Tổng quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh vệ tinh viễn thám rada trong xác định sinh khối rừng ngập mặn khu vực ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RADAR VÀ SINH KHỐI

3.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu là dải rừng ngập mặn ven biển đồng bằng sông Hồng thuộc tỉnh Nam Định và Thái Bình, trong đó có vùng lõi vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Định là khu vực có tầm quan trọng lớn.

Theo quyết định số 01/2003/QĐ - TTg ngày 02 tháng 1 năm 2003 của Thủ

tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia.Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm phía Đơng - Nam huyện Giao Thuỷ,

tỉnh Nam Định, bao gồm phần bãi trong của Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh (Cồn Mơ). Tháng 01/1989, khu bãi bồi ở phía nam cửa sơng Hồng thuộc huyện Xuân Thủy (tỉnh Hà Nam Ninh) được UNESCO cơng nhận chính thức gia nhập cơng ước Ramsar

(Cơng ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước Ramsar, Iran,1971). Đây là Khu Ramsar thứ 50

của thế giới, đầu tiên của khu vực Đông Nam á và duy nhất của Việt Nam suốt 16 năm

(đến năm 2005, Việt Nam mới có Khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của Vườn quốc gia Cát Tiên). Để quản lý tốt Khu Ramsar Xuân Thủy, năm 1992 UBND huyện Xuân

Thủy đã thành lập Trung tâm tài nguyên môi trường. Đây là một đơn vị sự nghiệp có quy mơ biên chế nhỏ và năng lực hạn chế. Chính vì thế Trung tâm khơng có tiềm lực

tài chính và khơng đủ năng lực pháp lý để quản lý hiệu quả Khu Ramsar Xuân Thủy.

Mặt khác mơ hình Trung tâm tài ngun mơi trường không nằm trong hệ thống quản lý bảo tồn thiên nhiên của quốc gia, nên khơng có cơ chế chính sách thích hợp để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên môi trường ở khu vực. Năm 1993, ngành Lâm

nghiệp đã đề xuất xây dựng Khu Ramsar Xuân Thủy trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên

đất ngập nước Xuân Thủy, thuộc hệ thống các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên

nhiên Việt Nam. Ngày 19/1/1995, Bộ Lâm nghiệp đã quyết định phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy. Từ đó, trở đi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy chính thức được thành lập, Khu bảo tồn trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Nam Hà (nay là tỉnh Nam Định). Ngày 02/01/2003, Thủ

tướng Chính phủ đã ký quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy. Tháng 10/2004, UNESCO công

nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh đồng bằng ven biển châu thổ sông Hồng

(đây là khu thứ 3, sau Cần Giờ và Cát Tiên). Trong đó, Vườn quốc gia Xn Thủy là

35

Hình 3.1 Khu vực nghiên cứu ven biển tỉnh Nam Định trên nền ảnh vệ tinh SPOT

Ngay từ ngày bắt đầu tham gia các Công ước quốc tế Ramsar, cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt nhằm trợ giúp cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển tài

ngun mơi trường ở khu vực. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ Khu Ramsar Xuân

Thủy đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các dự án cụ thể: Năm

1989, IUCN đã tài trợ các phương tiện giúp cho Ban quản lý K Ramsar hoạt động để

bảo tồn chim và rừng ngập mặn. Năm 1996, Đại sứ Đan mạch tài trợ cho Birdlife international Việt Nam cùng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thực hiện dự án khảo sát đánh giá tiềm năng các vùng đất ngập nước ven biển ở khu vực.

Năm 1998 -1999, Đại sứ Hà Lan đã tài trợ cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy dự án tăng cường năng lực cho Khu Ramsar Xuân Thủy. Dự

án đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ của

Khu bảo tồn và địa phương. Nhiều hoạt động phát triển cộng đồng cũng đã được dự án tổ chức thực hiện như: Tập huấn kỹ thuật cho hàng trăm hộ dân, xây dựng quỹ tín dụng mơi trường cho Hội phụ nữ hai xã Giao Thiện và Giao Lạc (10.000USD) giúp cho chị em có vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả tại chỗ nhằm từng bước giảm sức

ép khai thác tài nguyên môi trường ở vùng lõi của khu bảo tồn. Năm 2004, Tổ chức

phát triển của Hà Lan (SNV) tài trợ dự án Du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng. Dự

án đã tập huấn cho cộng đồng địa phương về khái niệm và những kỹ năng phát triển

mơ hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. Dự án cũng tổ chức nghiên cứu triển khai Tour thí điểm.

