Địa hình karst

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tai biến trượt lở đất và phân tích mối quan hệ với sử dụng đất khu vực sa pa tỉnh lào cai (Trang 44)

Thuộc phạm vi huyện Sa Pa, địa hình karst phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện (núi Hàm Rồng) và xã Tả Phìn, phát triển trên các đá biến chất hệ tầng Sa Pa tuổi Proterozoi. Tại khu vực núi Hàm Rồng, địa hình karst tạo nên khối núi ở độ cao 1600- 1800m. Phần đỉnh núi cịn có di tích của bề mặt san bằng với các khối karst với địa hình carư nằm xem với địa hình phủ bở terrarosa với cảnh quan karst đẹp, đã tạo nên khu du lịch nổi tiếng Núi Hàm Rồng.

- Bề mặt đỉnh san bằng bóc mịn karst: các bề mặt đỉnh phát triển trên trầm tích tuổi Cambri-Ocdovic ở Tả Phìn, Sa Pả, tuổi Đêvon ở Tả Giàng Phình, độ cao 1300-1400m, 1600-1800m. Thành tạo bề mặt là các eluvi đồng nhất của đới saprolit gồm dăm sạn và trơ đá gốc. Tuổi tương đối của bề mặt này là Paleogen thượng (P3).

- Bề mặt đáy thung lũng và cánh đồng karst: phân bố rải rác ở ở Tả Phìn, Tả

Giàng Phình, Bản Khoang. Trên bề mặt cịn tồn tại các chỏm và bề mặt carư tàn bị hệ thống sơng suối hiện đại cắt qua. Q trình tích tụ các vật liệu proluvi và lũ bùn đá- vật liệu thô xen lẫn hạt mịn tạo nên các bậc thềm trong phần đáy thung lũng. Tuổi tương đối của bề mặt địa hình này là Plioxen - Pleistoxen (N2-Q1).

- Sườn bóc mịn-rửa lũa karst: độ dốc >450, vách thẳng đứng, trắc diện khơng ổn định. Q trình trọng lực nhanh cùng với rửa lũa - hòa tan, nên địa hình mặt sườn khá phúc tạp, tảng lăn, đá tai mèo sắc nhọn, nhiều chỗ lấp đầy các sản phẩm phong hóa terarossa. Tuổi của sườn này là Đệ tứ khơng phân chia (Q).

- Sườn rửa lũa - tích tụ deluvi: sườn này phân bố nhỏ hẹp ở phần sườn phía dưới các sườn núi đá trầm tích cacbonat đã bị biến chất thành đá hoa kéo từ Sa Pa đến Lao Chải. Các thành tạo bề mặt gồm các dăm sạn, sét pha, có chỗ trơ đá gốc và các sản phẩm terarosa phủ lên. Tuổi của sườn này là Đệ tứ không phân chia (Q).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá tai biến trượt lở đất và phân tích mối quan hệ với sử dụng đất khu vực sa pa tỉnh lào cai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)