Một Số giải pháp

Một phần của tài liệu Phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng hiện nay (Trang 30 - 37)

Những phân tích trên cho thấy rằng cần phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa luật thuế đã được đưa ra:

2.1. Giải pháp 1: Thuế GTGT, việc qui định hai phương pháp tính thuế

là không hợp lý về mặt lý luận cũng như thực tiễn về lâu dài. Với tư cách là một biện pháp ứng phó tạm thời, phương pháp trực tiếp sẽ mất đi khi điều kiện khách quan thay đổi. Vì vậy, trước mắt có thể áp dụng phương pháp này nhưng với phạm vi ngày càng hạn chế để tiến tới chỉ có một biện pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ trong kỳ hạch toán. Thực tế vận hành thuế GTGT ở các nước trên thế giới (Pháp, Trung Quốc), luật chỉ qui định duy nhất một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ và thống nhất sử dụng bên cạnh đó một hệ số qui đổi để tính thuế GTGT theo giá bao gồm cả thuế trong đó. Luật pháp Việt Nam thực ra đã có qui định về vấn đề này nhưng ở diện hẹp như việc xác định giá chưa thuế trong trường hợp các hàng hóa, dịch vụ đặc thù dùng các chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT :

Giá chưa = Giá thanh toán

tính thuế 1+%Thuế suất của hàng hoá dịch vụ đó

Đối tượng áp dụng của công thức trên khá hẹp chỉ ở những dịch vụ, hàng hóa đặc thù mà thôi. Hơn nữa, chính công thức này cũng chưa thật thuận tiện cho việc tính toán vì pháp luật không qui định sử dụng công thức qui đổi là phân số, chuyển thành số thập phân ( lấy đến mấy chữ số thập phân) hay làm tròn số. Do vậy, dễ bịvận dụng tùy tiện khi tính toán và kiểm tra thuế, nhất là khi xác định số thuế khấu trừ, số thuế phải nộp vì khi doanh số tính bằng đơn

vị hàng triệu, hàng tỷ đồng thì sai số là rất lớn. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta có thể tiếp tục phát triển công thức này theo hướng như sau:

(1) ⇒

Chính là hệ số qui đổi để tính thuế GTGT phải nộp theo giá thanh toán. Từ đó ta áp dụng các mức cụ thể của thuế suất do luật thuế qui định là 5%, 10%, 20% ta sẽ tìm ra 3 hệ số qui đổi tương ứng sau:

5% ⇒ 1/21 hay 0, 047619 10% ⇒ 1/11 hay 0, 090909 20% ⇒ 1/6 hay 0, 166666

Việc áp dụng các hệ số này hoàn toàn là thủ thuật toán học, không ảnh hưởng đến bản chất thuế GTGT, lại giải quyết được hiện tượng đánh thuế bất hợp lý do phương pháp trực tiếp gây ra. Hệ số này phải được qui định thống nhất trong cả nước, áp dụng đồng thời với phương pháp tính thuế GTGT trên giá bán chưa có thuế. Qui định này sẽ cho phép mọi hoạt động kinh tế thuộc diện chịu thuế GTGT không phân biệt là giá đã có thuế hay chưa có thuế, cứ có hoá đơn hợp pháp là có khả năng khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và thanh toán thuế trên thực tế. Biện pháp này cũng khắc phục được tình trạng phân đoạn kinh tế một cách bất lợi, phục hồi khả năng “chuyển đổi tương xứng” về việc khấu trừ thuế. Nó cũng không cho phép các cơ sở kinh doanh có sự lựa chọn giữa việc có dụng chế độ hoá đơn chứng từ hay không mà buộc họ phải chấp nhận chúng

Giá bán đã có thuế

Thuế GTGT

phải nộp) = 1 + Thuế suất x Thuế suất

Giá bán đã có thuế = x 1 + Thuế suất Thuế suất 1 + Thuế suất Thuế suất

và góp phần đẩy mạnh việc phổ cập hóa chế độ hóa đơn, chứng từ đến mọi đối tượng nộp thuế.

2.2. Giải pháp chung: Để ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống thuế

thì cần phải có biện pháp chung đối với các loại thuế:

- Các doanh nghiệp cần chủ động tính toán phương án sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, năng suất kết hợp với việc học hỏi nghiên cứu để nắm vững nội dung, bản chất của thuế cũng như nắm vững nghiệp vụ kế toán thuế.

- Các doanh nghiệp phải nâng cao ý thức chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ đã được qui định, chấp hành đúng chế độ kế toán, tài chính và qui định pháp luật.

