Đặc điểm bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm khoáng vật ngọc học và nguồn gốc của peridot vùng tây nguyên (Trang 45 - 50)

3.1. Đặc điểm khoáng vậ t ngọc học

3.1.3. Đặc điểm bên trong

Các đặc điểm bên trong của peridot Việt Nam tương tự như peridot có nguồn gốc liên quan tới bazan kiềm; bao gồm phổ biến nhất là các bao thể “lily-pad” (lá bông súng), bao thể khống vât dạng tám mặt tự hình của cromit, thứ đến là các bao thể cromdiopsid, cromspinel, phlogopit, bọt khí giọt thủy tinh, anhydrite dạng tấm lá, sphalerit, vẩy mica làm cho viên đá có sắc nâu

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Peridot).

Bao thể lily - pad: “lily-pad” là bao thể phổ biến và đặc trưng nhất trong

peridot từ khắp mọi nơi trên thế giới và peridot Tây Nguyên cũng không ngoại lệ, chúng được quan sát thấy trong hầu hết các mẫu nghiên cứu (Hình 3.9). Bao thể lily-pad là những bao thể khí và lỏng dạng đĩa gần như hình trịn tới hình oval được biết đến như các quầng bị phân tách, thường có một bao thể nhỏ ở gần trung tâm mà đôi khi được bao quanh bởi các khe nứt bị uốn cong tương tự như lá bông súng. Các nghiên cứu của Koivula (1981) và Fuhrbach (1992) chỉ ra rằng những sự phân tách này là kết quả từ sự nứt vỡ của một tinh thể âm tạo nên các đĩa hình trịn tới oval xung quanh một bao thể nhỏ ở gần trung tâm. Bao thể nhỏ này có thể là một phần của một loại khống vật khác (như cromit, spinel hay biotit) hoặc nó có thể là một khoảng trống. Những khoảng trống thường là các tinh thể âm, mà nhiều trong số đó bị nứt vỡ được lấp đầy bằng chất lỏng (thường là khí carbon dioxit và thủy tinh thiên nhiên). Bao thể này không bao giờ thấy trong các vật liệu tổng hợp, vì thế nó là bằng chứng khá rõ ràng để xác định viên đá là peridot tự nhiên. Đặc biệt bao thể này cũng chỉ được thấy trong peridot và không thấy trong các đá quý khác (http://theonlinejeweller.org). Vì thế, “lilypad” được coi là một trong những dấu hiệu để phân biệt peridot với các loại đá quý trong suốt màu lục khác, như thủy tinh chẳng hạn.

Hình 3.9. Bao thể lily pad trong peridot Tây Nguyên

Bao thể cromit: bao thể cromit (FeCr2O4) rất phong phú trong peridot Tây Nguyên. Các bao thể chủ yếu là dạng bát diện màu đen, đục, rất tự hình (Hình 3.10) và bát diện bị biến dạng, một số bị dẹp thành gần như dạng tấm. Trong các mẫu dùng cho nghiên cứu này, các bao thể cromit được phân bố ngẫu nhiên như các tinh thể đơn lẻ hoặc nhóm nhỏ các tinh thể và hầu như luôn luôn đi cùng với các khe nứt bị kéo căng. Các diềm căng giãn thường bao quanh các bao thể này là kết quả của việc mở rộng của cromit chống lại peridot chủ trong quá trình hình thành (Koivula, 1981).

Phổ Raman là phương pháp rất phù hợp để phân tích bao thể trong khống vật vì độ chính xác cao của các kết quả thu nhận được khi phân tích phổ cho các mẫu nghiên cứu. Nhưng vì điều kiện nghiên cứu chưa cho phép phân tích phổ Raman nên khi mơ tả bao thể dưới kính hiển vi ngọc học, học viên đã dựa vào các đặc điểm quan sát được của các loại khoáng vật khác nhau để xác định khoáng vật và phân biệt với loại khác. Ví dụ, các bao thể cromit và cromspinel cùng kết tinh ở hệ lập phương và đều có dạng bát diện tự hình trong peridot nhưng cromit là

khống vật quặng, vì thế nó đen đục, đặc xít và không thấu quang; trong khi cromspinel là khống vật khơng quặng, nó thấu quang và trong suốt.

Hình 3.10. Bao thể cromit rất tự hình được bao quanh bởi một quầng căng giãn

Bao thể "dấu vân tay": Những khe nứt thứ sinh được lấp đầy mang hình

dạng như dấu vân tay (hình 3.11, 3.12) đã được quan sát trong một vài mẫu peridot Tây Nguyên. Chúng giống như những dấu vân tay được tìm thấy trong peridot từ Mỹ, Myanmar, Ai Cập và Trung Quốc (Fuhrbach, 1992, Gubelin và Koivula, 1986; Koivula và Fryer, 1986). Một phần khe nứt thứ sinh được lấp đầy với màu ánh kim có thể thấy được trong hầu hết peridot Tây Nguyên.

Hình 3.11. Các khe nứt thứ sinh được lấp đầy hình thành nên bao thể “dấu vân tay”

Bao thể zircon?: Bao thể hình trụ nhọn hai đầu và có riềm bao ngồi (hình

3.13) có thể là khống vật zircon? Ngồi ra cịn thấy các bao thể lạ có màu đen, dạng đốm phân tán theo mạng (Hình 3.14, 3.15).

Hình 3.13. Bao thể zircon?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm khoáng vật ngọc học và nguồn gốc của peridot vùng tây nguyên (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)