Hiện trạng canh tác ruộng bậc thang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 45 - 47)

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.4 Hiện trạng canh tác ruộng bậc thang

Sau 20 năm, diện tích trồng lúa ở Sa Pa tăng 71,9% (từ 1.569 ha năm 1990 lên 2698.08 ha năm 2010). Năm 2010, diện tích trồng lúa của toàn huyện Sa Pa là 2.698,08 ha chiếm 3,95% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất trồng lúa chủ yếu là đất đồi núi, ruộng bậc thang, diện tích đất bằng rất ít.

Hình 2.13: Sản lƣợng lúa nƣớc cả năm

Trong quá trình 20 năm từ 1990 đến 2010 thì mƣời năm đầu diện tích trồng lúa tăng rất ít, chỉ tăng 9,8%. Giai đoạn 10 năm tiếp theo có những lúc tăng, giảm theo hình sin ở các mốc khác nhau. Giai đoạn 5 năm (2000 – 2005), diện tích trồng lúa tăng 606,64 ha (tăng 35%). Tăng mạnh nhất là năm 2006 - 2007, diên tích trồng lúa tăng 404 ha chỉ trong 1 năm. Tuy nhiên, đến năm 2008, diện tích này lại giảm 95ha.

Hình 2.14: Diện tích lúa nƣớc từ năm 1990 - 2013

Nguồn: Số liệu từ Phòng kinh tế huyện Sa Pa

Đất trồng lúa chủ yếu đƣợc trồng trên các ruộng bậc thang và một số ít ở trên đất đồi. Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa nƣơng rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1,46% tổng diện tích đất trồng lúa. Hàng năm, lúa chủ yếu đƣợc trồng vào vụ lúa mùa từ tháng 3 đến cuối tháng 8 âm lịch. Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, hầu nhƣ đất bị bỏ hóa hoặc đƣợc ngƣời dân tận dụng trồng ngơ với diện tích rất ít vì nhiệt độ thấp, ít mƣa nên khó có thể trồng đƣợc các cây có nguồn gốc nhiệt đới.

Ngƣời dân chỉ trồng lúa xuân ở các địa hình thấp, là các thung lũng bằng phẳng hoặc chân đổi núi, nơi chủ động về nƣớc tƣới và không bị lạnh quá hoặc không bị sƣơng muối gây hại. Trên những đới cao lúa đƣợc cấy chủ yếu theo công thức 1 vụ mùa/năm. Ở những thềm ruộng bậc thang, lúa đƣợc bắt đầu cấy vào tháng VI hoặc tháng VII khi có mƣa và nƣớc chảy tràn làm nƣớc tƣới.

Để quản lý, khai thác triệt để diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện, huyện Sa Pa đã có nhiều chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ: xây dựng hệ thống thuỷ lợi, chuyển giao kỹ thuật khoa học, .... Đồng thời hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các mục đích khác. Khuyến khích ngƣời dân khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng lúa.

Đất trồng lúa chủ yếu đƣợc ngƣời dân địa phƣơng trồng hai loại lúa chính là lúa địa phƣơng và lúa lai. Giống lúa địa phƣơng có khả năng thích nghi, và chịu đƣợc điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn giống lúa lai. Tuy nhiên thì năng suất lại thấp hơn, chỉ khoảng 30 tạ/ha. Vì thế, nó thƣờng đƣợc trồng ở những nơi đất có độ phì nhiêu thấp, nguồn nƣớc tƣới hạn chế, địa hình đi lại khó khăn và diện tích thì bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)