Từ dữ liệu ảnh đã phân loại các lớp phủ trên phần mềm ENVI của 2 năm 2010 và năm 2014, tiến hành chuyển sang phần mềm ArcGIS để biên tập, chuẩn hóa dữ liệu, tính diện tích các loại hình sử dụng đất, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2014 và bản đồ biến động đất trồng lúa và đất trồng màu giai đoạn 2010 - 2014. (xem hình kết quả - phụ lục 27 – 28 – 29)
3.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng năm 2010 và năm 2014 2010 và năm 2014
Các tính tốn thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất cho toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và cho từng tỉnh theo ranh giới hành chính trong vùng (10 tỉnh) được thực hiện dựa trên ảnh kết quả phân loại lớp phủ năm 2010 và năm 2014. Để thực hiện tính tốn thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất đối với từng tỉnh, trước hết cần cắt ảnh phân loại sử dụng đất tồn vùng Đồng bằng sơng Hồng theo ranh giới hành chính các tỉnh. Tiếp theo, ảnh phân loại được chồng lên lớp ranh giới hành chính tỉnh để thống kê diện tích các loại đất đối với từng địa phương.
3.3.1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng năm 2010 2010
Bảng 3.3 Thống kê loại hình sử dụng đất vùng Đồng bằng sơng Hồng năm 2010
STT Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Phần trăm %
1 Đất trồng lúa 930.260,926 61,95 2 Đất trồng màu 325.170,325 21,65 3 Rừng 76.101,866 5,07 4 Đất thổ cư và đất chuyên dùng 64.982,547 4,33 5 Đất chưa sử dụng 1.996,326 0,13 6 Mặt nước 74.534,858 4,96 7 Khơng có dữ liệu 28.612,310 1,91
Tổng 1.501.659,157 100
Hình 3.10 Biểu đồ thống kê phân bố các loại hình sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2010
Dựa vào các số liệu thống kê cho thấy đất trồng lúa là loại chiếm diện tích lớn nhất khu vực đồng bằng sơng Hồng, với diện tích là 930.260,926 ha (chiếm 61,95 %), do đất trồng lúa chiếm đa số phân bố đều trên toàn khu vực cộng với tư liệu ảnh MODIS có độ phân giải khơng gian trung bình (250m) nên so với thực tế có thể lớp phủ đất trồng lúa có lẫn với các khu dân cư nhỏ nằm rải rác ở khu vực nơng thơn, ước tính có khoảng 10% đất thổ cư lẫn vào đất trồng lúa. Đất trồng màu là loại lớp phủ chiếm diện tích lớn thứ 2 ở khu vực với diện tích 325.170,325 ha (chiếm 21,65%), tiếp theo là đến nhóm lớp phủ rừng với 76.101,866 ha (chiếm 5.07%), đất mặt nước (bao gồm sông hồ và đất nuôi trồng thủy sản) với 74.534,858 ha (chiếm 4,96%), đất thổ cư và chuyên dùng 64.982,547 (4,33%) và đất chưa sử dụng 1.996,326 ha (0.13%).
Thống kê sử dụng đất đất trồng lúa và đất trồng màu năm 2010 từ kết quả phân loại ảnh MODIS theo 10 tỉnh vùng ĐBSH được thể hiện trong Bảng 3.6. Các
số liệu cho thấy TP. Hà Nội có diện tích đất trồng lúa lớn nhất với 163.210,432 ha, Thái Bình là 140.142,838 ha, Nam Định là 133.168,302 ha, tỉnh Hà Nam và Vĩnh Phúc có diện tích đất trồng lúa ít nhất tương ứng là 60.480,032 ha và 41.353,770 ha, sự chênh lệch nhau này chủ yếu là do diện tích và điều kiện tự nhiên của các tỉnh. Về loại đất trồng màu, TP. Hà Nội vẫn xếp đầu trong danh sách các tỉnh có diện tích đất trồng màu lớn nhất với diện tích: 116.279,987 ha, tỉnh Vĩnh Phúc xếp thứ 2 với diện tích 52.365,091 ha, Bắc Ninh có diện tích đất trồng màu nhỏ nhất 7.730,337 ha.
Bảng 3.4. Thống kê diện tích đất trồng lúa và đất trồng màu 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2010
Tỉnh – Thành phố Đất trồng lúa (ha) Đất trồng màu (ha)
Hà Nội 163.210,432 116.279,987 Thái Bình 140.142,838 9.867,944 Nam Định 133.168,302 8.030,354 Hải Dương 114.832,315 36.102,075 Ninh Bình 72.135,235 32.163,336 Hải Phòng 71.428,462 24.027,473 Hưng Yên 67.885,831 20.500,767 Bắc Ninh 65.040,394 7.730,337 Hà Nam 60.480,032 16.979,037 Vĩnh Phúc 41.353,770 52.365,091
Hình 3.11 Cơ cấu sử dụng đất của 10 tỉnh vùng Đồng bằng Sơng Hồng năm 2010
3.3.2. Phân tích hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng năm 2014 2014
Bảng 3.5 Thống kê loại hình sử dụng đất vùng Đồng bằng sơng Hồng năm 2014
STT Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Phần trăm % 1 Đất trồng lúa 898.046,026 59,80 2 Đất trồng màu 334.062,560 22,25 3 Rừng 79.579,337 5,30 4 Đất thổ cư và đất chuyên dùng 103.615,742 6,90 5 Đất chưa sử dụng 1.105,492 0,07 6 Mặt nước 56.637,691 3,77 7 Khơng có dữ liệu 28.612,310 1,91 Tổng 1.501.659,157 100
Hình 3.12 Biểu đồ thống kê phân bố các loại hình sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2014
Thống kê sử dụng đất đất trồng lúa và đất trồng màu năm 2014 từ kết quả phân loại ảnh MODIS theo 10 tỉnh vùng ĐBSH được thể hiện trong Bảng 3.8. Các số liệu cho thấy TP. Hà Nội có diện tích đất trồng lúa lớn nhất với 160.199,838 ha, Thái Bình là 137.801,207 ha, Nam Định là 133.100,724 ha, tỉnh Hà Nam và Vĩnh Phúc có diện tích đất trồng lúa ít nhất tương ứng là 52.987,228 ha và 35.031,750 ha, Về loại đất trồng màu, TP. Hà Nội vẫn xếp đầu trong danh sách các tỉnh có diện tích đất trồng màu lớn nhất với diện tích: 109.634,249 ha, tỉnh Vĩnh Phúc xếp thứ 2 với diện tích 57.598,418 ha, Nam Định có diện tích đất trồng màu nhỏ nhất 8.668,933 ha.
Bảng 3.6. Thống kê diện tích đất trồng lúa và đất trồng màu 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2014
Tỉnh – Thành phố Đất trồng lúa (ha) Đất trồng màu (ha)
Thái Bình 137.801,207 12.176,044 Nam Định 133.100,724 8.668,933 Hải Dương 110.780,173 32.243,651 Ninh Bình 69.328,420 34.222,551 Hải Phòng 70.612,112 24.449,670 Hưng Yên 66.136,704 19.908,213 Bắc Ninh 61.059,248 10.842,845 Hà Nam 52.987,228 23.507,442 Vĩnh Phúc 35.031,750 57.598,418
Hình 3.13 Cơ cấu sử dụng đất của 10 tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2014
3.4. Đánh giá biến động sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2014
Từ 2 bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở 2 thời điểm 2010 và 2014, tiến hành thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trồng lúa và đất trồng màu giai đoạn 2010 – 2014 (xem bản đồ kết quả - phụ lục 29).
Bảng 3.7 Thống kê biến động sử dụng đất vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2014 2014 2010 Đất trồng lúa Đất trồng màu Rừng Đất thổ cư và CD Đất chưa SDD Mặt nước Tổng Đất trồng lúa 773952 138310 145 17044 48 955 930260 Đất trồng màu 115132 183528 11092 14162 16 1256 325170 Rừng 178 7164 68213 306 279 140 76101 Đất thổ cư và chuyên dùng 112 103 216 63339 83 644 64982 Đất chưa sử dụng 162 231 273 452 663 215 1996 Mặt nước 8962 4830 0 7314 16 53429 74534 Tổng 898046 334062 79579 103615 1105 56637
Dựa vào ma trận biến động có thể thấy được biến động của các loại hình sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2014. Các phần tử trên đường chéo chính là giá trị diện tích khơng biến động của của các loại hình sử dụng đất, cịn các phần tử trên đường chéo phụ là giá trị biến động giữa 2 thời kỳ.
3.4.1. Đất trồng lúa
Diện tích đất trồng lúa năm 2010 là 930.260 ha, giảm so với năm 2014 (898.046 ha) là 32.214 ha (trong đó: giảm 156.760 ha, tăng 124.546 ha)
- Diện tích đất trồng lúa giảm 156.760 ha do chuyển sang các loại đất: + Đất trồng màu: 138.310 ha
+ Đất rừng: 145 ha
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 17.044 ha + Đất chưa sử dụng: 48 ha
+ Đất mặt nước: 955 ha
- Diện tích đất trồng lúa tăng: 124.546 ha, do chuyển từ các loại đất sau sang: + Đất trồng màu: 115.132 ha
+ Đất rừng: 178 ha
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 112 ha + Đất chưa sử dụng: 162 ha
+ Đất mặt nước: 8.962 ha
Dựa vào các số liệu trên, có thể nhận thấy phần lớn diện tích đất trồng lúa đã chuyển sang đất trồng màu (23.178ha) và đất thổ cư, chuyên dùng (16.932ha). Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác, như: đất trồng rau, màu, nuôi trồng thủy sản, và các loại đất phi nơng nghiệp (cơng trình cơng cộng, phát triển đơ thị và các khu dân cư nông thôn, hoặc đất sản xuất, kinh doanh).
3.4.2. Đất trồng màu
Diện tích đất trồng màu năm 2010 là 325.170 ha, tăng so với năm 2014 (334.062 ha) là 8.892 ha (trong đó: giảm 141.746 ha, tăng 150.638 ha).
- Diện tích đất trồng màu giảm: 141.746 ha, do chuyển sang các loại đất: + Đất trồng lúa: 115.132 ha
+ Đất rừng: 11.092 ha
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 14.162 ha + Đất chưa sử dụng: 16 ha
+ Đất mặt nước: 1.256 ha
- Diện tích đất trồng màu tăng: 150.638 ha, do chuyển từ các loại đất sau sang: + Đất trồng lúa: 138.310 ha + Đất rừng: 7.164 ha + Đất thổ cư và chuyên dùng: 103 ha + Đất chưa sử dụng: 231 ha + Đất mặt nước: 4.830 ha 3.4.3. Đất thổ cư và chuyên dùng
Diện tích đất thổ cư và chuyên dùng năm 2010 là 64.982 ha, tăng so với năm 2014 (103.615 ha) là 38.633 ha (trong đó: giảm 1.164 ha, tăng 39.797 ha).
- Diện tích đất thổ cư và chuyên dùng giảm: 1.164 ha, do chuyển sang các loại đất: + Đất trồng lúa: 112 ha + Đất trồng màu: 103 ha + Đất rừng: 216 ha + Đất chưa sử dụng: 83 ha + Đất mặt nước: 644 ha
- Diện tích đất thổ cư và chuyên dùng tăng: 39.797 ha, do chuyển từ các loại đất sau sang:
+ Đất trồng lúa: 17.044 ha + Đất trồng màu: 14.162 ha + Đất rừng: 306 ha
+ Đất mặt nước: 7314 ha
3.4.4. Đất rừng
Diện tích đất rừng năm 2010 là 76.101 ha, tăng so với năm 2014 (79.579 ha) là 3.478 ha (trong đó: giảm 8.067 ha, tăng 11.546 ha).
- Diện tích đất rừng giảm: 8.067 ha, do chuyển sang các loại đất: + Đất trồng lúa: 178 ha
+ Đất trồng màu: 7.164 ha
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 306 ha + Đất chưa sử dụng: 279 ha
+ Đất mặt nước: 140 ha
- Diện tích đất rừng tăng: 11.546 ha, do chuyển từ các loại đất sau sang: + Đất trồng lúa: 145 ha
+ Đất trồng màu: 11.092 ha
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 216 ha + Đất chưa sử dụng: 273 ha
3.4.5. Đất mặt nước
Diện tích đất mặt nước 2010 là 74.534 ha, giảm so với năm 2014 (56.637 ha) là 17.897 ha (giảm 21.105 ha, tăng 3.208 ha).
- Diện tích đất mặt nước giảm: 21.105 ha, do chuyển sang các loại đất: + Đất trồng trồng lúa: 8.962 ha
+ Đất trồng màu: 4.830 ha
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 7.314 ha + Đất chưa sử dụng: 16 ha
- Diện tích đất mặt nước tăng: 3.208 ha, do chuyển từ các loại đất sau sang: + Đất trồng trồng lúa: 955 ha + Đất trồng màu: 1.256 ha + Đất rừng: 140 ha + Đất thổ cư và chuyên dùng: 6 ha + Đất chưa sử dụng: 215 ha 3.4.6. Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2010 là 1.996 ha, giảm so với năm 2014 (1.105 ha) là 891 ha (giảm 1.333 ha, tăng 442 ha).
