Các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong thời kỳ trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam (Trang 48)

3.4.2. Ảnh hưởng của ENSO đến số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam Việt Nam

Kết quả tại bảng 3.11 cho thấy, số ngày hoạt động của các XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino thấp hơn hẳn so với năm La Nina và năm trung gian trong tồn năm nói chung và mùa bão nói riêng. Tháng có số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta nhiều nhất trong năm El Nino và La Nina trùng với tháng có số XTNĐ hoạt động nhiều nhất trong năm, tƣơng ứng là tháng 9 và tháng 10. Tuy nhiên, nếu tính số ngày của từng XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta thì trong năm El Nino, số ngày của mỗi XTNĐ có thể kéo dài tới 16 đến 18 ngày, trong khi đó năm La Nina, số ngày cũa mỗi XTNĐ kéo dài không quá 10 ngày và trong năm trung gian là không quá 12 ngày.

Sự biến động số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino lại cao hơn so với năm La Nina và năm trung gian, trái ngƣợc với số ngày hoạt động của XTNĐ hoạt động trên Biển Đơng. Nếu xét từng tháng thì độ biến động các tháng trong năm El Nino cũng cao hơn so với năm La Nina. Tuy nhiên, tháng có độ biến động cao nhất trong năm El Nino và La Nina gần tƣơng tự nhau là 4.8 và 4.7.

Bảng 3.11: Đặc trưng số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào nước ta theo các pha ENSO

Đặc trƣng

Tháng

Năm Mùa bão I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Năm El Nino TB 0.0 0.0 0.2 0.0 0.1 0.7 1.9 3.7 4.4 3.4 1.3 0.6 16.3 15.4 ĐLC 0.0 0.0 1.0 0.0 0.6 2.0 2.8 4.6 5.8 5.4 2.4 2.0 11.4 10.3 HSBT 0.0 0.0 4.8 0.0 4.8 2.8 1.5 1.2 1.3 1.6 1.9 3.4 0.7 0.7 Năm La Nina TB 0.1 0.0 0.0 0.2 0.5 1.1 2.0 2.6 4.6 5.6 3.5 0.3 20.6 19.5 ĐLC 0.6 0.0 0.0 1.1 1.5 2.1 3.6 3.6 4.7 4.5 4.1 1.0 13.2 13.4 HSBT 4.7 0.0 0.0 4.7 3.2 1.9 1.8 1.4 1.0 0.8 1.2 3.3 0.6 0.7

Năm trung gian

TB 0.0 0.0 0.3 0.1 0.0 1.3 1.9 3.2 5.1 5.2 2.1 0.6 19.7 18.8 ĐLC 0.0 0.0 1.1 0.2 0.0 2.4 2.5 3.3 5.0 5.2 3.2 1.5 11.6 11.8 HSBT 0.0 0.0 4.4 4.4 0.0 1.8 1.3 1.0 1.0 1.0 1.6 2.4 0.6 0.6

Kết quả phân bố số ngày hoạt động của bão mạnh đổ bộ vào nƣớc ta đƣợc thể hiện trong bảng 3.12. Kết quả cho thấy có sự tƣơng đồng với số ngày hoạt động

của XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta. Đó là trung bình hàng năm, số ngày hoạt động của bão mạnh đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino thấp hơn so với năm La Nina và năm trung gian cho toàn năm và mùa bão.

Mức độ biến động về số ngày hoạt động của bão mạnh đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino cao hơn so với năm La Nina và năm trung gian. Năm trung gian có mức độ biến động nhỏ nhất. Tháng có mức độ biến động lớn nhất trong năm El Nino là tháng 12, còn năm La Nina là tháng 4 và tháng 12 với hệ số biến thiên tƣơng ứng là 3.4 và 4.7.

Bảng 3.12: Đặc trưng số ngày hoạt động của bão mạnh đổ bộ vào nước ta theo các pha ENSO

Đặc trƣng Tháng Năm Mùa

bão I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Năm El Nino TB 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.7 1.0 2.3 2.8 2.6 0.7 0.6 10.7 10.1 ĐLC 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.0 2.2 3.8 4.4 5.0 1.8 2.0 10.6 9.5 HSBT 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.8 2.2 1.6 1.5 2.0 2.7 3.4 1.0 0.9 Năm La Nina TB 0.0 0.0 0.0 0.2 0.5 0.6 1.2 1.0 2.7 3.6 1.4 0.2 11.5 10.6 ĐLC 0.0 0.0 0.0 1.1 1.5 1.6 2.3 2.5 3.5 4.0 3.0 0.9 9.4 9.1 HSBT 0.0 0.0 0.0 4.7 3.2 2.6 2.0 2.4 1.3 1.1 2.2 4.7 0.8 0.9

