Quản lý và cung ứng một số dịch vụ công hiện nay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn học QUẢN lý CÔNG đề tài QUẢN lý và CUNG cấp DỊCH vụ CÔNG (Trang 31 - 53)

IV.1. Một số dịch vụ công ở Việt Nam:

1. Dịch vụ giáo dục:

Ngay từ trước khi có chủ trương xã hội hoá, vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng công cuộc cải cách về giáo dục và đào tạo theo hướng phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo ngồi cơng lập tồn tại song song với hệ thống của Nhà nước. Cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 90/CP (1997), nước ta đã có một hệ thống các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập ở tất cả các cấp học. Đây là tiền đề rất quan trọng cho việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo trong những năm tiếp theo. Thực hiện Nghị quyết 90/CP, công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã đi vào chiều sâu và đã đem lại những đóng góp đáng kể cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.

- Một là, nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục và xã hội hố giáo dục đã có những chuyển biến cơ bản. Giáo dục và đào tạo được coi là động lực để phát triển

kinh tế- xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục và đào tạo được đặt lên vị trí quốc sách hàng đầu. Trong số các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo, thì xã hội hố được coi là một giải pháp mang tính chiến lược, nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

- Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng các trường công lập. Hệ thống giáo dục

cơng lập được phát triển mạnh trong tồn quốc với đầy đủ các cấp bậc học và trình độ đào tạo từ mần non đến sau đại học. Với việc Nhà nước tăng chi ngân sách cho giáo dục và đẩy mạnh thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) về phát triển giáo dục và đào tạo, hệ thống các trường công lập đã được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đổi mới nội dung chương trình. Mạng lưới cơ sở giáo dục đã được mở rộng đến khắp các xã, phường trên cả nước, góp phần xoá xã trắng về giáo dục mầm non, củng cố vững chắc kết quả

xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Quy hoạch mạng lưới các trường đại học đã được triển khai tích cực. Các vùng khó khăn như Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đã được thành lập thêm các trường đại học, cao đẳng, tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Hai đại học quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã được tổ chức lại; ba đại học khu vực (Thái Nguyên, Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng) tiếp tục được nâng cấp, phát triển; các trường đại học trọng điểm của các khối sư phạm, công nghệ, nông nghiệp, kinh tế được tăng cường.

- Ba là, đa dạng hoá loại hình cơ sở giáo dục và đào tạo. Bên cạnh sự phát triển của các cơ sở công lập, hệ thống các cơ sở ngồi cơng lập đã hình thành và phát triển ở mọi bậc học, cấp học trên khắp các vùng, miền ở tất cả 63 tỉnh, thành trong cả nước. Các cơ sở ngồi cơng lập thuộc ba loại hình chính sau đây: Cơ sở bán cơng: do Nhà nước thành lập trên cơ sở huy động các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; hoặc cơ sở bán công thuộc sở hữu nhà nước, do các cơ quan nhà nước quản lý, nhưng mọi chi phí hoạt động được trang trải bằng lệ phí do học sinh đóng góp. Cơ sở dân lập: do các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ hức phi chính phủ tổ chức kinh tế thành lập và đầu tư vốn. Giống như cơ sở bán công, các cơ sở dân lập cũng tự trang trải tồn bộ kinh phí. Cơ sở tư thục: do cá nhân hay một nhóm cá nhân thành lập và đầu tư vốn.

Hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo ngồi cơng lập đã đóng góp một phần rất quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của nước ta. Việc xã hội hố và đa dạng hố các loại hình giáo dục đã góp phần mở rộng cơ hội học tập cho nhân dân, thu nhận nhiều trẻ em, học sinh, sinh viên tham gia học tập, từ đó trang bị những kiến thức cần thiết đáp ứng nhu cầu việc làm cho một bộ phận dân cư. Số học sinh, sinh viên tham gia học tập tại những cơ sở ngồi cơng lập ở tất cả các cấp học xu hướng ngày càng gia tăng.

- Bốn là, tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Cùng với việc tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo, hàng

năm nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cũng được tăng lên đáng kể.

