.1 Dân số và diện tích các tỉnh Đồng bằng sơng Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám đa thời gian nghiên cứu biến động đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông hồng (Trang 30 - 37)

Tổng cục Thống kê 2014

Đồng bằng sông Hồng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Như đúng tên gọi của vùng, sơng Hồng đã gắn bó ngàn đời nay với cư dân của vùng đồng bằng châu thổ này. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng.

Tên tỉnh Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (người/km2) Đồng bằng sông Hồng 21.060,0 20.705,2 983,0 Hà Nội 3.324,5 7.095,9 2.134,0 Vĩnh Phúc 1.237,5 1.041,9 842,0 Bắc Ninh 822,7 1.131,2 1.375,0 Hải Dƣơng 1.656,0 1.763,2 1.065,0 Hải Phòng 1.527,4 1.946,0 1.274,0 Hƣng Yên 926,0 1.158,1 1.251,0 Thái Bình 1.570,8 1.788,7 1.139,0 Hà Nam 862,0 799,4 927,0 Nam Định 1.653,2 1.845,6 1.116,0 Ninh Bình 1.377,6 935,8 679,0

Ngồi ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu tạo cacxtơ đá vơi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc.

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm của khu vực này khoảng 22,50C - 23,50C, lượng mưa trung bình năm là 1400 – 2000 mm. Vùng có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đơ Hà Nội là trung tâm công nghiệp, hành chính, chính trị của cả nước. Vùng lại tiếp giáp với hơn 400km bờ biển, có cửa ngõ thơng ra biển qua cảng Hải Phòng, dễ dàng mở rộng giao lưu với các vùng khác và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xun chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.[11]

Đối với khía cạnh sản xuất nơng nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng, điều kiện khí hậu có những mặt thuận lợi và cũng có những mặt hạn chế. Đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ là: Mùa đơng lạnh, nắng ít, có năm xảy ra sương muối, mưa phùn nhiều; mùa hè nóng, ít gió Tây khơ nóng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của xoáy thuận nhiệt đới, mưa nhiều, mùa mưa gần trùng với mùa nóng.

Trị số phổ biến về lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm là 105 – 130 kcal/cm2, về cán cân bức xạ trung bình năm là 65 – 75 kcal/cm2, về số giờ nắng trung bình năm là 1400 – 1700. Chỉ có tháng VIII có trên 200 giờ nắng, còn suốt nửa sau mùa đơng (I – IV) đều có dưới 100 giờ nắng mỗi tháng. Trị số phổ biến của nhiệt độ trung bình năm là 230C - 240C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 280C - 290C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 380C - 410C (với khoảng 4 – 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 250C), nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 150C – 16,50C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 20C - 50C (với khoảng 3 – 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C), biên độ năm của nhiệt độ 120C - 130C. Thời kì nóng nhất là vào cuối tháng VI cho đến cuối tháng VII, với nhiệt độ trung bình là 30,40C. Nhệt độ giảm dần từ tháng VIII với mức nhiệt độ trung bình hạ xuống dưới 200C từ cuối tháng XI.

Thời kì lạnh nhất từ cuối tháng I đến đầu tháng III, với nhiệt độ trung bình ngày là 15,10C và nhiệt độ tối thấp là 13,80C. Trị số phổ biến của lượng mưa trung bình năm là 1400 – 1800 mm, lượng mưa ngày lớn nhất là 300 – 500 mm, của số ngày mưa phùn là 10 – 30 ngày. Mùa mưa phổ biến từ tháng IV đến tháng X, mưa nhiều nhất vào 3 tháng VII, VIII, IX. Trị số phổ biến của độ ẩm tương đối trung bình năm là 82 – 85%, của lượng bốc hơi trung bình năm là 700 – 800 mm, chỉ số ẩm ướt năm là 1,5 – 2,2. Hạn hán thường xảy ra vào mùa đông. Trị số phổ biến về tốc độ gió trung bình năm là 1,5 – 2,0 m/s, về tốc độ gió mạnh nhất là 30 – 40 m/s. Hướng gió thịnh hành trong mùa đơng là Đơng, Đơng Bắc và trong mùa hè là Đông, Đông Nam.[11]

Về điều kiện thủy văn, vùng có hai hệ thống sơng lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sơng Thái Bình nên nguồn nước rất phong phú. Cả nguồn nước trên mặt lẫn nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, vùng cũng có xảy ra tình trạng quá thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Lũ lụt về mùa hạ thường từ tháng 6 đến tháng 10 đặc biệt đỉnh lũ vào tháng 8. Lũ lên khá nhanh và đặc biệt nguy hiểm, thời gian cơn lũ kéo dài từ 6 đến 18 ngày.

Tài nguyên đất của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông Hồng. Đồng bằng sơng Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm. Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất đai sử dụng cho nơng nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở lên. Ngồi số đất đai phục vụ nơng nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa được sử dụng vẫn cịn hơn 2 vạn ha. Nhìn chung, đất đai của Ðồng bằng sơng Hồng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình bồi đắp. Tuy vậy, độ phì nhiêu của các loại đất khơng giống nhau ở mỗi nơi. Đất thuộc vùng châu thổ sơng Hồng phì nhiêu hơn đất thuộc vùng châu thổ sơng Thái Bình. Đất có giá trị đối với việc phát triển cây lương thực ở Ðồng bằng sơng Hồng là diện tích đất khơng được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ, đã bị biến đổi nhiều do trồng lúa.

Ngoài ra, vùng Đồng bằng sơng Hồng cịn có bờ biển dài, có ngư trường Hải Phịng - Quảng Ninh, cảng Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn. Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển ni trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch. Tài nguyên có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phịng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình). Về khống sản thì vùng có trữ lượng lớn về than nâu, đá vơi, sét, cao lanh. Đặc biệt, mỏ khí đốt Tiền Hải đã được đưa vào khai thác nhiều năm nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải được nhập từ vùng khác. Một số tài nguyên của vùng bị suy thoái do khai thác quá mức.

