Quan hệ đối tác công tư:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn học QUẢN lý CÔNG đề tài QUẢN lý và CUNG cấp DỊCH vụ CÔNG (Trang 27 - 31)

Theo Darrin Grimsey và Mervin K. Lewis thì đưa ra định nghĩa là “một mối quan hệ chia sẻ rủi ro dựa trên nguyện vọng của khu vực công với một hoặc nhiều đối tác thuộc khu vực tư nhân hay thiện nguyện cùng chia sẻ việc cung ứng một đầu ra (outcome) và/hoặc dịch vụ công cộng được thỏa thuận công khai.”

Theo Từ điển Bách khoa mở Wikipedia lại mơ tả đó là: “một dịch vụ của chính

quyền hay thương vụ tư nhân được cấp vốn và vận hành thông qua quan hệ đối tác giữa chính quyền với một hoặc nhiều công ty thuộc khu vực tư nhân, thể hiện bằng một hợp đồng giữa hai bên, trong đó bên tư nhân cung ứng dịch vụ công/dự án và đảm nhiệm rủi ro về tài chính, kỹ thuật và vận hành.”

Ở nước ta, trong Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định 71/2010, quan hệ đối tác công - tư được định nghĩa là “việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát

triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án”.

Quy chế nêu rõ “tổng hợp các hình thức tham gia của Nhà nước bao gồm: Vốn

Nhà nước, các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính trong tổng vốn đầu tư của Dự án, nhằm tăng tính khả thi của Dự án. Căn cứ tính chất của từng Dự án, Phần tham gia của Nhà nước có thể gồm một hoặc nhiều hình thức nêu trên. Phần tham gia của Nhà nước khơng phải là phần góp vốn chủ sở hữu trong Doanh nghiệp dự án, không gắn với quyền được chia lợi nhuận từ nguồn thu của Dự án”.

Tham khảo các định nghĩa nói trên, quan hệ đối tác cơng - tư có thể định nghĩa là:

Quan hệ đối tác công-tư là việc Nhà nước cùng với một hoặc nhiều đối tác thuộc khu vực tư nhân hay thiện nguyện cùng phối hợp và chia sẻ rủi ro để thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung ứng dịch vụ công cộng trên cơ sở Hợp đồng quan hệ đối tác.

Định nghĩa này nêu rõ tính chất của mối quan hệ không phải là quan hệ mua bán mà là quan hệ đối tác, theo đó cả hai bên thỏa thuận cùng phối hợp thúc đẩy thực hiện một dự án kết cấu hạ tầng. Về tài chính, quan hệ đối tác công - tư không chỉ nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân để bổ sung cho vốn đầu tư cơng, mà cịn nhằm giảm chi ngân sách thơng qua sử dụng đối tác tư nhân vào quản lý vận hành tiện ích và cung ứng dịch vụ cơng cộng.

2. Các hình thức:

Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.

Thứ hai, mơ hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành cơng trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.

Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT(Build - Operate - Transfer) là mơ hình mà ở đó cơng ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành cơng trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao tồn bộ cho nhà nước. Mơ hình này khá phổ biến ở Việt Nam.

Thứ tư, khác biệt một chút với mơ hình BOT, trong mơ hình BTO(xây dựng - chuyển giao - vận hành), quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác cơng trình.

Thứ năm, là phương thức xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate). Ở mơ hình này, cơng ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng cơng trình, sở hữu và vận hành nó. Mơ hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới.

3. Quan hệ đối tác công - tư trong một số hoạt động cung cấp dịch vụ côngtrên thế giới trên thế giới

3.1. Đối với các nước phát triển:

Khơng một chính phủ nào có thể kham nổi tồn bộ việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, nhưng cũng khơng nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được việc này vì đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro. Theo Giáo sư Fukunari Kimura của trường Đại học Tổng hợp Keio (Nhật Bản) nói đấy là lý do khiến cho mơ hình quan hệ đối tác cơng - tư ra đời, trong bối cảnh châu Á phát triển nhanh và nhu cầu về dịch vụ công cộng cũng như cơ sở hạ tầng rất lớn. Nhật Bản là một trong những quốc gia đã phát triển mạnh nhất mơ hình này ở châu Á. Theo kinh nghiệm của nước này, có ít nhất hai lĩnh vực mà mơ hình quan hệ đối tác cơng - tư có thể phát huy hiệu quả, đó là các dự án khơng thể hoặc khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà nhà nước không thể tham gia trực tiếp. Cụ thể như các dự án về sản xuất và phân phối điện, đường cao tốc, giao thông đô thị, dịch vụ cảng, cấp nước và các dịch vụ cơng cộng. Hiệu quả mà mơ hình này đem lại là giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được một mơi trường cạnh tranh cao. Mơ hình quan hệ đối tác cơng - tư đã được áp

dụng trong việc xây dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ 18, các cây cầu ở London vào thế kỷ 19 hay cây cầu Brooklyn nổi tiếng ở New York cũng vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, mơ hình này chỉ thực sự bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng một vai trị nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước phát triển.

Anh là nước đi tiên phong trong mơ hình này với các chương trình tư nhân hóa nổi tiếng của bà Thủ tướng Margaret Thatcher. Tuy nhiên, theo thống kê của Yescombe, trong gần 20 năm (1987-2005), chỉ có 725 dự án đầu tư mới với mức đầu tư trên 100 triệu bảng được thực hiện theo mơ hình quan hệ đối tác cơng - tư . Tổng giá trị của các dự án này chỉ là 47,5 tỉ bảng Anh (khoảng 70 tỉ đô la). Đây là một mức hết sức khiêm tốn của một quốc gia có GDP lên đến hàng ngàn tỉ đơ la. Ở các nước khác như Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Hàn Quốc... mơ hình quan hệ đối tác công - tư cũng được sử dụng trong nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, không ở nước nào mơ hình này có vai trị nổi bật so với các hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng khác. Trong giai đoạn ba năm từ 2003-2005, tổng giá trị các dự án đầu tư theo phương thức quan hệ đối tác công - tư của các nước G7 chưa đến 100 tỉ đô la.

3.2. Đối với các nước đang phát triển :

Ở các nước đang phát triển, mơ hình quan hệ đối tác công - tư bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990, nhất là ở khu vực Mỹ Latinh. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong 20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức quan hệ đối tác công - tư ở các nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ. Con số này bao gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Tổng mức đầu tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua. Với mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 5-6% GDP thì đầu tư theo phương thức quan hệ đối tác công - tư chỉ chiếm khoảng 20%. Đây là một con số khá khiêm tốn.

Xét về vùng lãnh thổ, mơ hình quan hệ đối tác công - tư phổ biến nhất ở các nước Mỹ Latinh trong 20 năm qua. Ở thời kỳ đỉnh điểm, khu vực này chiếm đến 80% lượng vốn cam kết. Hiện nay, các nước này vẫn đang dẫn đầu thế giới. Đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, mơ hình này khơng có nhiều tiến triển.

Xét về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn thơng là hai ngành có tỷ trọng cao nhất. Tỷ phần của ngành giao thơng vận tải có xu hướng tăng trong thời gian

gần đây, nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với hai ngành trên. Loại trừ phần tư nhân hóa, các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng sở hữu vận hành (BOO) chiếm hơn một nửa, phần còn lại là các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) .Ở các nước đang phát triển, mơ hình nhượng quyền hay th vận hành chưa phổ biến, chủ yếu do hạn chế của các cơ sở pháp lý và khẳ năng chế tài của các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn học QUẢN lý CÔNG đề tài QUẢN lý và CUNG cấp DỊCH vụ CÔNG (Trang 27 - 31)