Năm 1995-1997, hợp tác với Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi nguyên và môi trường (CRES) và Hội bảo tồn chim Nhật Bản thực hiện Dự án nghiên cứu chim

di cư thông qua hoạt động đóng vịng chim hàng năm. Dự án đã xác định được khá

nhiều loài chim di cư từ Nhật Bản đến Xuân Thủy hàng năm vào mùa di trú. Năm 1996, Hợp tác với Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife international Việt Nam) thực hiện dự án do Đan Mạch tài trợ: Khảo sát đánh giá tiềm năng các vùng chim quan trọng ở ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy được xếp hạng đặc biệt vì có các chỉ số bảo tồn cao nhất khu vực. Năm 1998 - 2000, Hợp tác với Đại học quốc gia Hà Nội, 2 Trường Đại học của Hà Lan và các Trung tâm nghiên cứu sinh thái của Việt Nam thực hiện Dự án khảo sát

đánh giá điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế của vùng cửa sông Hồng. Dự án đã tạo

nên bộ dữ liệu khoa học khá cơ bản của khu vực. Năm 1999-2000, Cùng với Hội Nông dân huyện Giao Thủy thực hiện dự án Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng địa

phương để góp phần bảo tồn tài ngun mơi trường ở Khu Ramsar Xuân Thủy. Dự án do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (GEF/SGP) thuộc Quỹ môi trường (UNDP) tài

trợ. Dự án đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ Hội nông dân các xã thuộc vùng đệm của Khu Ramsar. Quỹ tín dụng môi trường cũng đã được vận dụng để tạo dựng sinh kế thân thiện với môi trường Khu Ramsar Xuân Thủy cho cộng

đồng địa phương. Năm 2001, Hợp tác với Hội Sinh học Việt Nam thực hiện Dự án Tổ

chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng kỷ niệm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11); Dự án do GEF/SGP của UNDP ở Việt Nam tài trợ. Năm 2002, Hợp tác với Birdlife

Việt Nam để triển khai Dự án giám sát sinh thái do Quỹ bảo tồn thiên nhiên Nhật Bản tài trợ. Dự án đã tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật công nghệ và triển khai hoạt động giám sát sinh thái ở Khu vực bảo tồn chim nước. Năm 2002-2003, Hợp tác với Trung

tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) thực hiện Dự án giáo dục môi trường cho các Trường trung học cơ sở thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy do Đại sứ Anh tài trợ. Dự

án đã đào tạo kỹ năng cơ bản về giáo dục môi trường cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở các xã vùng đệm (tập huấn 01 tháng ở Vườn quốc gia Cúc Phương). Biên soạn

37

giáo trình ngoại khóa và tổ chức các hoạt động cho câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên ở một số trường trung học cơ sở. Năm 2003-2004, Hợp tác với Birdlife international Việt Nam thực hiện Dự án bảo tồn vùng chim quan trọng Cồn Lu. Dự án do Quỹ bảo tồn thiên nhiên Nhật Bản tài trợ. Dự án đã xây dựng câu lạc bộ bảo tồn vùng chim quan trọng Cồn Lu gồm trên 30 hội viên. Tổ chức cho các hội viên học tập tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi trường và thực thi các hoạt động quan trắc bảo vệ đàn

chim di cư ở khu vực. Năm 2004-2005, Hợp tác với Liên minh sinh vật biển quốc tế (IMA) để triển khai Dự án quản lý sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản ở khu

Ramsar. Dự án đã trải qua các bước thực thi bài bản như đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA) và điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản. Sau đó đơn vị đã cùng với IMA và cộng đồng địa phương các xã vùng đệm khu vực vây vạng triển khai các hoạt

động nhằm xây dựng quy chế cộng đồng quản lý sử dụng khôn khéo nguồn lợi thủy

sản ở khu vực với mục tiêu đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời thỏa mãn lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tế. Đến nay đề án thí điểm về khai thác nguồn lợi ngao giống ở vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thủy đã được UBND

tỉnh Nam Định phê duyệt tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Vườn quốc gia Xuân Thủy hợp tác với địa phương triển khai cơ chế đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi thủy sản ở vùng lõi. Năm 2005, Hợp tác với văn phòng dự án VN-ICZM (Quản lý tổng hợp dải ven bờ tỉnh Nam định) để thực hiện Chương trình hợp tác vùng bờ (CCP) do Hà Lan tài trợ. Dự án đã tiến hành lập kế hoạch quản lý theo các tiêu chí quốc tế và đào tạo 2 cán bộ sử dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên môi tr-