Trong những năm qua, chi ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục và đào tạo đã tăng lên đều đặn, từ mức 15,1% tổng chi ngân sách nhà nước năm 2001 lên 15,6% năm 2002, 16,4% năm 2003, 17,1% năm 2004 và 18% năm 2005. Bên cạnh đó, các nguồn tài chính ngồi ngân sách được huy động không ngừng tăng lên, bao gồm các khoản: học phí, phí, đóng góp xây dựng trường và các đóng góp khác; các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ; các khoản đóng góp tự

nguyện từ các tổ chức kinh tế, xã hội và của các nhà tài trợ, v.v. Ước tính nguồn tài chính ngồi ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25-30% tổng nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Theo kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 cho thấy, phần tài chính do nhân dân đóng góp cho giáo dục tiểu học chiếm 27%, trung học cơ sở 41%, trung học phổ thông 48%. Khoảng 30% số học sinh học nghề dài hạn, 90% số học nghề ngắn hạn tự đóng góp kinh phí đào tạo. Khoảng 42,1% nguồn thu trong năm 2002 của các trường đại học là từ nguồn ngồi ngân sách nhà nước, trong đó học phí và lệ phí là 35,6%, hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ 1,2%, viện trợ 2,7%, và các loại thu khác 2,6%.

- Năm là, mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt kiều nhằm khai thác mọi tiềm năng bên ngoài để phát triển giáo dục và đào tạo. Chính phủ đã ban hành các văn bản nhằm khuyến khích đầu tư nước ngồi

vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo như: cho phép thành lập các cơ sở giáo dục và đào tạo 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong nước và các tổ chức nước ngoài, v.v. Nhờ có chính sách đúng đắn, ngành giáo dục đã tận dụng được mọi nguồn viện trợ thơng qua các chương trình hợp tác song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trong vịng hơn 10 năm qua, đã có khoảng 114 chương trình, dự án hợp tác, với tổng kinh phí hơn 900 triệu USD.

Liên kết đào tạo với nước ngoài và du học phát triển khá. Nhiều cán bộ, nhà giáo, nhà khoa học của Việt Nam đã được ra nước ngồi trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, và ngược lại nhiều nhà khoa học nước ngoài và Việt kiều đã tham gia giảng dạy và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam một cách thuận lợi. Số học bổng và việc tiếp nhận học bổng do các tổ chức quốc tế, cá nhân trao tặng cho giáo dục các cấp ngày càng tăng.

2. Dịch vụ y tế: Bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những lĩnh vực cơ bản

của việc hình thành và phát triển con người. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là: giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân, đưa sức khoẻ nhân dân ta đạt được mức trung bình của các nước trong khu vực. Xã hội hố cơng tác y tế được coi là một giải pháp hết sức quan trọng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu trên. Đánh giá khái quát gần 10 năm thực hiện xã hội hoá theo Nghị quyết 90/CP, ngành y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng sau đây:

- Một là, mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ (BVCSNCSK) nhân dân. Đảng và chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo

công tác BVCSNCSK nhân dân và động viên các ban ngành, đoàn thể xã hội cùng tham gia với ngành y tế; thành lập Ban Chỉ đạo ở các cấp để chỉ đạo, phối hợp và vận động toàn xã hội cùng tham gia các hoạt động BVCSNCSK nhân dân; nhờ vậy nhiều chương trình y tế đã đạt được mục tiêu đề ra như tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hố gia đình, phịng chống sốt rét, v.v. Cơng tác y tế dự phịng được nhân dân hưởng ứng tích cực. Người dân đã nâng cao kiến thức, có ý thức hơn trong việc tự chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khoẻ đã được thiết lập nhằm tuyên truyền và vận động tồn dân tích cực hưởng ứng thực hiện các chương trình BVCSNCSK nhân dân. Các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đưa tin, bài về hoạt động y tế, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh.

Một số mơ hình xã hội hố mang tính từ thiện đã được hình thành và phát triển như: Hội bảo trợ trẻ em đã tổ chức phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị khuyết tật; Hội bảo trợ bệnh viện nấu ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo… Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về khám, chữa bệnh cho người nghèo, nhiều tổ chức và cá nhân đã đóng góp tài chính ủng hộ Quỹ để hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và chi phí tốn kém.

- Hai là, củng cố và phát triển hệ thống y tế công lập. Trong những năm qua, hệ thống y tế công lập ở nước ta tiếp tục phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Hệ thống y tế đã được tổ chức xuống tận thơn bản, cung cấp tồn bộ các dịch vụ y tế dự phòng và đảm trách phần lớn dịch vụ khám chữa bệnh.

Các trạm y tế xã đã từng bước được xây dựng và nâng cấp từ nguồn ngân sách nhà nước, các dự án ODA; một số trạm y tế đã được xây dựng nhờ sự hỗ trợ và đóng góp của các tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp và cá nhân. Cho đến nay đã có trên 15% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Các bệnh viện trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã được trang bị các phương tiện hiện đại. Ba trung tâm y tế chuyên sâu (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế) đang được đầu tư xây dựng. Ngành y tế cũng đang xây dựng các phương án hình thành, phát triển các trung tâm y tế vùng để cung cấp các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, có chất lượng để phục vụ nhân dân.

