Các phƣơng pháp điều chế vật liệu nano

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp mno2 dạng nano để xử lí các chất hữu cơ (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.9. Các phƣơng pháp điều chế vật liệu nano

* Phương pháp gốm truyền thống.

Bản chất của phương pháp là thực hiện phản ứng giữa các pha rắn ở nhiệt độ cao, sản phẩm thu được thường dưới dạng bột và có cấp hạt cỡ milimet.[8]

Các cơng đoạn theo phương pháp này như sau:

Chuẩn bị phối liệu  nghiền, trộn  ép viên  nung  sản phẩm.

Ưu điểm của phương pháp truyền thống: Dùng ít hố chất, hố chất khơng đắt tiền, các thao tác dễ tự động hoá nên dễ dàng đưa vào dây chuyền sản xuất với lượng lớn.

Nhược điểm: Địi hỏi nhiều thiết bị phức tạp, tính đồng nhất của sản phẩm khơng cao, kích thước hạt lớn (cỡ milimet) nên khi ép tạo thành sản phẩm thường có độ rỗng lớn, phản ứng trong pha rắn diễn ra chậm.

* Phương pháp đồng tạo phức.

Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng các muối kim loại tạo phức cùng nhau với phối tử trong dung dịch. Sau đó tiến hành phân huỷ nhiệt phức chất có thành phần hợp thức mong muốn. Phương pháp này đạt được sự phân bố lý tưởng các cấu tử trong hệ phản ứng vì rằng trong mạng lưới tinh thể của phức rắn đã có sự phân bố hồn tồn có trật tự của các ion. [8,9]

Ưu điểm của phương pháp đồng tạo phức: Trong hỗn hợp ban đầu đưa vào nung đã bảo đảm tỷ lệ hợp thức của các cấu tử đúng như trong vật liệu mong muốn.

Nhược điểm: Tìm các phức chất đa nhân khơng dễ dàng và công việc tổng hợp phức chất tương đối phức tạp địi hỏi nhiều phối tử đắt tiền. Do đó với các vật liệu địi hỏi phải bảo đảm chính xác tỷ lệ hợp thức.

* Phương pháp đồng kết tủa

Đây là một trong những phương pháp đang được sử dụng rộng rãi để tổng hợp vật liệu. Phương pháp này cho phép khuếch tán các chất tham gia phản ứng khá tốt, tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của các chất phản ứng do đó có thể điều chế được vật liệu mong muốn ở điều kiện nhiệt độ nung thấp. [13,18]

Một điều quan trọng là thành phần của vật liệu ảnh hưởng đến nhiều tính chất, do đó tiến hành phản ứng đồng kết tủa, trong điều kiện nghiêm ngặt để kết tủa có thành phần mong muốn. Phương pháp đồng kết tủa có ưu điểm sau:

- Cho sản phẩm tinh khiết.

- Tính đồng nhất của sản phẩm cao.

* Phương pháp sol – gel

Mặc dù đã được nghiên cứu vào những năm 30 của thế kỉ trước. Nhưng gần đây, cùng với sự ra đời và phát triển của kĩ thuật nano, phương pháp sol-gel lại được quan tâm rất nhiều vì nó rất thành cơng trong tổng hợp vật liệu cấp hạt nano. [22]

Trong quá trình sol-gel, giai đoạn đầu tiên là sự thuỷ phân và đông tụ tiền chất để hình thành sol, dạng đồng nhất của các hạt oxít siêu nhỏ trong chất lỏng. Chất đầu để tổng hợp sol này là các hợp chất hoạt động của kim loại như các alkoxit của silic, nhơm, titan…Giai đoạn này có thể điều khiển bằng sự thay đổi pH, nhiệt độ và thời gian phản ứng, xúc tác, nồng độ tác nhân, tỷ lệ nước…Các hạt sol có thể lớn lên và đơng tụ để hình thành mạng polime liên tục hay gel chứa các bẫy dung môi. Phương pháp làm khơ sẽ xác định các tính chất của sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng thu được từ phương pháp làm khô siêu tới hạn gọi là aerogel, theo phương pháp nung gọi là xerogel. Bên cạnh gel cịn có thể thu được nhiều loại sản phẩm khác. [24]

* Tổng hợp đốt cháy gel polyme

Trong số các phương pháp hố học, tổng hợp đốt cháy có thể tạo ra tinh thể bột nano oxit và oxit phức hợp ở nhiệt độ thấp hơn trong một thời gian ngắn và có thể đạt ngay đến sản phẩm cuối cùng mà khơng cần phải xử lí nhiệt thêm nên hạn chế được sự tạo pha trung gian và tiết kiệm được năng lượng .[27]

Quá trình tổng hợp đốt cháy xảy ra phản ứng oxi hoá khử toả nhiệt mạnh giữa hợp phần chứa kim loại và hợp phần không kim loại, phản ứng trao đổi giữa các hợp chất hoạt tính hoặc phản ứng chứa hợp chất hay hỗn hợp oxi hoá khử … Những đặc tính này làm cho tổng hợp đốt cháy thành một phương pháp hấp dẫn cho sản suất các vật liệu mới với chi phí thấp so với các phương pháp truyền thống.

Ngoài ra một số ưu điểm khác của phương pháp đốt cháy là: Thiết bị công nghệ tương đối đơn giản, sản phẩm thu được có độ tinh khiết cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp mno2 dạng nano để xử lí các chất hữu cơ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)