Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình mike urban tính toán thoát nước cho thành phố hà tĩnh dưới tác động của biến đổi khí hậu (Trang 30 - 59)

Đơn vị hành chính Tổng số hộ Tổng số nhân khẩu (Người) Phân theo thành thị, nơng thơn Tổng diện tích tự nhiên (km2) Mật độ dân số (người/km2) Thành thị Nông thôn Tổng số 29,375 104,037 72,792 31,245 56.5497 1,840 Phường Trần Phú 2,275 7,894 7,894 - 0.9006 8,765 Phường Nam Hà 2,165 7,590 7,590 - 1.0937 6,940 Phường Bắc Hà 2,882 9,964 9,964 - 0.9734 10,236 Phường Nguyễn Du 1,908 6,691 6,691 - 1.0618 6,302 Phường Tân Giang 2,003 6,863 6,863 - 2.0471 3,353 Phường Đại Nài 1,859 6,229 6,229 - 4.2843 1,454 Phường Hà Huy Tập 1,795 6,513 6,513 - 2.3531 2,768 Phường Thạch Quý 2,372 8,264 8,264 - 6.2595 1,320 Phường Thạch Linh 2,392 8,700 8,700 - 3.3948 2,563 Phường Văn Yên 1,166 4,084 4,084 - 2.6016 1,570 Xã Thạch Trung 2,859 10,498 - 10,498 6.1462 1,708

Xã Thạch Hạ 1,842 6,844 - 6,844 5.5289 1,238

Đơn vị hành chính Tổng số hộ Tổng số nhân khẩu (Người) Phân theo thành thị, nông thôn Tổng diện tích tự nhiên (km2) Mật độ dân số (người/km2) Thành thị Nông thôn Xã Thạch Đồng 1,098 3,810 - 3,810 3.3971 1,122 Xã Thạch Hưng 1,104 4,063 - 4,063 4.6704 870 Xã Thạch Bình 753 2,803 - 2,803 3.8651 725 Nguồn: hatinhcity.gov.vn Về cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân hàng năm của thành phố Hà Tĩnh trên 12%. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt trên 57 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng thương mại – dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản giảm. Trong đó, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ đạt 56,04% tăng so với 42,45% năm 2014 và 34,64% năm 2012; công nghiệp - xây dựng đạt 41,09% tăng so với 37,64% năm 2014 và nông nghiệp - thủy sản là 2,87% giảm so với 19.91% năm 2014.

1.1.5.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Hà Tĩnh phát triển đạt đơ thị loại I, có cấu trúc phát triển bền vững, sử dụng đất hiệu quả, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai.

Về dân số

Dự báo đến năm 2020 dân số thành phố Hà Tĩnh khoảng 150.000 người (dân số đô thị khoảng 115.000 người chiếm 76%), vùng phụ cận 105.000 người.

Dự báo đến năm 2030 dân số thành phố Hà Tĩnh khoảng 315.000 người (dân số đô thị khoảng 200.000 người chiếm 80%), vùng phụ cận 115.000 người.

Hình 1.3: Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 theo thành phố Hà Tĩnh

Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Về phân vùng phát triển đô thị

Quy hoạch 14 khu vực phát triển chính cho tồn khu vực nghiên cứu. Khu vực phụ cận xác định các hướng phát triển nhằm kết nối hạ tầng, kết nối không gian với các khu vực trong thành phố, đảm bảo tính bền vững cho các khu phát triển. Bao gồm các khu vực: Khu vực bảo tồn, chỉnh trang cải tạo; Khu vực cải tạo xây mới; Khu vực hạn chế phát triển ven sông; Khu đơ thị mới phía Tây; Khu nghiên cứu, đào tạo, sản xuất cơng nghệ cao; Khu du lịch – dịch vụ; Khu kiểm soát đặc biệt; Khu bảo tồn cảnh quan; Khu dân cư nông thôn vùng phụ cận và vùng chưa phát triển đô thị.

Về quy hoạch sử dụng đất

Định hướng quy hoạch sử dụng đất tới năm 2020: Đất xây dựng đô thị TP Hà Tĩnh khoảng 2.796,1ha, bao gồm: Đất dân dụng khoảng 1.902ha và đất ngoài dân dụng khoảng 894,1ha.

Định hướng quy hoạch sử dụng đất tới năm 2030: Đất xây dựng đô thị TP Hà Tĩnh khoảng 4.116ha bao gồm đất dân dụng khoảng 2.720,3ha và đất ngoài dân dụng khoảng 1.395,7ha.

Về phát triển hạ tầng kỹ thuật – Chuẩn bị kỹ thuật: San nền và Thoát nước mưa

* San nền:

- Khu vực TP cũ: Việc sna nền các cơng tình xây dựng mới phải cùng cốt với nền cũ để đảm bảo cho nước mưa tự chảy, không gây ứ đọng ngập úng cục bộ.