- Ba là, phát triển bảo hiểm y tế (BHYT). BHYT là hình thức chi trả trước trong

khám, chữa bệnh và mang tính xã hội hố cao. Tỷ lệ nguồn thu từ viện phí và BHYT so với ngân sách nhà nước dành chi thường xuyên cho các bệnh viện tăng dần qua mỗi năm. Từ chỗ ngân sách nhà nước chiếm gần 70% chi thường xuyên của các bệnh viện

năm 1994, đến năm 2002 nguồn chi từ ngân sách nhà nước đã giảm xuống còn 59%. Tại một số bệnh viện trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh, ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng chi thường xuyên của bệnh viện. Tương quan tỷ lệ giữa nguồn thu từ viện phí và BHYT cũng đã thay đổi, theo đó BHYT có tốc độ tăng trưởng cao hơn và hiện nay số thu từ BHYT đã cao hơn số thu từ viện phí.

- Bốn là, đa dạng hố các loại hình khám, chữa bệnh. Cùng với việc củng cố hệ

thống các cơ sở y tế công lập, trong những năm qua mạng lưới y tế ngồi cơng lập bao gồm bán công, dân lập và tư nhân cũng phát triển khá mạnh mẽ. Theo số liệu của Bộ Y tế, số phòng khám tư nhân đã tăng từ 942 phòng năm 1994 lên gần 30.000 phịng năm 2002; tính đến giữa năm 2005 cả nước đã có 42 bệnh viện tư nhân với khoảng 3.500 giường bệnh (chiếm gần 3% tổng số giường bệnh trong cả nước) và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Ước tính hàng năm số lượt người đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân ở Hà Nội chiếm gần 50% và ở Thành phố Hồ Chí Minh gần 40%. Ngồi ra, trên cả nước cịn có hàng chục nghìn cơ sở y dược tư nhân, hình thành mạng lưới kinh doanh thuốc rộng khắp. Sự phát triển mạnh của các cơ sở y tế ngồi cơng lập đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giúp phát hiện sớm bệnh tật, công tác sơ cứu, cấp cứu ban đầu được kịp thời, đảm bảo khám ,chữa bệnh cho một số lượng khá lớn nhân dân, làm giảm bớt sự quá tải của y tế nhà nước. Sự phát triển này cũng tác động mạnh đến các cơ sở y tế nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các cơ sở y tế nhà nước có sự chuyển biến tích cực về chất lượng phục vụ, đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của mình. Mạng lưới kinh doanh thuốc rộng khắp trên cả nước đã giúp cho việc đưa thuốc đến người bệnh được nhanh chóng hơn. Thị trường thuốc phong phú hơn, bao gồm cả thuốc nội và thuốc ngoại, thuốc thiết yếu, thuốc thông thường, thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị, đáp ứng tốt hơn yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

3. Dịch vụ văn hóa, thể thao

3.1. Dịch vụ văn hóa :

Xã hội hố các hoạt động văn hố đã có truyền thống xa xưa trong lịch sử đất nước ta. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 90/CP (1997), xã hội hoá các hoạt động văn hoá được coi là giải pháp quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Qua gần 10 năm thực hiện Nghị quyết, xã hội hoá hoạt động văn hoá bước đầu đã được thực hiện rộng khắp. Ngành Văn hố- Thơng tin đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia, tạo được nhiều nguồn lực đáng kể cho phát triển văn hoá.

Những thành tựu quan trọng của việc thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá được khái quát hoá ở những nội dung sau đây:

- Một là, phát triển các hoạt động văn hố thơng tin cơ sở. Trong q trình thực

hiện chủ trương xã hội hố các hoạt động văn hố đã xuất hiện và phát triển nhiều mơ hình văn hố thơng tin cơ sở hoạt động có hiệu quả như:

+ Mơ hình văn hố gia đình: xây dựng dịng họ, tộc họ, gia đình văn hố; câu lạc bộ gia đình văn hố; khu văn hố gia đình vườn- nhà; xây dựng sưu tập cổ vật tư nhân; thư viện tư nhân; v.v.

+ Mơ hình văn hố cộng đồng: xây dựng làng, ấp, khu phố, xã, phường, cơ quan,

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn học QUẢN lý CÔNG đề tài QUẢN lý và CUNG cấp DỊCH vụ CÔNG (Trang 31 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)