c. Địa hình nguồn gốc dòng chảy
3.3.1. Phân tích bản đồ hiện trạng và biến động sử dụng đất
Bản đồ sử dụng đất khu vực Sapa được xây dựng dựa trên hệ số thực vật NDVI thể hiện một số loại đất chính dùng để đánh giá mối quan hệ với trượt đất của khu vực. Khu vực nằm trong địa hình hiểm trở, diện tích phần lớn là đất rừng và đất nông nghiệp được biểu hiện rõ trên ảnh vệ tinh. Các ảnh vệ tinh được sử dụng là ảnh Landsat 5 TM chụp ngày 4/11/2009 và ảnh SPOT năm 2010. Các kết quả giải đốn cho 4 loại hình sử dụng đất (loại lớp phủ) là:
Rừng giàu: Là kiểu rừng có diện tích lớn trữ lượng khoảng 300m3/ha. Kiểu rừng này phân tán rộng khắp ở SaPa, nhất là khu vực cao trên 1700m. Rừng có các tầng cây gỗ thường xanh quanh năm đường kính thân cây to, độ che phủ kín. Trên ảnh tổ hợp màu giả thường có màu đỏ đậm.
Rừng trung bình: Gồm các kiểu rừng mà cây gỗ có độ che phủ khơng lớn. Cây
gỗ có đường kính nhỏ, khơng dày đặc, dễ nhầm với cây bụi và đất nông nghiệp vào mùa. Thường phân bố khu vực gần đường giao thông. Trên ảnh màu giả rừng thứ sinh có màu đỏ tươi.
Cây bụi: Vào mùa đất nông nghiệp để trống cây bụi thường mọc vì thế diện
tích cây bụi trong mùa này thường bao gồm 1 số diện tích đất nơng nghiệp bỏ hoang trong mùa đơng. Trên ảnh cây bụi có màu xanh cyan lẫn với nhiều màu khác.
Đất nông nghiệp: Bao gồm cả đất nương rẫy và ruộng bậc thang. Thường tập
trung ở những nơi thấp, địa hình thoải và gần những nơi tập chung dân cư. Tổ hợp màu giả đất nơng nghiệp có màu xanh cam nhạt.
Hình 3.22 và 3.23 dưới đây là kết quả giải đốn, phân tích hiện trạng sử dụng đất các năm 1999 và 2010. Phân tích các kết quả từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm 1999 và 2010 được thể hiện qua hình 3.24 cho một số nhận xét sau:
Rừng khu vực Sapa chiếm tỷ lệ lớn với hơn 50% diện tích rừng giàu và rừng trung bình vào năm 1999, chỉ số này tăng mạnh tới năm 2010 lên gần ¾ diện tích sử dụng đất. Điều này cho thấy chính sách quy hoạch của huyện Sapa trong nhiều năm gần đây phát triển theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện tượng
trượt lở đất vẫn diễn ra thường xuyên vào mùa mưa lũ. Đặc biệt biểu đồ mối quan hệ với hiện trạng trượt đất thể hiện trượt đất xẩy ra nhiều tại các vị trí có lớp phủ rừng ít, đất chưa sử dụng và đất nông nghiệp. Câu hỏi cần đặt ra là: Liệu khi diện tích đất nơng nghiệp và đất chưa sử dụng giảm đi cho tới năm 2010 thì hiện tượng tai biến trượt lở đất có giảm theo hay khơng? Điều này sẽ được trả lời trong những phân tích dưới đây.
Hình 3.22. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực Sapa năm 1999
Hình 3.23. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực Sapa năm 2010
Việc đánh giá mối quan hệ giữa trượt lở đất và sử dụng đất trong khu vực có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển sinh khối và nông nghiệp trong vùng. Trên cơ sở sử dụng dữ liệu bản đồ sử dụng đất các năm 1999 và 2010, bản đồ biến động trong giai đoạn 11 năm được thành lập và cho thấy sự thay đổi về phương hướng sử dụng đất trồng rừng trong khu vực nghiên cứu.
Hình 3.26. Biểu đồ các kiểu biến động sử dụng đất khu vực Sapa
Biểu đồ các kiểu biến động sử dụng đất cho thấy sự thay đổi các đối tượng sử dụng đất qua 11 năm, từ năm 1999. Từ biểu đồ này có thể thấy diện tích rừng giàu khơng đổi chiếm diện tích nhiều nhất trong khu vực nghiên cứu (32%). Điều này hết sức quan trọng khi đánh giá khả năng trượt khi có tác động của lớp phủ rừng tới các yếu tố tự nhiên khác.
Diện tích rừng (bao gồm rừng giàu và rừng trung bình) trong giai đoạn 1999 - 2010 bị giảm khoảng 5% - 6%, trong khi diện tích tăng thêm từ các loại hình sử dụng đất khác như cây bụi, đất nơng nghiệp chuyển đổi sang rừng gấp đôi lượng bị mất đi (khoảng 12%). Ngồi ra hiện tượng ra tăng đất nơng nghiệp do canh tác chuyển từ rừng giàu và rừng trung bình sang, chiếm 3% cũng làm phát triển thêm độ nhạy cảm trượt lở (như đã phân tích ở trên). Quá trình canh tác lúa nước làm mất lớp phủ thực vật tự nhiên, tạo điều kiện cho nước mưa thấm sâu vào thân khối trượt.