Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám tính toán độ ẩm đất khu vực bắc tây nguyên và tây nghệ an (Trang 28 - 30)

1.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊ CỨU

1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

a) Khu vực Bắc Tây Nguyên

Đến năm 2014, dân sớ toàn tỉnh Kon Tum là 484,215 nghìn người, dân số thành thị chiếm 35 %, dân số nông thôn chiếm 65 %, với mật độ trung bình 41 người/km2, tỷ lê ̣ tăng dân sớ tự nhiên cịn 1,9 %. Quy mô dân số của tỉnh Gia Lai năm 2014 đạt 1.377.819 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 44,5 %; tỷ lệ tăng tự nhiên 13,78 ‰ [10]. Kon Tum có 22 dân tô ̣c cùng sinh sống, trong đó dân tô ̣c thiểu số chiếm trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm : Xơ Đăng, Bana, Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,... Ngồi ra cịn các tộc người từ các tỉnh di cư vào sinh sống trên địa bàn có dân số 16.598 người, cư trú rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh [9]. Kon Tum là một vùng đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhìn chung phát triển ổn định. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được đảm bảo theo đúng lịch thời vụ; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng; hoạt động thương mại phát triển ổn định; công tác an sinh xã hội được bảo đảm; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Ước tính Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 theo giá so sánh 2010 tăng 7,90 % so với 6 tháng đầu năm 2017. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt 1.172.000 triệu đồng, đạt 53,50 % dự toán và tăng 6,27 % so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm ước đạt 3.096.000 triệu đồng, đạt 36,55 % kế hoạch và tăng 29,21 % so với cùng kỳ năm trước. Ước tính chỉ số sản xuất cơng nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 tăng 14,34 % so cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,47 % so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 tỉnh Kon Tum là 7,90 %, trong đó: khu vực Nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,34 %, khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 12,06 % và khu vực Dịch vụ tăng 6,88 % [29].

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 của tỉnh Gia Lai ước tính tăng 7,08 % so với cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 7,45 %; quý II tăng 6,79 %), là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Trong mức tăng trưởng của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93 %, đóng góp 9,7 % vào mức tăng trưởng chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 9,07 %, đóng góp 48,9 %; khu vực dịch vụ tăng 6,90 %, đóng góp 41,4 %. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 6 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2018, trong đó ngành nơng nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 3,28 %, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,41 %, cũng là mức tăng trưởng cao nhất 8 năm qua, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 5,12 %, cao hơn mức tăng 4,31 % của cùng kỳ năm trước nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,15 % GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,78 %; khu vực dịch vụ chiếm 41,82 %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,25 % (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 15,06 %; 32,75 %; 41,82 %; 10,37 %) [28].

b) Khu vực Tây Nghệ An – Nậm Cắn

Tại thời điểm khảo sát tháng 4/2018 tổng số hộ của xã là 840, tổng số khẩu là 4148 người thuộc 4 dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú và Kinh cùng sinh sống. Trong đó, người Mơng chiếm khoảng 69,9%, Khơ Mú 15,4%, Thái 14% và Kinh 0,7%. Kinh tế của xã Nậm Cắn dựa chủ yếu vào nông – lâm nghiệp và chăn nuôi. Thu nhập bình quân đầu người 15.215.000 đồng/người/năm. Năm 2016, tổng số hộ nghèo có 485 hộ với 2254 khẩu, chiếm tỷ lệ 58,9%, hộ cận nghèo 117 hộ với 785 khẩu chiếm tỷ lệ 14,2%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong năm 2017 là 5.882.602.366 đồng.

Hiện nay trên địa bàn xã đã có 2 bản được chọn làm điểm xây dựng nơng thôn mới là bàn Khánh Thành và Noọng Dẻ và đã đạt được 8/19 tiêu chí. Trong số 6 bản

của xã, bản Huồi Pốc là bản của người Mông ở độ cao cao nhất và cách xa trung tâm xã nhất. Cuộc sống của đồng bảo bản Huồi Pốc vẫn chủ yếu là tự cung, tự cấp. Các nguồn thu nhập chính vẫn là từ nương rẫy, săn bắn và chăn ni. Phần lớn các hộ gia đình vẫn trồng lúa, ngơ, chăn ni gà, ngan và lợn để phục vụ nhu cầu gia đình. Các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngơ ngồi nhu cầu sử dụng cho gia đình cịn một phần dành cho chăn ni. Các hộ gia đình ni lợn và gia cầm chỉ để làm thực phẩm mỗi khi gia đình có việc quan trọng. Giao thương hàng hóa của người dân trong bản với bên ngồi chỉ là bán bị và một số loại lâm sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám tính toán độ ẩm đất khu vực bắc tây nguyên và tây nghệ an (Trang 28 - 30)