Tổng quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình SWASH tính toán trường sóng và dòng chảy phát sinh do sóng ven bờ phục vụ tính toán dòng vận chuyển bùn cát do sóng (Trang 35 - 40)

Chương 3 Ứng dụng thực tiễn cho bãi biển Cửa Lò-Nghệ An

3.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư cả nước nơi đây hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An [1].

Thị xã Cửa Lò là một trong 19 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Nghệ An, cách thủ đơ Hà Nội 300km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1400km về phía Nam và cách thành phố Vinh - thủ phủ của tỉnh Nghệ An 17km về phía Đơng Bắc, với toạ độ địa lý từ 18°55' đến 19°15’ vĩ độ Bắc và 105°38' đến 105°52' kinh độ Đông. Ranh giới Thị xã:

Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc

Phía Nam giáp huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh Phía Bắc giáp xã Nghi Thiết - Nghi Lộc Phía Đơng giáp biển Đơng

Hình 12. Khu vực biển Cửa Lị - Nghệ An

Thị xã Cửa Lò gồm 7 phường: Phường Nghi Thủy, Phường Nghi Tân, Phường Thu Thủy, Phường Nghi Hòa, Phường Nghi Hải, Phường Nghi Hương và Phường Nghi Thu.

3.1.2 Địa hình địa mạo

Thị xã chạy dọc theo bờ biển với chiều dài 12 km và chiều ngang 2,3 - 4 km. Địa hình khơng bằng phẳng gồm nhiều cồn cát hình lượn sóng chạy song song với bờ

biển, độ cao trung bình 3,5 - 3,8 m, có nơi 4,5 - 5,5 m, sát bờ biển có những cồn cao từ 7 - 8 m so với mặt biển nên các dòng chảy bề mặt chảy về hai đầu đổ vào sông Cấm, sông Lam trước khi chảy ra biển với tốc độ thoát nước chậm [6].

Cửa Lị thuộc vùng đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng dốc từ Tây sang Đơng, cao ở phía Tây, thấp xuống phía Đơng, chia thành hai vùng lớn:

- Vùng bán sơn địa: phía Tây và Tây Bắc của thị xã là đồi núi có độ cao và độ dốc chênh lệch nhiều, bị chia cắt, do có những đồng bằng phù sa sơng suối xen kẽ tương đối rộng;

- Vùng đồng bằng: nằm ở trung tâm phía Đơng; Đơng Nam của thị xã, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch từ 0,6 - 5m.

3.1.3 Điều kiện khí tượng hải văn

Khí hậu [6]

Cửa Lị nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: nóng bức về mùa hè và ẩm ướt về mùa đông - Bức xạ mặt trời và số giờ nắng: Khu vực Thị xã Cửa Lị có tổng lượng bức xạ dồi dào, trung bình hàng năm đạt 230 - 250 Kcal/cm2, số giờ nắng trong năm đạt từ 1680 - 1780 giờ, tháng thấp nhất cũng đạt trên 50 giờ. Tổng số giờ nắng từ tháng 5 đến tháng 9 phổ biến từ 1000 – 1150 giờ.

Chế độ nhiệt [6]

Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, có gió Tây Nam (gió Lào) khơ và nóng, tháng 7 là tháng nắng nhất trong năm với nhiệt độ trung bình 36°C, trị số cao nhất có thể đạt 40,9°C. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2, có gió Đơng Bắc lạnh và khơ hanh, tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình là 12°C trị số thấp nhất có thể xuống tới 5,4°C. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 23,8°C.

Tuy nhiên, Thị xã Cửa Lị nằm sát biển Đơng có khả năng điều hồ vi khí hậu vùng rất tốt nên ở đây khí hậu tương đối dễ chịu hơn ở các địa phương khác trong tỉnh.

Chế độ mưa ẩm [6]

Lượng mưa bình quân hàng năm trên 2000mm nhưng phân bố không đều theo từng tháng và mùa trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 11, lượng mưa chiếm khoảng 86,5% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm khơng khí tương đối trong năm bình quân 85%, thấp nhất trong các tháng 6, 7 đạt mức 75%.

Chế độ gió [6]

Trong năm, ở Nghệ An có 2 hướng gió chính thịnh hành là : mùa hè có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8 và gió Đơng Nam từ tháng 4 đến tháng 10 với vận tốc 1 , 5 - 6 m/s, mùa đơng có gió Đơng Bắc với tốc độ gió trung bình 1,2 – 4 m/s. Những đợt gió mạnh thường xảy ra vào mùa mưa (tháng 6 - 10) với tốc độ trung bình 4,2 m/s.