- Diện tích đất chưa sử dụng giảm: 1.333 ha, do chuyển sang các loại đất: + Đất trồng lúa: 162 ha
+ Đất trồng màu: 231 ha + Đất rừng: 273 ha
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 452 ha + Đất mặt nước: 215 ha
- Diện tích đất chưa sử dụng tăng: 442 ha, do chuyển từ các loại đất sau sang: + Đất trồng lúa: 48 ha
+ Đất trồng màu: 16 ha + Đất rừng: 279 ha
+ Đất thổ cư và chuyên dùng: 83 ha + Đất mặt nước: 16 ha
3.5. Những tác động của q trình mất đất tới nơng nghiệp và nông dân
Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và không thể thay thế của nông nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh nói chung. Trong khi đó, cơng tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đang nổi cộm như một vấn đề bức xúc và nan giải, người dân vùng đơ thị hóa mất đất canh tác lại càng trăn trở băn khoăn, khơng ít địa phương đã nảy sinh các khiếu kiện về đất đai gây mất ổn định chính trị - xã hội. Việc mất đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nông dân.
- Diện tích đất nơng nghiệp giảm (chuyển sang các loại hình sử dụng đất khác) đã gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Thông số liệu thống kê, trung bình mỗi ha đất nơng nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng vào khoảng 300.000 hộ.
- Tình trạng lãng phí đất nơng nghiệp diễn ra phổ biến. Thời gian triển khai dự án và thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây lãng phí đất đai và gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất.
- Một số địa phương chạy theo phong trào phát triển công nghiệp, dịch vụ mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân. Đối với người nơng dân, ruộng đất có vai trò sống còn. Lịch sử cho thấy, các mối quan hệ về ruộng đất thường có tín phức tạp, khơng chỉ là mối quan hệ con người với tài nguyên, mà chủ yếu lại bắt nguồn từ quan hệ giữa con người với con người. Trong quan hệ đất đai, vấn đề gây nhiều bức xúc trong dân là việc bồi thường để chuyển đồi đất nông nghiệp sang đất đô thị và công nghiệp.
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng do quá trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang các loại hình khác dẫn đến những nguy cơ bất ổn về xã hội...
hưởng đến đời sống của người dân, Quốc hội đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp quốc gia. Trong đó xác định ranh giới và cơng khai diện tích đất trồng lúa, rừng phịng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Điều tiết phân bố nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển cơng nghiệp với các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở quy mô lớn (hàng chục, hàng trăm ha) cần phải được Quốc hội cho phép.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dựa trên kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên, học viên có thể rút ra được những đánh giá về khả năng sử dụng chỉ số thực vật từ dữ liệu MODIS đa thời gian trong nghiên cứu biến động đất nông nghiệp (đất trồng lúa và đất trồng màu) vùng Đồng bằng sông Hồng. Mặc dù có độ phân giải khơng gian trung bình (250m), tư liệu MODIS có độ chùm phủ khơng gian lớn cho phép thu nhận được thông tin trọn vẹn về 1 vùng lãnh thổ như toàn bộ khu vực ĐBSH. Đặc biệt, tư liệu MODIS có thể thu thập lặp lại rất ngắn (1 ngày 2 ảnh ban ngày và 2 ảnh ban đêm). Như vậy, với dữ liệu đa thời gian với tần xuất cao như vậy, tư liệu MODIS cho phép nghiên cứu động thái của nhiều hiện tượng địa lý cùng với các diễn thể của các quá trình mơi trường cũng như loại trừ được ảnh hưởng của mây. Cụ thể trong nghiên cứu này, 92 tổ hợp dữ liệu (2 kênh: 1 & 2 ở độ phân giải 250m) đã được thu nhận cho năm 2010 và năm 2014. Phương pháp xử lý, tính tốn tổ hợp, chỉ số thực vật và phân loại áp dụng trong nghiên cứu này kế thừa từ các nghiên cứu trước đây theo kinh nghiệm quốc tế và tại Việt Nam đã cho phép nghiên cứu biến động lớp phủ theo chuỗi thời gian của các dữ liệu chỉ số thực vật một cách hiệu quả. Chu kỳ sinh trưởng của các loại cây trồng thời vụ (lúa, màu) hoặc lâu năm và các đối tượng lớp phủ khác ít biến động (đất thổ cư và đất chuyên dùng, đất mặt nước) theo thời gian của vùng ĐBSH đã được nghiên cứu và phân tích.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính đúng đắn và với những kết quả đạt được hồn tồn có thể đưa vào áp dụng trong thực tế theo dõi biến động sử dụng đất nông nghiệp và theo dõi lúa vùng ĐBSH. Đây là một giải pháp có giá thành thấp