CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre
1.4.2.1. Kinh tế
Với 65 km đường chiều dài bở biển và hệ thống sơng ngịi phát triển, tỉnh Bến Tre có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, thuận lợi cho việc đánh bắt và ni trồng thủy sản. Tồn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực. Khu công nghiệp Giao Long và
phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước [48].
Hoạt động nơng - lâm - ngư nghiệp: Diện tích lúa nước tập trung các vùng cao trung bình và trũng thấp ở Thạnh Phú, Châu Thành, Cầu Ngang. Cây hoa màu và ăn quả như lạc, mía, nhãn, dưa hấu,… được trồng trên các giồng cát ở Châu Thành, Cầu Ngang. Rừng và đất ngập mặn tập trung ở các khu vực ven biển và các cù lao cửa sơng. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng đang bị sụt giảm nghiêm trọng do hoạt động của con người. Về nguồn lợi thủy sản, ngư dân chủ yếu khai thác, đánh bắt ven bờ với các tàu công suất nhỏ, sử dụng lưới kéo đáy, hiệu quả đạt được không cao. Nghề ni trồng thủy sản phát triển. Các lồi có giá trị cao như tôm sú, tơm càng xanh, nghêu, sị huyết được ni trồng, đem lại hiệu quả kinh tế [15, 48].
1.4.2.2 Xã hội
Đến năm 2014, tỉnh Bến Tre có khoảng 1,262 triệu người, mật độ trung bình là 535 người/km2. Tỉ lệ gia tăng dân số đạt 6,58%, trong đó có 780.027 người trong độ tuổi lao động (chiếm 62,8%). Tỉnh có 2 trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Tuy nhiên, theo điều tra, mức sống của các hộ trong vùng nghiên cứu còn thấp (<5 triệu đồng/năm), tỷ lệ các hộ đói nghèo từ 7-10%. Hầu hết là các xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa khó khăn. Số hộ nghèo cuối năm 2013 là 4.827 hộ, chiếm 13,62%. Hộ cận nghèo có 2.118 hộ, chiếm 5,95%. Hộ có thu nhập từ 130% đến 150% chuẩn hộ nghèo là 1.240 hộ, chiếm 3,52% [4,15].
Các huyện Châu Thành, Cầu Ngang có mật độ dân số cao, là khu vực có đất đai màu mỡ, chuyên canh tác lúa nước và cây ăn trái. Các huyện ven biển, đất đai bị nhiễm mặn, ít màu mỡ như Duyên Hải, Thạnh Phú có mật độ dân số thấp hơn [5].
Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông của khu vực bước đầu được chú trọng đầu tư, các tuyến đường liên huyện, liên xã được nâng cấp và mở rộng. Do diện tích ngập nước khá lớn khi triều cường nên vận chuyển đường thủy có hiệu quả nhất so với các phương tiện đi lại khác, đặc biệt là các khu vực ngập sâu thường xuyên. Bến Tre cũng có vị trí đặc biệt trong giao thơng đường bộ đối với các tình phía Nam: Thành phố Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An)
dài 86 km. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu qua TP Bến Tre, qua sông Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long. Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thị xã Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối quốc lộ 60 qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận. Tỉnh lộ 887 từ cầu Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc,… Tuy nhiên, theo đánh giá chung, cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thơng cịn thấp, đa số đường giao thông nông thơn chưa hồn chỉnh, cầu phà đều chưa an toàn [1,15,48].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU