Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa chỉ tiêu phục vụ cho việc vạch tuyến mở đường vùng vành đai biên giới việt nam trung quốc (Trang 26)

1.3.1 .Đặc điểm tuyến đi

1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG

1.4.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 7.976,070 km 2 , chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đỏ sét và đá vơi, có kết cấu khá chặt chẽ. Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 62.274,3 ha, chiếm 7,10% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ruộng lúa, màu là 12.741,42 ha, đất nương rẫy 30.275,51 ha, đất trồng cây hàng năm khác 7.938,52 ha, đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là chè) 3.275,85 ha, đất vườn tạp 1.173 ha, đất đồng cỏ chăn nuôi 5.778 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 410 ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng 282.647 ha, độ che phủ đạt 30,3%, hầu hết là rừng phịng hộ, trong đó rừng tự nhiên là 274.651 ha, rừng trồng 9.045,94 ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61 ha, trong đó đất giao thông 2.972,52 ha, đất xây dựng 379,26 ha, đất ở 1.918,443 ha. Đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng cịn rất lớn, 525.892 ha (chiếm 58% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chưa sử dụng là rất lớn, khoảng 524.658,81 ha.

Hình 1.10. Đất đai Hà Giang ở vùng cao 1.4.2.2. Tài nguyên rừng Hà Giang 1.4.2.2. Tài nguyên rừng Hà Giang

Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các lồi gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trị chỉ, thơng đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang khơng những giữ vai trị bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.

Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).

Với đặc điểm là một tỉnh có diện tích rừng tương đối lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trính khảo sát xây dựng đường tuần tra đó là: Ảnh hưởng đến tầm nhìn, tầm quan sát, khi đi qua những khu rừng bảo tồn sẽ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng,

1.4.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khống sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngồi ra, cịn có nhiều khống sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.

1.4.2.4. Tài nguyên nước

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Tồn tỉnh đạt bình qn lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hồng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hồng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm. . .

Hệ thống sơng suối, trên địa bàn có 3 con sơng chính: sơng Lơ, sơng Miện và sơng Gâm, ngồi ra cịn nhiều sơng suối khác như sông Nho Quế, sông Bạc,... Hệ thống chứa nước và tiêu thụ nước của tỉnh Hà Giang được thể hiện trên 3 sơng chính sau:

- Sơng Lơ: Bắt nguồn từ Trung Quốc có độ cao 1.500m, chảy vào Việt Nam rồi chuyển theo hướng Bắc nam tại Hà Giang, nó đi qua tồn bộ huyện Vị Xuyên và phần Đơng Bắc huyện Quang Bình, sơng dài 312 km với diện tích lưu vực là 6.860km 2, trong đó phần diện tích trên lãnh thổ Việt Nam là 2.190 km2 và chiều dài 102km.

- Sông Miện: Bắt nguồn từ Trung Quốc qua địa phận huyện Yên Minh từ độ cao 700m, chảy từ Tây sang Đông rồi đổ ra sông Lô. Tổng chiều dài sông là 159km, đoạn trong huyện Yên Minh chỉ có 64 km. Diện tích lưu vực khoảng 2.958km2.

- Sông Gâm: Bắt nguồn từ Cao Bằng chạy dọc địa bàn huyện Bắc Mê, diện tích tồn bộ sông Gâm là 59.900km2 , trong đó phần hứng nước thuộc địa phận tỉnh Hà Giang là 23.100km2.

Do đặc điểm địa hình của tỉnh có độ dốc lớn, sơng suối có nhiều thác gềnh, lưu lượng nước hàng năm có sự biến đổi và biến động theo mùa do đó diện tích lưu vực và tần suất dịng chảy khác nhau gây ra những hạn chế như nún, sạt ảnh hưởng đến giao thông, song đây lại là một tiềm năng, lợi thế về nguồn nước để xây dựng thuỷ điện. Tỉnh cần quy hoạch, khai thác triệt để nguồn tiềm năng này đáp ứng ngày càng tốt hơn cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Hình 1.11. Thủy văn của hà Giang: sơng Gâm

Với hệ thống sông suối thác ghềnh nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc tính tốn xây dựng cầu, cống, đập… khi tuyến đường đi qua sông, qua suối.

1.4.3.Đặc điểm dân cư, kinh tế-xã hội 1.4.3.1. Dân cư, dân tộc và nguồn lao động 1.4.3.1. Dân cư, dân tộc và nguồn lao động - Dân số:

+ Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 dân số của tỉnh Hà Giang là 602.665 người, mật độ dân số là 38 người/km2 trong đó dân số thành thị chiếm 16%, nơng thơn chiếm 86%; tốc độ tăng dân số là 21,08%. Số dân trong độ tuổi lao động là

174.200 người chiếm 50,8% so với tổng dân số. Số lao động qua đào tạo khoảng 34.033 người chiếm 22,8%. Hà Giang là nơi sinh sống của 21 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Thái chiếm 33,5%, dân tộc H' Mơng chiếm 23,6%, dân tộc Dao chiếm 14,4%, dân tộc Kinh chiếm 11,2%, dân tộc Hà Nhì chiếm 5,6% cịn lại là các dân tộc khác chiếm 11,7%.

