8. Cấu trúc của luận văn:
1.2. Các phƣơng pháp nghiên cƣ́u biến động đƣờng bờ
1.2.5. Phương pháp địa mạo
Biến động bờ biển là một trong các nội dung nghiên cứu của môn học địa mạo bờ biển. Do đó, khi nghiên cứu biến động bờ biển cần phải áp dụng các phƣơng pháp địa mạo nói chung và địa mạo bờ biển nói riêng.
a. Phương pháp phân tích hình thái - động lực
Giữa hình thái địa hình bờ biển và các nhân tố động lực thành tạo chúng có mối liên quan rất mật thiết với nhau theo quan hệ nhân - quả. Chẳng hạn, các doi cát kéo dài và mở rộng hình quạt về một phía nào đó, chứng tỏ trong khu vực có sự di chuyển dọc bờ của bồi tích rất đáng kể vào một vùng nƣớc tự do, hay ở cửa sông. Hoặc nếu có các bar cát chạy song song với đƣờng bờ, thì có sự di chuyển ngang của bồi tích ở đoạn bờ đó [21].
b. Phương pháp phân tích trắc lượng hình thái
Đây là một trong những phƣơng pháp nghiên cứu địa mạo truyền thống và mang lại hiệu quả cao. Tài liệu đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp này là các bản đồ địa hình và năm xuất bản khác nhau của vùng nghiên cứu. Dựa vào bản đồ địa hình và quan sát ngồi thực tế, có thể cho ta thấy bờ biển dốc hay thoải. Trên cơ sở độ mau-thƣa và sự phân bố của các đƣờng bình độ, có thể thấy đƣợc hình dạng của địa hình: kéo dài, đẳng thƣớc, lồi hay lõm. Nếu trên một vùng bằng phẳng, độ mau của các đƣờng bình độ, có thể cho thấy đó là đá gốc có độ bền vững cao.
tác động của mƣa và dịng chảy mặt, nên có độ nghiêng khá lớn, thƣờng có thể tính bằng độ, trong khi địa hình bờ và bãi biển bị chia cắt rất yếu, nên độ nghiêng rất nhỏ, nên thƣờng đƣợc tính bằng % (tức là giá trị tgα). Dựa vào độ nghiêng của bãi biển, có thể chia ra các mức độ sau:
Nghiêng: khi tgα > 0,01; nghiêng thoải: khi tgα = 0,01-0,001; hơi nghiêng: khi tgα = 0,001-0,0001 và gần nằm ngang: khi tgα < 0,0001 [21].
c. Phương pháp phân tích hình thái - thạch học
Cơ sở của phƣơng pháp này đƣợc dựa trên mối liên quan chặt chẽ giữa đặc điểm hình thái với các tính chất của vật liệu (đất đá gắn kết hay bở rời, kích thƣớc hạt, v.v.) tạo nên chúng. Chẳng hạn, độ dốc của bãi phụ thuộc rất nhiều vào kích thƣớc hạt. Hạt càng thô, độ dốc của bãi càng lớn và ngƣợc lại. Cụ thể nhƣ sau:
- Độ dốc 2o tƣơng ứng với đƣờng kính trung bình Md = 0,12 mm - Độ dốc 8o tƣơng ứng với đƣờng kính trung bình Md = 0,5 mm - Độ dốc 12o tƣơng ứng với đƣờng kính trung bình Md = 2 mm - Độ dốc 15o tƣơng ứng với đƣờng kính trung bình Md = 5 mm - Độ dốc ≥ 20o tƣơng ứng với đƣờng kính trung bình Md = 64 mm
Về phần mình, kích thƣớc hạt trầm tích cũng có sự phụ thuộc chặt chẽ vào năng lƣợng sóng. Năng lƣợng sóng càng lớn, thì vật liệu trầm tích có kích thƣớc càng lớn và độ nghiêng của bãi cũng càng lớn. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng ghép phƣơng pháp này với phƣơng pháp hình thái-động lực và đƣợc gọi bằng một tên chung là phƣơng pháp hình thái - thuỷ - thạch động lực [21].