng nước lớn, diện tích lưu vực nhỏ, modul dịng chảy kiệt nhỏ nên lượng nước trong nội vùng không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước. Nguồn bổ sung nước cho vùng bao gồm nước từ sông Hương, các sông suối nhỏ trong vùng và hồ Truồi.

Giải pháp cấp nước đô thị và công nghiệp Phú Bài: Hồ Phú Bài làm nhiệm vụ cấp nước cho khu đô thị và cơng nghiệp Phú Bài. Kết quả tính tốn cân bằng nước cho thấy khi hồ chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng nước. Lượng còn lại cần được lấy từ nước ngầm hoặc bổ sung nước từ hồ Truồi.

Giải pháp cấp nước sinh hoạt: Tận dụng nguồn nước mưa, khai thác

nguồn nước ngầm quy mô hộ gia đình. Sử dụng các hồ hiện có và khai thác nước ngầm để cấp nước tập trung, trong đó bao gồm cả hồ Truồi. Hồ Phú Bài cấp nước cho khu công nghiệp Phú Bài và cấp nước đơ thị.

Nhìn chung về mặt tổng lượng năm dịng chảy sản sinh trong vùng lưu vực sơng Đại Giang đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước, tuy nhiên phân phối theo tháng lại xảy ra tình trạng thiếu nước từ tháng IV đến tháng VIII. Đây là vùng địa hình bằng phẳng, khơng thuận lợi để xây dựng các hồ chứa nên việc điều tiết nước mùa lũ để tưới cho mùa kiệt rất khó khăn. Để đảm bảo tưới cho vùng lưu vực sông Đại Giang đối với tần suất P=75%, cần phải lấy nước từ sông Hương hoặc sự tham gia tạo nguồn của hồ Truồi. Khả năng cấp nước của hồ Truồi và khả năng lấy nước từ sông Hương qua cống Phú Cam để cấp nước cho vùng lưu vực sông Đại Giang cần được phân tích theo các kịch bản tính tốn.

3.4.6. Vùng lưu vực sơng Nơng

Vùng bao gồm 2 khu dùng nước là Nông 1 và Nơng 2. Trong đó diện tích trồng lúa, dân cư cũng như chăn ni tập trung ở vùng hạ lưu nên lượng nước tiêu thụ phần lớn tập trung vào khu dùng nước Nông 2.

Khu Nông 1: là vùng thượng nguồn sông Nông, quy hoạch trong tương

lai diện tích đất nơng nghiệp hầu như khơng thay đổi. Để đảm bảo cấp nước cần nâng cấp hệ thống công trình hiện có để đảm bảo chủ động tưới tiêu cho các diện tích canh tác phân tán.

Khu Nông 2: là vùng đồng bằng của lưu vực sơng Nơng, diện tích

trồng lúa trong tương lai khoảng 700 ha. Lượng thiếu này có thể được đảm bảo cấp bằng dịng chảy sơng Nơng (dịng chảy từ khu Nơng 1). Ngồi ra hồ Truồi cũng là nguồn bổ sung nước nên có thể nói khu Nơng 2 được đảm bảo về nguồn nước cấp. Để sử dụng nguồn nước có hiệu quả cần nâng cấp, xây dựng mới hệ thống trạm bơm và kênh dẫn.

3.4.7. Vùng lưu vực sông Truồi và ven đầm phá

Với vùng này, nguồn cấp không phải là vấn đề cần quan tâm trong vùng, vần đề chủ yếu cần quan tâm là nâng cấp hệ thống cơng trình hiện có để nâng cao hiệu quả tưới tiêu.

Khu Đầm Phá 2: để đảm bảo cấp nước tưới cần nâng cấp cơng trình hiện có, xây mới các hồ chứa và đập dâng loại vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 109 - 148)