Hình 1.12. Hình ảnh về đồng bào dân tộc Hà Giang

+ Dân số tỉnh Hà Giang sống rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhiều dân tộc vẫn cịn tình trạng sống du canh, du cư đã ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn Lao động của tỉnh:

+ Đến năm 2009 số lao động được đào tạo 26.241 người, số lao động chưa có việc làm ổn định khoảng 5.628 người, số lao động thành thị19.874 người, số lao động nông thôn là 138.675 người.

+ Sự chênh lệch về trình độ học vấn, dân trí giữa các vùng trong tỉnh khá cao, nhất là các dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán lạc hậu đã tác động lớn tới việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa.

- Lao động công nghiệp:

+ Hoạt động lao động sản xuất cơng nghiệp có đóng góp đáng kể vào nguồn thu cho ngân sách và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tạo việc làm, góp phần giải quyết việc xóa đói giảm nghèo. Các cơ sở công nghiệp thường gắn với các trung tâm huyện, xã, các hoạt động sản xuất cơng nghiệp có sự

tác động với các ngành kinh tế khác như việc hình thành các vùng cây cơng nghiệp chun canh, góp phần phát triển lao động các ngành nông, lâm nghiệp.

+ Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, và chủ yếu là lao động phổ thông, tập trung phần lớn ở các cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá thể, HTX thủ cơng, mang tính thời vụ.

+ Lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh năm 2009 có khoảng 10.260 người, trong đó có 8.128 lao động trong khu vực ngoài quốc doanh chiếm 80% tổng số lao động sản xuất công nghiệp.

+ Sự phân bố cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu tập trung ở các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo (khoảng 72%) đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành.

Với đặc điểm là một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đặc biệt là các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa gần biên giới Việt – Trung thì việc xây dựng ĐTTBG sẽ giúp giao thông đi lại của đồng bào được thuận tiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế nhân cao đời sống cho nhân dân.

1.4.3.2.Tiềm năng kinh tế

1.4.3.2.1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Do điều kiện địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh cùng với diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân cư thấp và phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thị trấn, thị xã và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực tập trung nên việc đi lại giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phương khác của cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Đó cũng là trở ngại lớn trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do đơn giá quá cao, lãi suất đầu tư lớn, khả năng huy động và sự đóng góp của nhân dân hạn chế. Bên cạnh những khó khăn, hạn chế trên, điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông - lâm nghiệp và thương mại - dịch vụ - du lịch với các ưu thế nổi bật như: có diện tích đất đai chưa được khai thác rất rộng lớn; có

khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc, có nhiều danh lam thắng cảnh với bản sắc văn hoá dân tộc phong phú.

1.4.3.2.2. Tiềm năng du lịch

Hà Giang có nhiều danh lam thắng cảnh và địa danh lịch sử, có nhiều dân tộc cư trú với bản sắc và truyền thống văn hoá đặc thù. Hà Giang là một tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch như khu du lịch sinh thái Thạch Long Viên, hang Tựng Bá, cao ngun đá Đồng Văn… Ngồi ra, Hà Giang cịn có các lễ hội truyền thống như: lễ hội chợ tình Khau Vai, lễ hội mừng Măng Mọc, lễ hội trọi trâu và nhiều lễ hội của những dân tộc Mảng, Kháng, Sinh Mun, La Hử, Khơ Mú, Phự Lỏ… Đó là một thế mạnh, một lợi thế so sánh lớn. Nếu nghiên cứu và đầu tư hợp lý, Hà Giang sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ - thương mại và du lịch của khu vực.

Hình 1.13. Du lịch Hà Giang với nhiều tiềm năng 1.4.3.3. Cơ sở hạ tầng 1.4.3.3. Cơ sở hạ tầng

Hà Giang là tỉnh miền núi cao, địa hình hiểm trở, hệ thống giao thơng cịn nhiều khó khăn. Giao thơng chủ yếu là đường bộ; đường dốc dài và có nhiều khúc khuỷu, giao thông đường thủy phụ thuộc hoàn toàn vào mùa mưa; tỉnh chưa có tuyến đường sắt, đường hàng khơng lên nhu cầu đi lại cịn gặp nhiều khó khăn.

+ Đường quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 4 tuyến đường Quốc lộ đi qua là các tuyến QL2, QL2C, QL 34, QL 4C với tổng chiều dài 337 km, có 154 km thảm bê tông nhựa, 183 km mặt đường đá dăm láng nhựa.

