Tiền xử lý dữ liệu ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu biến động sử dụng đất cửa nam triệu cửa cấm (hải phòng) và vùng cửa đáy (nam định ninh bình) trong giai đoạn 1987 2010 (Trang 50 - 52)

3. Nhận diện theo mẫu thời gian (temporal pattern recognition)

3.3.1. Tiền xử lý dữ liệu ảnh

3.3.1.1. Hiển thị ảnh

Ảnh đƣợc hiển thị thông qua tổ hợp màu của các kênh phổ giúp cho ngƣời sử dụng phân biệt đƣợc nhiều đối tƣợng có tone ảnh tƣơng tự nhau trên ảnh đen trắng. Sự tổ hợp màu này có thể sử dụng phƣơng pháp quang học hoặc kỹ thuật xử lý ảnh số để tạo ra nhiều tổ hợp màu khác nhau với việc tổ hợp ba màu cơ bản: đỏ (red), xanh lơ (blue), xanh

lục (green). Phƣơng pháp tổ hợp màu thƣờng đƣợc sử dụng là phƣơng pháp tổ hợp màu giả đối với Landsat gán 4:3:2 = red : green : blue.

3.3.1.2. Tăng cường chất lượng ảnh

Chính là việc thay đổi giá trị độ xám của pixel trong ảnh (DN) ban đầu thành một giá trị độ xám mới cho ảnh có chất lƣợng cao hơn. Kỹ thuật tăng cƣờng chất lƣợng ảnh có thể áp dụng cho từng kênh riêng biệt. Với việc tăng độ tƣơng phản nhằm cung cấp thêm các thông tin bị bỏ sót trong những trƣờng hợp độ sáng quá thấp hoặc quá cao.

Trong đó:

DN’: giá trị độ xám của ảnh mới; DN: giá trị độ xám của ảnh chƣa xử lý Max: giá trị DN cực đại của ảnh chƣa xử lý Min: giá trị DN cực tiểu của ảnh chƣa xử lý

3.3.1.3. Nắn chỉnh hình học

Nắn chỉnh hình học đƣợc tiến hành nhằm loại bớt các méo hình học gây ra trong quá trình chụp ảnh và đƣa ảnh về hệ toạ độ VN 2000.

Việc nắn chỉnh hình học bằng các hệ xử lý ảnh đƣợc tiến hành dựa trên các điểm khống chế tọa độ trên bản đồ. Các điểm khống chế thƣờng ít biến động, ví dụ các điểm giao nhau giữa các đƣờng giao thông, đƣờng bờ... Các thông số toạ độ đƣợc đƣa vào phân tích hồi quy bình phƣơng tối thiểu để xác định các hệ số của phƣơng trình chuyển đổi giữa toạ độ ảnh và toạ độ bản đồ. Sau khi có phƣơng trình chuyển đổi, một quá trình lấy mẫu lại đƣợc thực hiện để xác định các giá trị pixel đƣa vào ảnh đƣợc nắn chỉnh. Các phƣơng pháp nội suy có thể đƣợc áp dụng trong quá trình lấy mẫu lại là “ngƣời láng giềng gần nhất” (nearest neighbour); nội suy bậc hai (bilinear interpolation); nội suy bậc ba (cubic convolution).

Việc lấy các điểm khống chế ảnh có ảnh hƣởng quan trọng đến độ chính xác của phép nắn. Các điểm khống chế đƣợc chọn phải thoả mãn yêu cầu sau:

- Đƣợc rải đều trên toàn bộ phạm vi ảnh nắn. Điều này làm giảm sai số cho phép nắn. Tại khu vực khơng có điểm khống chế hay điểm khống chế ít, sai số sẽ lớn hơn.

) 1 . 3 ( 255 min). (max min '    DN DN

- Các điểm khống chế phải dễ nhận biết trên ảnh và bản đồ, phải là các yếu tố ít thay đổi của địa hình hay địa vật

3.3.1.4. Cắt ảnh theo ranh giới hành chính (hình 3.3).

Sau khi nắn chỉnh, tiến hành cắt ảnh theo tọa độ địa lý nhƣ sau:

Higher Left Lower Right

E N E N

Cửa Đáy 602574,449 2215986,86 629573,051 2198163,254 Cửa Cấm 671034,712 2315970,379 700193,017 2298390,907

a b

Hình 3.2. Ảnh sau khi cắt Cửa Đáy (a) và cửa Nam Triệu- Cửa Cấm (b) năm 2001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu biến động sử dụng đất cửa nam triệu cửa cấm (hải phòng) và vùng cửa đáy (nam định ninh bình) trong giai đoạn 1987 2010 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)