Đất feralit mùn vàng trên núi ở khu vực bản Huồi Pốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám tính toán độ ẩm đất khu vực bắc tây nguyên và tây nghệ an (Trang 28 - 32)

khu vực bản Huồi Pốc

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Khu vực Bắc Tây Nguyên

Đến năm 2014, dân số toàn tỉnh Kon Tum là 484,215 nghìn người, dân số thành thị chiếm 35 %, dân số nông thôn chiếm 65 %, với mật độ trung bình 41 người/km2, tỷ lê ̣ tăng dân sớ tự nhiên cịn 1,9 %. Quy mô dân số của tỉnh Gia Lai năm 2014 đạt 1.377.819 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 44,5 %; tỷ lệ tăng tự nhiên 13,78 ‰ [10]. Kon Tum có 22 dân tô ̣c cùng sinh sống, trong đó dân tô ̣c thiểu sớ chiếm trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm : Xơ Đăng, Bana, Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,... Ngoài ra còn các tộc người từ các tỉnh di cư vào sinh sống trên địa bàn có dân số 16.598 người, cư trú rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh [9]. Kon Tum là một vùng đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhìn chung phát triển ổn định. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được đảm bảo theo đúng lịch thời vụ; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng; hoạt động thương mại phát triển ổn định; công tác an sinh xã hội được bảo đảm; trật tự, an tồn xã hội được giữ vững. Ước tính Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 theo giá so sánh 2010 tăng 7,90 % so với 6 tháng đầu năm 2017. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt 1.172.000 triệu đồng, đạt 53,50 % dự toán và tăng 6,27 % so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm ước đạt 3.096.000 triệu đồng, đạt 36,55 % kế hoạch và tăng 29,21 % so với cùng kỳ năm trước. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 tăng 14,34 % so cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,47 % so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 tỉnh Kon Tum là 7,90 %, trong đó: khu vực Nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,34 %, khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 12,06 % và khu vực Dịch vụ tăng 6,88 % [29].

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 của tỉnh Gia Lai ước tính tăng 7,08 % so với cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 7,45 %; quý II tăng 6,79 %), là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93 %, đóng góp 9,7 % vào mức tăng trưởng chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 9,07 %, đóng góp 48,9 %; khu vực dịch vụ tăng 6,90 %, đóng góp 41,4 %. Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 6 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2018, trong đó ngành nơng nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 3,28 %, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,41 %, cũng là mức tăng trưởng cao nhất 8 năm qua, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 5,12 %, cao hơn mức tăng 4,31 % của cùng kỳ năm trước nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,15 % GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,78 %; khu vực dịch vụ chiếm 41,82 %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,25 % (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 15,06 %; 32,75 %; 41,82 %; 10,37 %) [28].

b) Khu vực Tây Nghệ An – Nậm Cắn

Tại thời điểm khảo sát tháng 4/2018 tổng số hộ của xã là 840, tổng số khẩu là 4148 người thuộc 4 dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú và Kinh cùng sinh sống. Trong đó, người Mơng chiếm khoảng 69,9%, Khơ Mú 15,4%, Thái 14% và Kinh 0,7%. Kinh tế của xã Nậm Cắn dựa chủ yếu vào nông – lâm nghiệp và chăn ni. Thu nhập bình qn đầu người 15.215.000 đồng/người/năm. Năm 2016, tổng số hộ nghèo có 485 hộ với 2254 khẩu, chiếm tỷ lệ 58,9%, hộ cận nghèo 117 hộ với 785 khẩu chiếm tỷ lệ 14,2%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong năm 2017 là 5.882.602.366 đồng.

Hiện nay trên địa bàn xã đã có 2 bản được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới là bàn Khánh Thành và Noọng Dẻ và đã đạt được 8/19 tiêu chí. Trong số 6 bản

của xã, bản Huồi Pốc là bản của người Mông ở độ cao cao nhất và cách xa trung tâm xã nhất. Cuộc sống của đồng bảo bản Huồi Pốc vẫn chủ yếu là tự cung, tự cấp. Các nguồn thu nhập chính vẫn là từ nương rẫy, săn bắn và chăn nuôi. Phần lớn các hộ gia đình vẫn trồng lúa, ngơ, chăn ni gà, ngan và lợn để phục vụ nhu cầu gia đình. Các sản phẩm nơng nghiệp như lúa, ngơ ngồi nhu cầu sử dụng cho gia đình cịn một phần dành cho chăn ni. Các hộ gia đình ni lợn và gia cầm chỉ để làm thực phẩm mỗi khi gia đình có việc quan trọng. Giao thương hàng hóa của người dân trong bản với bên ngoài chỉ là bán bò và một số loại lâm sản.

1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất

a) Khu vực Bắc Tây Nguyên

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của tỉnh Kon Tum

Năm 2015, DTTN của tỉnh Kon Tum là 968.049,38 ha (Bảng 1.3). Trong đó, đất nơng nghiệp có diện tích là 876.849,71 ha, chiếm 90,58 % DTTN, đất phi nơng nghiệp với diện tích là 50.022,20 ha chiếm 5,17 % DTTN và đất chưa sử dụng là 41.177,47 ha (4,25 % DTTN). Trong nhóm đất nơng nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 611.832,36 ha tương đương với 63,20 % DTTN.

Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất của Kon Tum và Gia Lai năm 2015 [31, 34]

STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Kon Tum Gia Lai

Diện tích

(ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DTTN 968.049,38 100.00 1.495.560 100.00

1 Đất nông nghiệp 876.849,71 90.58 1.391.631 89,72

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 264.646,86 27.34 - -

1.2 Đất trồng cây hàng năm 148.108,01 15.30 - -

1.3 Đất trồng lúa 17.881,93 1.85 62.819 4,05

1.4 Đất trồng cây hàng năm khác 130.099,29 13.44 381.71 24,61

1.5 Đât trồng cây lâu năm 116.482,62 12.03 357.198 23,03

1.7 Đất rừng sản xuất 366.263,19 37.84 415.304 26,77

1.8 Đất rừng phòng hộ 156.700,45 16.19 118.463 7,64

1.9 Đất rừng đặc dụng 88.711,30 9.16 54.281 3,50

2 Đất nuôi trồng thủy sản 651,13 0.07 1.706 0,11

2.2 Đất nông nghiệp khác 59,81 0.01 - -

2 Đất phi nông nghiệp 50.022,20 5.17 97.758 6,30

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của tỉnh Gia Lai

Năm 2015, DTTN của tỉnh Gia Lai là 1.551.099 ha (Bảng 1.3). Trong đó, đất nơng nghiệp có diện tích là 1.391.631,18 ha, chiếm 89,72 % DTTN, bình qn 1,43 ha/người, cao hơn 4,93 lần so với mức bình quân của cả nước (cả nước là 0,29 ha/người). Đất trồng lúa: hiện có 62.819 ha, chiếm 4,05 % DTTN của tỉnh, trong đó đất chuyên trồng lúa nước 35.488 ha, đất trồng lúa còn lại là 25.315 ha và đất trồng lúa nương 2.017 ha. Đất trồng cây lâu năm có 259.224 ha, chiếm 16,68 % DTTN và 19,24 % diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh; hiện có 102.640 ha cây cao su, 79.731 ha cây cà phê, 17.177 ha cây điều, 14.505 ha cây tiêu... Đất lâm nghiệp có 588.048 ha, chiếm 37,91 % DTTN, trong đó có 118.462 ha rừng phòng hộ, 54.281 ha rừng đặc dụng và 415.304 ha rừng sản xuất.

Đất phi nông nghiệp với diện tích là 97.757,80 ha chiếm 6,30 % DTTN và đất chưa sử dụng với 61.709,56 ha (3,98 % DTTN), chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố nhiều trên địa bàn các huyện Chư Păh, Đăk Đoa, Ia Grai, Kông Chro...

Các kết quả nghiên cứu trong chương trình Tây Nguyên II và KC.08 [35] cho thấy, tài nguyên đất ở Tây Nguyên chịu tác động sâu sắc của những q trình thối hóa do các tác động của tự nhiên và hoạt động của con người. Dưới tác động của các áp lực gia tăng dân số, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu, xu thế thối hóa đất và hoang mạc hóa ở Tây Nguyên được cảnh báo sẽ mở rộng về diện tích và gia tăng cường độ. Đặc biệt, là gia tăng q trình xói mịn, rửa trơi bề mặt và thối hóa hóa học do mở rộng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp, thâm canh cây công nghiệp dài ngày và canh tác nương rẫy thiếu các biện pháp bảo vệ đất. Hậu quả dẫn đến suy giảm mạnh các chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất, làm mất khả năng sản xuất của đất. Đây là một nguy cơ hiện hữu đối với nguồn tài nguyên đất - tư liệu sản xuất đặc biệt khơng gì thay thế đối với vùng Tây Nguyên, đi ngược lại mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Như vậy tình trạng thối hóa đất ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn ở khu vực Tây Nguyên nói chung và khu vực Bắc Tây Nguyên nói riêng trong những năm gần đây.

Tổng số hộ của xã là 840, tổng số khẩu là 4148 người thuộc 4 dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú và Kinh cùng sinh sống. Trong đó, người Mơng chiếm khoảng 69,9 %, Khơ Mú 15,4 %, Thái 14 % và Kinh 0,7 %.

b) Khu vực Tây Nghệ An

Theo số kiệu kiểm kê tính đến ngày 31/12/2016, tồn huyện Kỳ Sơn có 180.649,85 ha đất lâm nghiệp, chiếm 86,53 % DTTN (Bảng 1.4). Trong đó: rừng sản

xuất có 72.156,23 ha chiếm 34,56 % DTTN, rừng phịng hộ có 108.493,62 ha chiếm 51,96 % tổng DTTN [33].

Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng năm 2016

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng DTTN 208.783,23 100.00

1 Đất nông nghiệp 186.077,59 89,12

1.1 Đất trồng lúa 1.637,81 0,88

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2.606,45 1,4

1.3 Đât trồng cây lâu năm 1.149,22 0,62

1.4 Đất rừng phòng hộ 108.493,62 58,31 1.5 Đất rừng đặc dụng - - 1.6 Đất rừng sản xuất 72.156,23 38,78 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 14,23 0,01 1.8 Đất làm muối - - 1.9 Đất nông nghiệp khác 19,92 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 2.356,16 1,13

3 Đất chưa sử dụng 20.349,48 9,75

Dựa vào hình 1.11, khu vực Tây Nghệ An nói chung và khu vực Nậm Cắn nói riêng chủ yếu là đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ. Như vậy, áp dụng phương trình tính tốn độ ẩm đất tại khu vực Nậm Cắn gặp phải khó khăn, chịu ảnh hưởng của lớp thực vật. Do đó, học viên đã tiến hành áp dụng tính tốn độ ẩm đất cho tồn khu vực Nghệ An để thử nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám tính toán độ ẩm đất khu vực bắc tây nguyên và tây nghệ an (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)