+ Đường tỉnh lộ: Gồm 3 tuyến là tỉnh lộ 34 (Hà Giang – Bắc Mê) dài 52km; tỉnh lộ 279 (Bắc Quang (Hà Giang)_ Na Hang (Tuyên Quang) dài 65km, tỉnh lộ 178 (Bắc Quang_ Xớn Mần) dài 48 km Tổng số chiều dài đường tỉnh lộ là165 km. + Đường liên huyện, liên xã: Có tổng chiều dài 529 km chủ yếu là các loại đường nông thôn loại A, B. Mặt đường cấp phối với chiều dài là 310 km và đường tự nhiên với chiều dài 282 km; hầu hết các tuyến mới chỉ đi lại được vào mùa khô.

Hình 1.14. Giao thơng Hà Giang cịn nhiều khó khăn 1.4.3.4. Tai biến thiên nhiên 1.4.3.4. Tai biến thiên nhiên

Tỉnh Hà Giang có phần lớn là diện tích đất đồi núi, địa hình chia cắt mạnh, dễ gây nên sạt lở đất đai, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp và dân sinh cho các huyện miền núi nói riêng và cả tỉnh nói chung. Tình trạng sạt lở đất hàng năm xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng hơn tập trung tại 2 huyện Hồng Su Phì, Xín Mần ...

Huyện Xín Mần và Hồng Su Phì là 2 huyện vùng cao núi đất nằm ở phía tây của tỉnh, địa hình chia cắt phức tạp do kết cấu đất, khí hậu chia 2 mùa đặc trưng (mùa mưa và mùa khơ). Về mùa mưa tính từ năm 2000 - 2004 năm nào cũng bị sạt lở : Huyện Xín Mần mỗi năm bị sạt lở từ 30.000 - 40.000 m3, Huyện Hồng Su Phì năm 2000 : 143.532 m3; 2001 : 6.060 m3; 2002 : 447.800,5 m3; 2003 : 2.000 m3; 2004 : 32.638 m3; gây ách tắc giao thông nghiêm trọng các tuyến đường nội huyện vùi lấp đất nông nghiệp. Đặc biệt năm 2002 có trận lũ quét lịch sử gây thiệt hại lớn về người và của.

Hà giang là một tỉnh miền núi cực bắc của tổ quốc với địa hình hiểm trở, nhiều dãy núi cao, vực sâu, địa chất phức tạp, đường xá giao thơng chưa phát triển gây nhiều khó khăn cho việc khảo sát, xây dựng ĐTTBG trên địa bàn tỉnh.

1.5. Tổng quan về GIS

Trong hơn một thập kỷ qua, hệ thống thông tin địa lý đã được phát triển mạnh mẽ và ngày càng thêm hồn thiện.

GIS hiện nay đó trở thành một khoa học (Science) hay ít nhất là một chuyên ngành độc lập được sử dụng trong nhiều cơ quan chính phủ và trường đại học, nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau do khả năng liên kết với nhiều lĩnh vực khoa học khác như Viễn thám, hệ thống định vị toàn cầu GPS, máy tính, tin học …

Hình 1.15. Sự tương quan giữa GIS và các hệ thông tin khác 1.5.1. Các khái niệm cơ bản về GIS 1.5.1. Các khái niệm cơ bản về GIS

Hệ thông tin địa lý GIS- Geographic information system (GIS) là một tổ chức tổng thể của bốn hợp phần: phần cứng máy tính, phần mềm, tư liệu địa lý, người điều hành, mạng thơng tin và quy trình được thiết kế hoạt động một cách có hiệu quả nhằm tiếp nhận, lưu trữ, điều khiển, phân tích và hiển thị toàn bộ các dạng dữ liệu địa lý. GIS có mục tiêu đầu tiên là xử lý hệ thống dữ liệu trong môi trường không gian địa lý. (Viện nghiên cứu môi trường Mỹ -1994.)

Sau này, do sự hỗ trợ của cơng nghệ tin học và tính đa dạng của các hệ thống ứng dụng mà năm 2000, ESRI bổ sung thêm vào định nghĩa là cấu trúc của GIS có

thêm hai hợp phần là quy trình và mạng. Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi

và được quan niệm như một định nghĩa chính thức về GIS.

Định nghĩa GIS theo một hay nhiều cách khác nhau nhưng chúng đều thể hiện những nét chính là xử lý các dữ liệu địa lý cho ra các thơng tin hữu ích bằng cơng nghệ tin học.

Những đối tượng sử dụng GIS thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: - Các nhà địa lý dùng GIS trong nghiên cứu địa hình, vẽ bản đồ, nghiên cứu sinh thái cảnh quan, biến động địa lý.

- Các nhà địa chất dùng GIS trong nghiên cứu địa chất như sự phân bố của các loại đá trên bề mặt Trái Đất (không gian), các cấu trúc địa chất (đứt gẫy), hiển thị địa chất 3 chiều, thiết lập các lát cắt địa chất, nội suy dị thường địa hóa và khoáng sản và vạch ra các vùng tiềm năng khoáng sản.

- Các nhà địa vật lý dùng GIS sử dụng các dị thường địa vật lý, vẽ mật độ dị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa chỉ tiêu phục vụ cho việc vạch tuyến mở đường vùng vành đai biên giới việt nam trung quốc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)