- Khu vực xây mới: Cao độ nền xây dựng ≥ +2,5m, ứng với tần suất P = 5%. Khu công nghiệp ≥ +3,0m (ứng với P = 1%).

* Thoát nước mưa:

- Hướng thốt nước chính: Thốt ra hệ thống sơng xung quanh thành phố. - Hệ thống thoát nước mưa: Sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn trong khu vực xây dựng mới để đảm bảo môi trường đô thị.

- Tồn thành phố thốt nước theo 8 lưu vực chính:

+ Lưu vực 1 gồm phường Bắc Hà, Tân Giang, Nam Hà và một phần phường Nguyễn Du, phường Thạch Q thốt ra Hào Thành, sơng Cụt và tuyến T1 qua hồ điều hịa ra sơng Rào Cái.

+ Lưu vực 2 gồm phường Nguyễn Du, phường Trần Phú, xã Thạch Trung, thốt theo kênh T4, hồ điều hịa Thạch Trung qua cống Vạn Hạnh ra sông Cày.

+ Lưu vực 3 gồm phường Đại Nài, phường Văn Yên, Nam Hà, một phần phường Hà Huy Tập thoát theo kênh T2, hồ Bồng Sơn, hồ điều hòa xây mới ở phường Văn n ra Đập Cót rồi thốt ra sơng Rào Cái.

+ Lưu vực 4 gồm phường Trần Phú, một phần phường Thạch Linh thoát ra kênh T3 qua cống Đập Vịt rồi thốt ra sơng Cày.

+ Lưu vực 5 gồm xã Thạch Hạ một phần thốt về kênh T4 thốt ra sơng Cày, một phần thoát theo kênh T8 ra sông Rào Cái.

+ Lưu vực 6 gồm phường Thạch Quý, xã Thạch Hưng, xã Thạch Đồng, xã Thạch Mơn thốt ra kênh T8, hồ điều hịa Thạch Q ra sơng Rào Cái.

+ Lưu vực 7 gồm một phần phường Thạch Linh, Thạch Đài, một phần phía Tây phường Trần Phú thốt ra sơng Cầu Đông.

+ Lưu vực 8 gồm Thạch Tân, một phần phía Tây phường Hà Huy Tập thốt ra sơng Cầu Phủ.

1.2 Tổng quan về ngập lụt đô thị

Các đô thị lớn ở Việt Nam đã và đang trải qua những thiệt hại nặng nề do ngập lụt từ nhiều năm nay. Những trận mưa có cường độ lớn kéo dài từ 1 đến nhiều giờ khiến các đường phố trong đô thị bị úng ngập trong nhiều giờ theo đó. Điển hình như tại Hà Nội, trận mưa lịch sử vào cuối tháng 10/2008 với tổng lượng mưa phổ biến từ 350 - 550 mm đã gây nên tình trạng ngập úng lớn, kéo dài tại Hà Nội, làm thiệt hại về kinh tế lên hàng ngàn tỷ đồng. Tại TP. Hồ Chí Minh, ngập lụt là một vấn đề nan giải, đặc biệt là trong các tháng mùa mưa tình hình ngập lụt nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên, ảnh trực tiếp đến đời sống người dân và kinh tế xã hội. Tại Hà Tĩnh, trận lũ lịch sử vào tháng 10/2010 đã làm ngập lụt tất cả 12 huyện trong tỉnh và đặc biệt tại TP Hà Tĩnh có 16/16 phường bị ngập.

Ngập lụt đô thị là hệ quả tất yếu của hoạt động của con người trong quá trình đơ thị hóa trên những lưu vực tự nhiên. Q trình đơ thị hóa đã làm thay đổi sâu sắc chế độ dịng chảy trên lưu vực các đơ thị.

1.2.1 Các nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống ngập lụt đô thị

Các nguyên nhân gây ra ngập lụt tại các các thành phố lớn có thể kể đến như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, lũ thượng nguồn, tốc độ đơ thị hóa... Tổng hợp các nguyên nhân chính gây ngập lụt đơ thị ở Việt Nam và trên thế giới bao gồm có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

1.2.1.1 Các nguyên nhân gây ngập lụt đô thị

Tổng hợp tất cả các ngun nhân chính gây ra ngập lụt đơ thị có thể chia làm hai loại gồm có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan:

- Thành phố thường đặt ở những nơi có địa hình thấp, ở vùng đồng bằng, ven biển thuộc châu thổ các con sông lớn. Ở Việt Nam các thành phố lớn đều nằm ở châu thổ các sống lớn như sơng Hồng, sơng Thái Bình, sơng Lam, sơng Cửu Long... nên địa hình ở đây khá bằng phẳng. Tiêu tự chảy bị hạn chế, tiêu thoát nước phụ thuộc nhiều vào tiêu động lực.