ường ở khu vực. Năm 2006-2007, Hợp tác với Trung tâm bảo tồn biển và phát triển

cộng đồng (MCD) để thực hiện dự án du lịch sinh thái cho cộng đồng dân vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy. Dự án do EC tài trợ. Mơ hình cộng đồng tham gia du lịch sinh thái ở Khu Ramsar đã và đang từng bước được hình thành và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển to lớn trong tương lai của mơ hình phát triển sinh kế bền vững

này. Năm 2006-2007, Đại sứ Hoa Kỳ tài trợ một dự án nhỏ để duy trì và phát triển câu

lạc bộ bảo tồn chim khu vực Cồn Lu thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Vườn quốc gia Xuân Thủy đại diện cho hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù ở

cửa sông ven biển miền Bắc Việt Nam. Khi Vườn quốc gia Xuân Thủy đồng thời là một Khu bảo tồn thiên nhiên cùng lúc mang nhiều danh hiệu quốc tế khác sẽ có được rất nhiều lợi thế. Được nhiều cấp ngành và các tổ chức ở trong nước và quốc tế quan

tâm, đơn vị đã tổ chức cũng như triển khai nhiều hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động phát triển cộng đồng và du lịch sinh thái... Qua đó từng bước khẳng định vị thế

của Vườn quốc gia chứa đựng rất nhiều tiềm năng phong phú. Thơng qua q trình đào tạo và trải nghiệm thực tế, năng lực của đội ngũ cán bộ được nâng cao để từng bước

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên phía trước cịn rất nhiều khó khăn trở ngại và

Xuân Thủy cần phải được đầu tư dày công hơn nữa để đáp ứng yêu cầu đa dạng của Khu bảo tồn thiên nhiên điển hình, tiêu biểu cho hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển của miền Bắc Việt Nam. Thực hiện mục tiêu xây dựng Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành điểm trình diễn về sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên đất ngập

nước; Đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời thỏa mãn lợi ích

lâu dài của quốc gia và quốc tế cũng như các thế hệ tương lai.

3.1.2 Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu:

VQG Xuân Thuỷ thuộc địa lý đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu chung của đồng bằng ven biển. VQG có khí hậu nhiệt đới hơi ẩm (K= 1,5 – 2,00), mùa đông lạnh với 2 tháng nhiệt độ trung bình <180C, mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất >250C. Mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khơ kéo

dài 2 tháng, khơng có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn, ẩm do mưa phùn. Nhịp điệu mùa tại đồng bằng ven biển có những nét độc đáo riêng có lẽ chỉ mới có thể phân ra 4

mùa trong 1 năm.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 240C; Nhiệt độ trung bình tháng biến

động từ 16,3 – 20,90C; Nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng giêng là 6,80C; Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 40,10C

Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình

năm từ 1.500 – 1.715 mm; Năm có tổng lượng mưa cao nhất là 2754 mm; Năm có

tổng lượng mưa thấp nhất là 978 mm.

Chế độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình là 84%; Độ bốc hơi trung bình năm là

817,4 mm; Độ bốc hơi trung bình tháng biến thiên từ 86 – 126 mm/tháng; Độ bốc hơi

cao nhất vào tháng 7.

Chế độ gió: Mùa đơng gió thịnh hành là hướng Bắc; Mùa hạ gió thịnh hành là

hướng Đông và Đông Nam.

* Thuỷ văn:

VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước và lượng phù sa của sông Hồng. Tại cửa Ba Lạt có hai con sơng chính là sông Trà và sông Vọp, ngồi ra cịn các lạch sơng thốt

nước. Sông Trà chạy từ cửa Ba Lạt theo hưưóng Đơng Nam ra biển, dài khoảng 10 km

và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Hạ lưu sông Trà đã được phù sa

lấp đầy thành bãi bồi và sơng chỉ cịn là lạch khi nước triều xuống thấp. Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt chảy ra biển. Tại hạ lưu sông Vọp kéo dài ra biển là ranh giới phân chia giữa VQG với bên ngoài theo hướng Bắc và Tây Bắc. Lượng phù sa tại cửa Ba Lạt đạt bình qn khoảng 1,8 gam/lít, đây là lượng phù sa chính để tiếp tục bồi lắng

39

Cồn Xanh lạch này cũng chảy từ cửa Ba Lạt ra biển.

Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức cơng nhận Khu bảo tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR (Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng

quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước) thứ 50 của thế giới, đây là

khu đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

hiện đang lưu giữ những giá trị sinh thái quý hiếm, như rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú (gần 500 lồi thuỷ sinh, trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như cua Bể, tôm he, cá tráp, rong câu chỉ vàng...). Ở Xuân Thuỷ

đã ghi nhận gần 200 lồi chim, trong đó có 100 lồi chim di trú, 50 lồi chim nước. Đa

dạng sinh học trong VQG có 16 lồi động vật đặc hữu và quý hiếm. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới, hiện chỉ có thể dễ dàng phát hiện ở nơi đây như: Cị thìa (Platalea minor). Mòng bể (Larus ichthyaetus), Rẽ mỏ thìa (Tringa

orchropus), cị trắng bắc (Egretta eulophotes), Cò trắng Trung Quốc

(Egrettaeulophotes), Te vàng (Vanelluscinereus).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh vệ tinh viễn thám rada trong xác định sinh khối rừng ngập mặn khu vực ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 32 - 37)