Năm trung gian

TB 0.0 0.0 0.3 0.0 0.0 0.4 1.2 1.7 2.9 2.9 1.2 0.4 11.0 10.3 ĐLC 0.0 0.0 1.1 0.0 0.0 1.1 2.3 2.1 3.4 4.2 1.9 1.3 6.7 6.6 HSBT 0.0 0.0 4.4 0.0 0.0 3.0 2.0 1.2 1.2 1.4 1.6 3.0 0.6 0.6

3.4.3. Ảnh hưởng của ENSO đến cường độ XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam

Để đánh giá cƣờng độ của XTNĐ, cơ quan quản lý đại dƣơng và khí quyển (NOAA) quốc gia Hoa Kỳ thƣờng sử dụng đại lƣợng ACE (Accumulated cyclone energy) để biểu thị sự hoạt động của các XTNĐ ở khu vực Đại Tây Dƣơng theo mùa hoặc các XTNĐ hoạt động đơn lẻ. Hiện có rất nhiều nghiên cứu sử dụng đại lƣợng này để đánh giá cƣờng độ bão cho vùng biển tây bắc TBD, trong đó, phải kể đến cơng trình nghiên cứu của tác giả Camargo và Sobel (2004) [20] “Cường độ xoáy thuận nhiệt đới ở Tây Bắc TBD và ENSO”. Vì vậy, trong luận văn này, học

viên cũng sử dụng đại lƣợng này để đánh giá cƣờng độ XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và cƣờng độ XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam giai đoạn 1950 - 2013 trong các pha

ENSO. Theo đó, ACE đƣợc xác định bằng tổng cộng năng lƣợng tích lũy của các XTNĐ đơn lẻ:

ACE ,

trong đó V(t) là tốc độ gió lớn nhất của XTNĐ tại thời điểm t đƣợc đo bằng knots, i là chỉ số của mỗi XTNĐ riêng lẻ; t0i và tfi là thời gian bắt đầu và kết thúc thời kỳ hoạt động của XTNĐ i và N là tổng số các XTNĐ trong thời kỳ đƣợc lựa chọn để đánh giá.

Để thấy đƣợc ACE phụ thuộc vào các pha ENSO, học viên tiến hành đánh giá mối tƣơng quan giữa ACE và SSTA-Nino3.4. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.13.

Bảng 3.13: Hệ số tương quan giữa ACE với SSTA-Nino34 ứng với các thời kỳ ENSO

STT ACE SSTA-Nino3.4

1 Thời kỳ El Nino 0,71

2 Thời kỳ La Nina 0,60

3 Thời kỳ trung gian 0,57

Nhƣ vậy, có thể thấy hệ số tƣơng quan giữa ACE với SSTA-Nino3.4 thời kỳ El Nino cao hơn so với các thời kỳ La Nina và thời kỳ trung gian. Hình 3.17, hình 3.18 và hình 3.19 thể hiện rõ mối tƣơng quan giữa ACE với từng pha ENSO.

Hình 3.17: Tương quan giữa ACE với SSTA thời kỳ El Nino

Hình 3.18: Tương quan giữa ACE với SSTA thời kỳ La Nina

Hình 3.19: Tương quan giữa ACE với SSTA thời kỳ trung gian

Căn cứ vào cách xác định nêu trên, kết quả thu đƣợc cho thấy, năm có trị số ACE cao nhất rơi vào năm El Nino (năm 2006) với trị số tƣơng ứng là 9.44.104 knots2. Trong 21 năm El Nino có XTNĐ đổ bộ (năm 1958 và năm 2002 khơng có XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta), chỉ có 3 năm ACE đạt dƣới mức phân vị 25% và có 6 năm đạt trên mức phân vị 75%. Ngƣợc lại, trong 21 năm La Nina có XTNĐ đổ bộ (riêng năm 1950 khơng có XTNĐ đổ bộ) chỉ có 4 năm ACE đạt trên mức phân vị 75% và có tới 9 năm ACE đạt dƣới mức phân vị 25% (hình 3.20).

Nếu xét theo bách phân vị, có tới 4 năm La Nina có ACE đạt dƣới mức bách phân vị thứ 10 và chỉ có 1 năm duy nhất (năm 1956) có ACE đạt trên mức bách

phân vị thứ 90; trong khi đó, trong các năm El Nino, chỉ có 1 năm duy nhất (năm 1966) có ACE đạt dƣới mức bách phân vị thứ 10 và có 4 năm đạt trên mức bách phân vị thứ 90 (hình 3.21).