- Nguyên nhân từ mưa rất quan trọng trong việc gây ngập lụt thành phố, vì mưa là yếu tố khí tượng ngẫu nhiên cộng thêm sự biến đổi lượng mưa, cường suất mưa trong điều kiện hiện tại và tương lai khiến việc ứng phó trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân chủ quan:

- Do hệ thống tiêu thốt nước thiết kế khơng phù hợp với tốc độ đơ thị hóa của thành phố. Trong q trình phát triển, thiết kế ban đầu khơng đáp ứng tình hình mới cộng với xây dựng mới hay cải tạo khơng đồng bộ và chưa có quy hoạch dẫn đến việc giảm hiệu quả cơng trình trong tiêu thoát nước.

- Do cấp quản lý chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, vận hành giữa các cấp, các ngành liên quan.

- Do nạn chặt phá rừng đầu nguồn khiến lũ đổ về nhanh, các đơ thị ngồi việc tiêu thoát nước nội tại còn phải chịu áp lực từ lũ thượng nguồn dồn xuống.

Một số thành phố được xây ở miền núi có thể thốt nước nhờ địa hình nhưng vẫn xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ là do thiết kế, quy hoạch thoát nước chưa đáp ứng được thực tế, không đảm bảo khả năng tiêu thốt nhanh chóng.

1.2.1.2 Các biện pháp phịng, chống ngập lụt đơ thị

Ngập lụt đô thị không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng con người nhưng lại ảnh hưởng lớn đến kinh tế và đời sống người dân. Vì vậy, các biện pháp giảm thiểu ngập

úng đô thị là biện pháp giúp tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Có thể kể đến biện pháp cơng trình và phi cơng trình để phịng, chống ngập lụt đơ thị.

Biện pháp cơng trình xây dựng phịng và chống ngập lụt đơ thị gồm có các cơng tình phịng chống lũ lụt như: chỉnh trị sông, đắp, gia cố đê, xây dựng cơng trình phân lũ, xây dựng hồ chứa và chậm lũ, xây dựng hệ thống thốt nước, xây dựng các cơng trình xử lý đất đai. Các biện pháp cơng trình đã và đang có những hiệu quả tích cực trong giảm thiểu ngập lụt đơ thị.

Biện pháp cơng trình mang lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên cũng cần coi trọng các biện pháp phi cơng trình như: Quản lý đất đai vùng ngập, dự báo lũ, lập kế hoạch dự phòng tổn thất do lũ... Các biện pháp phi cơng trình đều nhằm giảm mức ảnh hưởng của lũ lụt gây ra mà không làm ảnh hưởng đến đặc tính tự nhiên của lũ.

1.2.2 Các vấn đề về thốt nước đơ thị ở Thành phố Hà Tĩnh

1.2.2.1 Thực trạng ngập úng ở thành phố Hà Tĩnh

Hiện tượng ngập úng TP Hà Tĩnh (thị xã Hà Tĩnh trước đây) đã và đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn. Những năm gần đây, hàng năm đều xảy ra ngập úng sau mỗi trận mưa, có những năm như năm 2016, TP phải đón nhận 4 ÷ 5 lần ngập lụt trong mùa mưa. Một số năm điều tra được về tình hình ngập lụt như sau:

Năm 1999, toàn bộ thị xã Hà Tĩnh bị ngập với độ sâu từ 1 ÷ 2m, trong thời gian từ 2 ÷ 3 ngày. Diện tích ngập từ 30 ÷ 70 ha trên diện tích từ 105 ÷ 146 ha ở các phường Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang và Trần Phú, trong năm ngập từ 2 ÷ 4 lần với thời gian ngập lụt từ 2 ÷ 5 giờ. Độ sâu ngập cao nhất là 0,6m, trung bình ngập từ 0,4 ÷ 0,5m. Số người bị ảnh hưởng ước tính là 10.600 người.

Nguyên nhân phần lớn là thiếu hoặc khơng có đường cống thốt nước, một số nơi có hệ thống thốt nước nhưng khơng hiệu quả do cốt thấp và cống quá nhỏ.

