PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ quan sơn, huyện mỹ đức, hà nội (Trang 37 - 40)

Trong nghiên cứu sinh thái nói chung và DLST nói riêng có rất nhiều các phƣơng pháp tiếp cận và phân tích khác nhau tùy thuộc vào mục đích và trình độ của các nhà nghiên cứu. Trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, có rất nhiều phƣơng pháp tiên tiến nhƣ viễn thám, GIS... giúp các nhà khoa học và và các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan và tồn diện nhất về khu vực nghiên cứu thông qua một loạt các bản đồ với những lớp thông tin khác nhau. Do hạn chế về kiến thức và điều kiện

nghiên cứu, luận văn của tôi chỉ tiến hành dựa trên các phƣơng pháp nghiên cứu DLST cơ bản và truyền thống. Đó là các phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa và thu thập tài liệu; phƣơng pháp kế thừa, thống kê, phân tích và so sánh tổng hợp; phƣơng pháp xã hội học.

2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và thu thập tài liệu

Để thực hiện đề tài luận văn, trong mỗi đợt khảo sát tại khu vực Hồ Quan Sơn, tôi tiến hành các tuyến khảo sát với mục đích khác nhau. Các tuyến khảo sát đều đƣợc tiến hành vào ban ngày, xuất phát từ hồ Giang Nội, đi dọc theo chiều dài của khu vực hồ Quan Sơn; hoặc rẽ theo các hƣớng khác nhau của các hồ nhỏ, lên các thung, đảo để khảo sát các hệ sinh thái và sự đa dạng của động thực vật trong khu vực. Bên cạnh đó, tơi cịn tiến hành khảo sát theo đƣờng đê và đƣờng liên xã dọc theo vùng hồ, lên các khu vực núi đá vơi để có thể bao qt đƣợc cảnh quan của toàn bộ khu vực này.

2.3.2. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích và so sánh tổng hợp

Phƣơng pháp này nhằm tập hợp các nguồn tài liệu hiện có về khu vực nghiên cứu; tổng hợp, thống kê, phân tích và phát hiện ra các yếu tố cũng nhƣ ảnh hƣởng của chúng đối với phát triển DLST cũng nhƣ những vấn đề quy hoạch tổng thể để phát triển DLST. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn phải đƣợc tiến hành hệ thống, kết hợp định lƣợng với định tính cũng nhƣ kết hợp với các phƣơng pháp khác [16,23].

Khu vực hồ Quan Sơn đã có một số nghiên trƣớc đây nhƣng chủ yếu là về nguồn lợi thủy sản, chất lƣợng nƣớc của vùng hồ mà chƣa có một đề tài cụ thể nào về tiềm năng du lịch cũng nhƣ thực trạng sử dụng và quản lý DLST tại đây. Tuy nhiên, các số liệu đã có từ những nghiên cứu này cùng với các số liệu nhân sinh xã hội từ các cơ quan ban ngành liên quan của huyện Mỹ Đức và các số liệu thu thập trực tiếp qua các đợt khảo sát là cơ sở khoa học cho sự thống kê và phân tích nhằm đƣa ra những kết quả và nhận định khách quan, chính xác nhất.

2.3.3. Phương pháp xã hội học

Phƣơng pháp xã hội học đƣợc áp dụng để điều tra các đặc điểm tự nhiên, xã hội của đối tƣợng đƣợc khảo sát. Phƣơng pháp thƣờng dùng là lấy ý kiến của cộng

đồng địa phƣơng, khách du lịch, các thành viên tham gia vào du lịch cũng nhƣ các thành viên tiến hành quy hoạch du lịch. Thực hiện phƣơng pháp điều tra xã hội học gồm các bƣớc: xác định các vấn đề cần điều tra, thiết kế bảng hỏi, lựa chọn đối tƣợng và khu vực để điều tra, thời gian tiến hành điều tra, xử lý các kết quả điều tra [12].

Khi tiến hành khảo sát tại khu vực hồ Quan Sơn, tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn ngƣời dân sống trong khu vực, những ngƣời tham gia hoạt động du lịch và khách du lịch về cảnh quan, tính hấp dẫn, sự đa dạng của các lồi động thực vật và các hệ sinh thái của khu vực; đánh giá, nhận xét của mỗi ngƣời về khu DLST hồ Quan Sơn cũng nhƣ những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện và phát triển hơn nữa các hoạt động du lịch bền vững ở khu vực này.

Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng du lịch và đề xuất định hướng quy hoạch du lịch sinh thái ở vùng hồ quan sơn, huyện mỹ đức, hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)