Nhƣ vậy, trong những năm El Nino, ACE năm có xu hƣớng lớn hơn, còn trong những năm La Nina, ACE năm có xu hƣớng nhỏ hơn.

Hình 3.20: Diễn biến ACE của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam qua các năm (Màu đỏ: năm El Nino, màu xanh dương: năm La Nina và màu xanh lục: năm trung gian (Màu đỏ: năm El Nino, màu xanh dương: năm La Nina và màu xanh lục: năm trung gian

Đường nét liền: phân vị 75%; đường nét đứt: phân vị 25%)

Hình 3.21: Diễn biến ACE của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam qua các năm (Màu đỏ: năm El Nino, màu xanh dương: năm La Nina và màu xanh lục: năm trung gian (Màu đỏ: năm El Nino, màu xanh dương: năm La Nina và màu xanh lục: năm trung gian

Từ hình 3.22, 3.23 và 3.24 cho thấy, nếu xét theo phƣơng Bắc - Nam thì trong những năm El Nino, năng lƣợng tích lũy của XTNĐ đạt lớn nhất ở khoảng 15 - 16 và 18 - 20 độ vĩ Bắc; còn trong năm La Nina, ACE tập trung nhiều ở vĩ tuyến 16 - 19 độ vĩ bắc. Nếu xét theo phƣơng Đông - Tây, trong năm El Nino, AEC đạt lớn nhất ở khoảng 107 - 110 độ kinh đông và trong năm La Nina từ 109 - 112 độ kinh đơng. Nhƣ vậy có thể thấy, năng lƣợng tích lũy của các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam có sự dịch chuyển dần lên phía bắc và về phía đơng trong những năm La Nina so với năm El Nino.

Hình 3.23: Phân bố ACE trung bình trong năm La Nina của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam

3.4.4. Ảnh hưởng của ENSO đến vị trí hình thành các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam Việt Nam

Từ việc xác định các năm ENSO ở chƣơng 2, kết hợp với số liệu về quỹ đạo bão thời kỳ 1950 - 2013, ta tiến hành thống kê về vị trí phát sinh các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam.

Từ kết quả thống kê cho thấy, tính chung cho các năm ENSO, trọng điểm phát sinh các XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta tập trung ở vĩ tuyến 11 đến 19 độ và kinh tuyến 111 đến 119 độ trên khu vực Biển Đông và từ vĩ tuyến 8 đến 14 độ và kinh tuyến 129 đến 140 độ trên khu vực tây bắc TBD. Nếu xét riêng từng pha ENSO, kết quả thống kê vị trí hình thành đƣợc thể hiện trên các hình 3.25, 3.26 và 3.27. Hình 3.25 cho thấy, trong các năm El Nino hoạt động, trọng điểm phát sinh các XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta tập trung ở vĩ tuyến 11,5 đến 18 độ và kinh tuyến 112 đến 118,5 độ. Trong các năm La Nina hoạt động, trọng điểm phát sinh XTNĐ ở khu vực Biển Đông tập trung ở vĩ tuyến 9 đến 17 độ và kinh tuyến 112 đến 119 độ.

Hình 3.26: Tọa độ phát sinh XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong năm La Nina

KẾT LUẬN

XTNĐ hoạt động trên Biển Đông tập trung chủ yếu vào những tháng mùa bão, từ tháng VI đến tháng XI hàng năm. Trong tổng số XTNĐ hoạt động trên Biển Đông, bão mạnh chiếm 47,7%; bão nhiệt đới chiếm 38,2% và ATNĐ là 14,1% . Về thời gian XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đơng, trung bình cả năm khoảng 41.7 ngày, trong đó tập trung chủ yếu vào các tháng mùa bão, chiếm 84,7% số ngày XTNĐ hoạt động trong năm. Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, trung bình XTNĐ hoạt động khơng q 1 ngày.

Đối với XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta hàng năm chiếm 41,5% số lƣợng XTNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó, tháng 9 và tháng 10 là tháng có XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta nhiều nhất. Trong tổng số XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta có 54,0% là bão mạnh; 35,6% là bão nhiệt đới và ATNĐ là 10,3%. Vùng ven biển Bắc Bộ là vùng hứng chịu số lƣợng XTNĐ đổ bộ nhiều nhất, tuy nhiên nếu tính mật độ trung bình 1km bờ biển thì Trung Trung Bộ (đoạn từ Quảng Nam - Bình Định) lại là khu vực có trị số XTNĐ đổ bộ cao nhất, tiếp theo mới đến Bắc Bộ. Nam Bộ là khu vực có mật độ ảnh hƣởng của XTNĐ thấp nhất.

Số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta trung bình hàng năm vào khoảng 18.8 ngày, trong đó tập trung chủ yếu vào các tháng mùa bão, chiếm 94,6% số ngày XTNĐ hoạt động trong năm. Tháng 9 và tháng 10 có số ngày XTNĐ hoạt động và ảnh hƣởng đến nƣớc ta nhiều nhất. Đây cũng chính là hai tháng có số lƣợng XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta nhiều nhất hàng năm.

Về kết quả đánh giá ảnh hƣởng của ENSO đến hoạt động của XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam cho thấy:

Trong năm El Nino, XTNĐ hoạt động trên Biển Đông thấp hơn so với năm La Nina, năm trung gian và trung bình chung tính cho cả năm cũng nhƣ riêng trong mùa bão. Tháng có XTNĐ hoạt động nhiều nhất trong năm El Nino là tháng 9, còn các năm La Nina và năm trung gian, cực đại rơi vào tháng 10. Xét trong cả năm và

mùa bão, nhìn chung mức độ biến động ở năm La Nina cao hơn so với năm El Nino và năm trung gian, trong đó, năm trung gian là năm có mức độ biến động nhỏ nhất.

Bão mạnh hoạt động trên Biển Đông trong các năm El Nino và La Nina thƣờng kéo dài khoảng 8 tháng, nhƣng năm El Nino bắt đầu và kết thúc muộn hơn so với năm La Nina khoảng 1 tháng, bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 12. Tháng có bão mạnh hoạt động nhiều nhất trên Biển Đông là tháng 9 trong năm El Nino và tháng 10 trong năm La Nina.

Số ngày XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đơng trong năm El Nino ít hơn so với năm La Nina trong cả năm nói chung và mùa bão nói riêng. Số ngày bão mạnh hoạt động trên Biển Đông trong năm El Nino và năm trung gian ít hơn so với năm La Nina và trung bình chung. Độ biến động về trung bình số ngày bão mạnh trong năm El Nino, La Nina tƣơng tự nhau cho cả năm nói chung và mùa bão nói riêng.

Số lƣợng XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong những năm El Nino cũng thấp hơn so các năm La Nina và năm trung gian. Tháng cực đại có XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta, trong năm El Nino là tháng 9, còn năm La Nina và năm trung gian tháng cực đại là tháng 10. Trong năm El Nino, Bắc Bộ là khu vực có số lƣợng XTNĐ đổ bộ nhiều nhất, còn trong năm La Nina và năm trung gian, Bắc Trung Bộ lại là khu vực có XTNĐ đổ bộ nhiều nhất. Khu vực Nam Bộ vẫn là nơi có ít XTNĐ đổ bộ nhất trong cả 3 pha ENSO.

Tƣơng tự, số lƣợng bão mạnh đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino cũng ít hơn so với các năm La Nina và năm trung gian. Tháng có bão mạnh đổ bộ cực đại là tháng 9 trong năm El Nino và tháng 10 trong năm La Nina. Bão mạnh đổ bộ vào Việt Nam thƣờng bắt vào khoảng tháng 6 trong năm El Nino và trong năm La Nina vào khoảng tháng 5.

Số ngày hoạt động của các XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino thấp hơn hẳn so với năm La Nina và năm trung gian trong tồn năm nói chung và mùa bão nói riêng. Tuy nhiên, số ngày hoạt động của từng XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino lại nhiều hơn trong năm La Nina và năm trung gian. Tháng có số

ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta nhiều nhất trong năm El Nino và La Nina trùng với tháng có số XTNĐ hoạt động nhiều nhất trong năm, tƣơng ứng là tháng 9 và tháng 10.

Trong những năm El Nino, cƣờng độ XTNĐ có xu hƣớng lớn hơn, còn trong những năm La Nina có xu hƣớng nhỏ hơn.

Về vị trí hình thành XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong năm El Nino có xu hƣớng dịch chuyển về phía bắc so với năm La Nina.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Thanh Hằng*, Ngô Thị Thanh Hƣơng, Phan Văn Tân (2010), “Đặc điểm hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945-2007”, tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010), tr.

344-353.

2. Hoàng Minh Hiền và Nguyễn Hữu Ninh (1988), “El Nino và những dị thƣờng khí hậu ở Việt Nam”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, tr 22-28.

3. Trần Việt Liễn (2000), ENSO với dự báo khí hậu, hội thảo khoa học lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)