- Về phía cơ quan thuế và các ban ngành có liên quan thì cần tăng cường đẩy mạnh công tác hướng dẫn tuyên truyền giới thiệu về những sửa đổi, bổ sung của thuế mới một cách đầy đủ, kịp thời. Cần có biện pháp khuyến khích khen thường đối với những gương thực hiện tốt luật thuế mới và có chế tài đối với những trường hợp vi phạm.

- Các ban chỉ đạo, các ngành địa phương thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện luật thuế mới, tăng cường đối thoại với các đối tượng nộp thuế để phát hiện khó khăn vướng mắc, kịp thời xử lý.

KẾT LUẬN

Luật thuế mới sau gần một năm triển khai thực hiện đã dần bắt nhịp vào cuộc sống. Qua một vài nét tổng hợp trên đây cho thấy phần nào ảnh hưởng của các loại thuế lên các doanh nghiệp nói riêng và nhiều mặt của đời sống xã hội nói chung. Cụ thể hơn, việc đưa ra phương pháp tính thuế đúng đắn là vô cùng quan trọng, nó bảo đảm lợi ích cho các đối tượng nộp thuế. Thêm vào đó, việc qui định các phương pháp hạch toán thuế hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc theo dõi được việc thanh toán với ngân sách Nhà nước cũng như các đối tượng quan tâm khác. Do vậy, phải có một chính sách thuế hoàn thiện để phát huy vai trò của thuế trong nền kinh tế. Còn trên phương diện kế toán, kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện để phản ánh đúng và đầy đủ nhất mọi chi phí, các khoản phải thu, phải nộp để kế toán trở thành một công cụ quản lý có hiệu lực.

Mặt khác, mỗi chúng ta phải tự học hỏi, trau dồi để nâng cao kiến thức và đạo đức nghề nghiệp của mình nhằm góp phần vào thực hiện các mục tiêu trên cũng như xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ em trong suốt khoá học!

Hà Nội, ngày …tháng … năm …. Sinh viên thực hiện

Mục lục Trang

Lời mở đầu 1

Nội dung 3

Phần I. Những vấn đề cơ bản về thuế 3 1. Khái niệm:

2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường: 3 2.1/ Vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: 4 2.2/ Vai trò làm công cụ điều tiết vĩ mô cơ bản của nhà nước: 4 a. Thuế góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát: 4 b. Thuế là công cụ để định hướng sản xuất, định hướng tiêu dùng: 4 d. Thuế là một công cụ có hiệu quản nhằm bảo hộ sản xuất trong

nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế.

5

3. Phân loại thuế: 5

3.1/ Căn cứ vào đối tượng chịu thuế : 5

a. Thuế trực thu: 5

b. Thuế gián thu: 5

3.2/ Căn cứ vào đối tượng thuế: 6

a. Thuế thu nhập: 6

b. Thuế tài sản: 6

c. Thuế đánh vào hoạt động bán và hàng hóa: 6 3.3/ Căn cứ vào mối quan hệ giữa thu nhập và tỷ lệ thuế / thu

nhập:

6

4. Sự cần thiết phải nghiên cứu phương pháp tính và hạch toán thuế:

7

Phần II. Nội dung phương pháp tính và hạch toán một số loại thuế 8 1. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT): 8 1.1/ Khái quát chung về thuế GTGT : 8 1.2/ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: 8

a. Phương pháp khấu trừ thuế: 8

b. Phương pháp trực tiếp: 9

1.3/ Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT: 11 1.4/ Sổ sách, chứng từ kế toán thuế GTGT: 12

a. Hoá đơn GTGT: 12

b. Hóa đơn bán hàng: 12

d. Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thủy sản của người trực tiếp sản xuất:

12

e. Sổ theo dõi thuế GTGT: 12

f. Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại: 12 g. Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm: 12

1.5/ Hạch toán thuế GTGT: 12

a. Tài khoản sử dụng: 12

sb. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: 12 c. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: 13 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB): 19

2.1. Khái quát về thuế TTĐB: 19

2.2. Căn cứ tính thuế: 20

2.3/ Hạch toán thuế TTĐB: 21

a. Tài khoản sử dụng. 22

b. Phương pháp hạch toán: 22

PhầnIII. Tình hình áp dụng phương pháp tính và hạch toán một số loại thuế trong các doanh nghiệp hiện nay:

25 1- Đánh giá tình hình 25 1.1/ Những thành tựu đạt được: 25 1.2/ Những vướng mắc tồn tại: 26 2. Một số gải pháp 26 2.1. Giải pháp 1 27 2.2. Giải pháp chung: 28 Kết luận 31 Mục lục 32

Một phần của tài liệu Phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng hiện nay (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w