Ngồi ra, do nằm sát biển Đơng nên Thị xã Cửa Lò cũng chịu ảnh hưởng của loại gió biển nhưng đặc trưng cho khu vục ven biển và duyên hải: ban ngày có gió đất liền thổi từ lục địa ra biển, ban đêm có gió thổi từ biển vào đất liền.

Thuỷ văn [6]

Thị xã Cửa Lị nằm giữa 2 con sơng Lam và sơng Cấm. Sông Lam là con sông lớn bắt nguồn từ Lào chảy qua một số huyện tỉnh Nghệ An và đổ ra biển ở Cửa Hội. Sơng Cấm được hình thành từ những khe suối nhỏ ở vùng đồi núi phía Tây và Tây Bắc Nghệ An và đổ ra biển ở Cửa Lị. Sơng Cấm chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, mùa mưa nước dâng cao tràn vào bờ bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sơng. Nhiệm vụ chính của sơng Cấm là tiêu thốt nước tự nhiên trong mùa bão lũ và cung cấp nước tưới tiêu cho nơng nghiệp

Hải văn

Chế độ sóng [5]

Vào các tháng mùa gió mùa Đơng Bắc (tháng 1, 2, 11, 12) các hướng sóng chính là NE, E, SE trong đó hướng chủ đạo là NE và nó có xu hướng tăng vào nửa đầu mùa đông và giảm vào các tháng nửa cuối. Cịn hướng SE có xu hướng giảm vào

nửa đầu mùa đông và tăng vào các tháng nửa cuối mùa đông. Vào thời gian này dường như chỉ xuất hiện những sóng này, hầu như khơng xuất hiện các sóng hướng khác.

Hình 13. Hoa sóng tháng 1 (theo số liệu sóng NOAA)

Vào các tháng mùa gió mùa Tây Nam (tháng 5, 6, 7, 8) các hướng sóng chính là SE, S, SW, NE; hướng chủ đạo là SE. Nửa đầu của mùa gió tây nam hướng SE, NE có xu hướng giảm sóng hướng S tăng lên. Vào các tháng nửa cuối mùa hè hướng NE không cịn là một trong những hướng sóng chính mà thay vào đó là hướng SW.

Hình 14. Hoa sóng tháng 7 (theo số liệu sóng NOAA)

Vào các tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè (tháng 4, 5) các hướng sóng chính vẫn là NE, E, SE nhưng hướng chủ đạo là hướng SE.

Vào các tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đơng (tháng 9, 10) thì các hướng sóng chính tương tự các tháng chuyển tiếp từ mùa đơng sang mùa hè nhưng hướng sóng chủ đạo là hướng NE. Vào những tháng này thì các sóng hướng khác vẫn có xuất hiện nhưng với tần suất nhỏ. Trong khi những tháng cịn lại hầu như khơng có sự xuất hiện của các sóng hướng khác ngồi các hướng sóng chính.

Chế độ thủy triều [9]

Tính chất, đặc điểm và diễn biến của thủy triều vùng biển Nghệ An chịu sự tác động của nhiều nhân tố (vị trí địa lý, địa hình đáy biển, điều kiện thiên văn và một số nhân tố khác). Trong đó, nhân tố quan trọng nhất tác động mạnh mẽ đến đặc điểm, tính chất của thủy triều là vị trí cũng như địa hình đáy biển. Nằm trong vịnh Bắc Bộ - một vịnh lớn, kín và phức tạp của nước ta, lại kết hợp thêm một số yếu tố địa hình của vùng thềm lục địa Nghệ An đã tạo điều kiện cho quá trình cộng hưởng của các sóng triều khi truyền vào đây.

Ngồi ra một số yếu tố khác như thiên văn, bão, gió mùa,… cũng ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm cũng như diễn biến của thủy triều trong vùng biển Nghệ An. Dưới sự tác động của các nhân tố trên, thủy triều vùng biển Nghệ An mang những đặc điểm của chế độ triều hỗn hợp. Với hệ số đặc trưng thủy triều H=3,58, thủy triều vùng biển Nghệ An được đánh giá là có chế độ nhật triều khơng đều. Trong tháng có khoảng 10 - 13 ngày thủy triều có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống. Biên độ triều ở đây khá lớn (2,5 - 3m vào kỳ nước cường) và giảm dần từ Bắc vào Nam. Nơi có biên độ lớn nhất là vùng vịnh Diễn Châu. Khi đi vào các cửa sông, biên độ triều cũng có những thay đổi đáng kể. Thủy triều vùng biển Nghệ An cũng biến thiên theo những chu kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình SWASH tính toán trường sóng và dòng chảy phát sinh do sóng ven bờ phục vụ tính toán dòng vận chuyển bùn cát do sóng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)