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng

2.2.1. Tình hình dân số và xã hội ở Đồng bằng sơng Hồng

Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số trung bình là 983 người/km2. Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh, nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung bình của cả nước, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, dân số đơng cũng đem đến những khó khăn nhất định, tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Những nơi dân cư đông nhất của vùng là Hà Nội (2.134 người/km2), Bắc Ninh (1.375 người/km2), Thái Bình (1.139 người/km2), Hải Phòng (1.274 người/km2), Hưng Yên (1.251 người/km2).[11]

Ở các nơi khác, chủ yếu thuộc khu vực rìa phía Bắc và Đơng Bắc của châu thổ, dân cư thưa hơn. Sự phân bố dân cư quá đông ở Đồng bằng sông Hồng liên quan tới nhiều nhân tố như nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước, chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Diện tích canh tác bình qn đầu

người của Đồng bằng sông Hồng chỉ bằng một nửa so với con số trung bình cả nước (892m2). Đất canh tác ít, dân đơng nên phải đẩy mạnh thâm canh. Song nếu thâm canh không đi đơi với việc hồn lại đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho đất đai ở một số nơi bị giảm độ phì nhiêu. Ngồi ra, dân số đơng và sự gia tăng dân số đã để lại những dấu ấn rất đậm nét về kinh tế - xã hội. Mặc dù mức gia tăng dân số đã giảm nhiều, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân. Hàng loạt vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn hoá, giáo dục vẫn còn gây bức xúc.

Đồng bằng sơng Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nơng thơn hồn thiện nhất trong cả nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3000km, hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác, không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo của nền văn hố sơng Hồng, văn hố Việt Nam. Cơ sở vật chất của vùng cũng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông. Do được khai thác từ lâu đời, vùng tập trung nhiều lễ hội, làng nghề, di tích văn hố lịch sử, có mạng lưới đơ thị phát triển. Đồng bằng sơng Hồng có một số đơ thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội được thành lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ.

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sơng Hồng

Đồng bằng sông Hồng là một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhưng nếu so với vùng Đơng Nam Bộ thì các tỉnh Đồng bằng sơng Hồng có tỷ trọng đóng góp vào GDP và xuất khẩu của cả nước thấp hơn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thu hút được ít các nguồn vốn đầu tư hơn. Ngun nhân chính của tình hình này là do cả khu vực cịn thiếu cơ chế chính sách đồng bộ, chưa hình thành được thị trường bất động sản, thị trường vốn, cũng như chưa có một quy hoạch tổng thể để phát huy lợi thế so sánh của cả vùng. Theo kế hoạch phát triển các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, năm 2010, tốc độ tăng trưởng liên tục trên 10% và đóng góp khoảng 24% cho GDP của cả nước so. Mục tiêu đến trước năm 2020, tỷ lệ này sẽ phải là

27%. Đồng bằng sông Hồng cũng là nơi tập trung nhiều các cảng biển, khu cơng nghiệp, nơng nghiệp nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong kế hoạch từ nay đến năm 2020, tỉ trọng 3 khu vực sẽ đạt lần lượt là 20%, 34%, 46%.

2.2.2.1. Công nghiệp

Cơng nghiệp Đồng bằng sơng Hồng hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Giá trị cơng nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002). Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơng nghiệp cơ khí. Sản phẩm cơng nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc…

2.2.2.2. Nông nghiệp

Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sơng Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng xuất lúa rất cao. Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Hiện nay, vụ đơng đang trở thành vụ chính của một số địa phương trong vùng. Từ bao đời nay, người dân đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đó là vốn rất quý để đẩy mạnh sản xuất. Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ địa vị hàng đầu. Diện tích cây lương thực là khoảng 1,2

triệu ha, chiếm khoảng 14% diện tích cây lương thực của cả nước. Sản lượng lương thực là 6,1 triệu tấn, chiếm 18% sản lượng lương thực toàn quốc. Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Hàng năm, Ðồng bằng sơng Hồng có hơn 1 triệu ha đất gieo trồng lúa. Với con số này, lúa chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 16% diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Cây lúa có mặt ở hầu hết các nơi, nhưng tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Thái Bình trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa. Nhiều huyện, hợp tác xã đạt năng suất 8 – 10 tấn/năm. Ngành trồng cây lương thực, đặc biệt là trồng lúa ở đây đã có từ lâu đời và được thâm canh với trình độ cao nhất trong cả nước. Tuy vậy, việc đảm bảo lương thực cho con người và cho các nhu cầu khác (phục vụ chăn nuôi, công nghiệp chế biến v.v…) cịn bị hạn chế. Mức bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước. Vấn đề thực phẩm liên quan đến cơ cấu bữa ăn và ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu cây trồng. Ở Đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Rau các loại có diện tích gieo trồng hơn 7 vạn ha, chiếm 27,8% diện tích rau cả nước, tập trung chủ yếu ở vành đai xung quanh các khu công nghiệp và thành phố. Nguồn thực phẩm của vùng đồng bằng phụ thuộc nhiều vào ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Việc nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn đã được chú ý phát triển, nhưng thực tế chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch là giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm.

2.2.2.3. Dịch vụ

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phịng là hai đầu mối giao thơng vận tải quan trọng. Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía Bắc. Đồng bằng sơng Hồng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng như chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động,

Cơn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà ...Bưu chính viễn thơng là ngành phát triển mạnh. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất nước. Trong tương lai, vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám đa thời gian nghiên cứu biến động đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông hồng (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)