Từ 2010 – nay, hầu như đều ngập sau mỗi đợt mưa lớn.

chủ yếu trong mức ngập từ 0,5 ÷ 2,5m. Cụ thể, đối với tồn lưu vực diện tích ngập ứng với các mức độ ngập từ 0,5 ÷ 1m; từ 1 ÷ 1,5 m; từ 1,5 ÷ 2m và từ 2 ÷ 2,5m lần lượt là 90,8 km2, 67 km2, 45,6 km2 và 17,9 km2 lần lượt tương ứng với 33,7%; 24,8%; 16,9% và 6,6% tổng diện tích ngập của lưu vực. Đối với khu vực thành phố diện tích ngập ứng với các mức độ ngập từ 0,5 ÷ 1m; từ 1 ÷ 1,5m; từ 1,5 ÷ 2m và từ 2 ÷ 2,5m lần lượt là 12,6km2, 10,8km2, 11,5km2 và 7,3km2 lần lượt tương ứng với 26,6%; 22,7%; 24,2% và 15,3% tổng diện tích ngập của khu vực thành phố.

Năm 2015, các điểm ngập tháng 4/2015 từ 0,20 ÷ 0,40m, các tuyến đường trung tâm đều bị ngập, các tuyến đường ngập sâu nhất là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Du, Lê Ninh, Hải Thượng Lãn Ông và Nguyễn Thị Minh Khai. Cùng năm đợt mưa tháng 9/2015 gây ngập với độ sâu ngập từ 0,20 ÷ 0,50m với độ sâu ngập lớn nhất ở các tuyến Nguyễn Du, Lê Ninh và Hải Thượng Lãn Ông.

Năm 2016, từ tháng 9 đến cuối tháng 11 có 4 lần ngập. Trận mưa lớn từ ngày 13 - 16/10/2016 đã khiến TP Hà Tĩnh ngập sâu. Một số điểm như: đoạn đường Trần Phú từ ngã ba Phan Đình Phùng đến ngã tư Vũ Quang, đoạn đường phía Tây Bệnh viện Đa khoa tỉnh... chỉ sau 1 giờ mưa lớn đã ngập đến 0,40m, Nguyễn Du, Hải Thượng Lãn Ơng, Nguyễn Cơng Trứ, Trần Phú… bị ngập sâu gần 1m.

Ngã tư Hải Thượng Lãn Ơng – Nguyễn Cơng Trứ Đường Nguyễn Du (16/07/2018)

Hình 1.4: Tình trạng ngập tại các tuyến đường thành phố Hà Tĩnh

Hình 1.5: Tình trạng ứ tắc tại hố ga do xả rác 1.2.2.2 Các giải pháp cho thoát nước thành phố Hà Tĩnh 1.2.2.2 Các giải pháp cho thoát nước thành phố Hà Tĩnh

Tình trạng ngập úng diễn tại TP Hà Tĩnh nguyên nhân chính là do mưa lớn kèm theo hệ thống thốt nước chưa hồn chỉnh, việc đấu nối giữa hệ thống mới và cũ chưa đồng bộ, các hồ điều hòa chưa phát huy hiệu quả. Hệ thống thoát nước chỉ mới bảo

phủ được 57% khu vực thành phố, hoạt động yếu kém do không được duy tu và quá tải do tốc độ đơ thị hóa q nhanh.

Một trong những nguyên nhân không nhỏ gây ngập úng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh là ở ý thức của người dân. Việc tự ý xây dựng, cơi nới nhà cửa lên mương thốt nước; xả rác vơ tư của người dân cũng vơ tình bịt những lỗ thốt nước trên các tuyến đường. Trong quá trình xây dựng, vận chuyển các vật liệu như cát sỏi gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các hố ga, miệng cống làm giảm tiết diện tải nước cũng như làm tăng độ nhám của hệ thống. Đặc biệt, một số hộ còn xả rác bừa bãi ra đường dẫn đến bít đường ống làm cho tình trạng tiêu thốt nước khó khăn.

TP đã có nhiều chủ trương chính sách để giải quyết vấn đề ngập lụt thường xuyên, hàng năm. Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, khảo sát các cống thốt nước trên địa bàn, chủ động trong cơng tác khắc phục và giảm ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố trước mùa mưa lũ. UBND TP Hà Tĩnh đã xây dựng báo cáo trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Cơng ty CP Mơi trường và Cơng trình đơ thị Hà Tĩnh là đơn vị được giao quản lý vận hành hệ thống thoát nước của Thành phố, đề xuất giải pháp khắc phục và giảm ngập úng cục bộ trên địa bàn.

Bên cạnh việc tăng cường biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả cho thoát nước TP Hà Tĩnh cịn cần phát triển các cơng cụ và mơ hình để giải bài tốn ngập lụt cho TP. Đã có khá nhiều dự án đã được triển khai để giải quyết nhiều mặt liên quan đến vấn đề ngập lụt TP Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình mike urban tính toán thoát nước cho thành phố hà tĩnh dưới tác động của biến đổi khí hậu (Trang 30 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)