Các năm ENSO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam (Trang 27 - 30)

STT Năm El Nino Năm La Nina Năm trung gian

1 1951 1950 1952 2 1953 1954 1959 3 1957 1955 1960 4 1958 1956 1961 5 1963 1964 1962 6 1965 1970 1967 7 1966 1971 1978 8 1968 1973 1979 9 1969 1974 1980 10 1972 1975 1981 11 1976 1983 1984 12 1977 1985 1990 13 1982 1988 1993 14 1986 1989 1996 15 1987 1995 2001 16 1991 1998 2003 17 1992 1999 2005 18 1994 2000 2012 19 1997 2007 2013 20 2002 2008 21 2004 2010 22 2006 2011 23 2009 Tổng 23 22 19

Để đánh giá sự phù hợp trong cách xác định pha ENSO nêu trên, học viên đã tiến hành xác định hệ số tƣơng quan giữa số lƣợng XTNĐ hoạt động trên Biển Đông với chỉ số SSTA. Kết quả cho hệ số tƣơng quan là -0,3, nghĩa là giữa chúng có mối tƣơng quan nghịch biến. Nhƣ vậy, cách phân chia các năm ENSO trên là tƣơng đối phù hợp với XTNĐ hoạt động trên Biển Đông.

2.2.3. Phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp số liệu

Phƣơng pháp phân tích, thống kê tổng hợp số liệu sẽ đƣợc thực hiện chủ yếu dƣới dạng bảng biểu trong Microsotf Exel. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tính tốn các nội dung sau:

a) Các đặc trƣng của XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam

Trên cơ sở nguồn số liệu về XTNĐ giai đoạn từ năm 1950 - 2013 thu thập đƣợc trên trang website http://weather.unisys.com, học viên đã tổng hợp số liệu về XTNĐ dƣới dạng bảng biểu trong Microsotf Exel, từ đó thống kê và phân tích đƣợc một số đặc trƣng nhƣ số lƣợng, tần số XTNĐ phát sinh và hình thành, thời kỳ bắt đầu mùa bão và kết thúc mùa bão, quỹ đạo của các XTNĐ hoạt động ở khu vực Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam giai đoạn từ năm 1950 - 2013.

Trong luận văn này, để xác định mức độ ảnh hƣởng, học viên phân chia XTNĐ thành 3 cấp nhƣ sau:

- ATNĐ đƣợc lấy theo vận tốc gió cực đại nằm trong khoảng từ 20 đến nhỏ hơn 34 knots của JTWC, tƣơng đƣơng từ 10,8m/s đến 17,1m/s hay gió đạt cấp 6, cấp 7 theo cấp gió Beaufort;

- Bão nhiệt đới đƣợc lấy theo vận tốc gió cực đại nằm trong khoảng 34 đến 63 knots của JTWC, tƣơng đƣơng từ 17,1m/s đến 33m/s hay gió đạt từ cấp 8 đến cấp 11 theo cấp gió Beaufort;

- Bão mạnh đƣợc lấy theo vận tốc gió cực đại lớn hơn 63 knots của JTWC, tƣơng đƣơng từ 33m/s trở lên hay gió đạt từ cấp 12 trở lên theo cấp gió Beaufort.

Vận tốc gió cực đại của XTNĐ đƣợc xác định là vận tốc lớn nhất đo đƣợc theo các Obs quan trắc của mỗi XTNĐ.

b) Ảnh hƣởng của ENSO đến các đặc trƣng của XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam

Trên cơ sở nguồn số liệu thu thập đƣợc từ website http://www.cpc.ncep.noaa.gov, học viên đã tổng hợp số liệu về năm ENSO dƣới dạng bảng biểu trong Microsotf Exel, từ đó phân chia và thống kê năm hoạt động của El Nino, La Nina và năm trung gian. Từ đó phân tích ảnh hƣởng của các năm El Nino, La Nina và trung tính tới các đặc trƣng của XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam giai đoạn 1950 - 2013 nhƣ số lƣợng, số ngày hoạt động, vị trí hình thành và năng lƣợng tích lũy của XTNĐ trong đó có đánh giá riêng về cấp bão mạnh.

Trên cơ sở phân tích, xác định diễn biến của tần số XTNĐ và bão mạnh hoạt động trên Biển Đông và ảnh hƣởng tới Việt Nam và xác định đƣợc năm ENSO, xây dựng mối quan hệ giữa các pha ENSO với hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới ở khu vực Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 3.1. XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông

3.1.1. Tần số XTNĐ hoạt động trên Biển Đông

Theo nguồn số liệu từ trang website http://weather.unisys.com, học viên đã thống kê, phân tích, tính tốn một số đặc trƣng của XTNĐ nhƣ sau:

Về thời kỳ xuất hiện và kết thúc XTNĐ trên Biển Đông giai đoạn 1950 - 2013 đƣợc thống kê trong bảng 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)