CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.2. Đặc điểm khí hậu và hải văn
a. Đặc điểm khí hậu
Huyện đảo Lý Sơn nằm trong cụm đảo Cù Lao Chàm - Lý Sơn thuộc vùng sinh thái các đảo ven bờ Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt đới nóng và ẩm, có chế độ “mưa trái mùa” cuối thu - đầu đông (tháng 8 đến tháng 1 năm sau).
Do đảo Lý Sơn nằm ở trên Biển Đơng, lại có vị trí ở vĩ độ thấp, nên có chế độ nắng thuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ nước ta, với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.430,3 giờ/năm. Hàng năm nhận được một lượng nhiệt lớn. Tổng lượng bức xạ trên lãnh thổ là trên 300 kcal/cm2/năm. Đây là yếu tố chi phối nguồn nhiệt khá cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5oC. Tuy vậy, do chịu tác động của gió mùa Đơng Bắc nên chênh lệch nhiệt độ năm còn cao. Ảnh hưởng do hoạt động của gió mùa Đơng Bắc thể hiện qua giá trị thấp của nhiệt độ (tối thấp, tối thấp tuyệt đối) và giá trị khá cao của độ ẩm (trung bình 85%).
Tháng 8, 10 hàng năm nhiệt độ thường xuống thấp do ảnh hưởng của gió bão. Tháng 2 và 3 trời lạnh và có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đo được là 17,8oC, mùa hạ cịn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên nhiệt độ có lúc lên đến 35,5o
C.
Nguồn nhiệt cao và độ nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có thể tiến hành khai thác cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng quanh năm, đồng thời có thể sử
dụng nguồn quang năng này để bố trí các trạm điện mặt trời phục vụ nhu cầu năng lượng của dân cư trên đảo.
Huyện đảo Lý Sơn có mùa mưa lệch pha kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa tập trung trong mùa mưa khoảng 71%, mùa ít mưa kéo dài khoảng 5 tháng (từ tháng 2–4 và 6–7). Tổng lượng mưa năm khá lớn khoảng 2.260 mm/năm. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết nóng và khơ, do chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam. Độ ẩm khơng khí trung bình trên khu vực huyện đảo Lý Sơn là 85%.
Tốc độ gió trên vùng huyện đảo Lý Sơn thuộc loại thấp so với các vùng hải đảo khác, trung bình 1,5 m/s, cao nhất là thời kỳ gió mùa Đơng Bắc (tháng 10 - 4) 5– 10 m/s, tuy nhiên, cũng có lúc có thể lên đến 30–40 m/s, chủ yếu là trong tháng 10 trong mùa gió Đơng Bắc. Do vậy việc sử dụng năng lượng gió so với các huyện đảo khác cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khí hậu cho phát triển kinh tế - xã hội.
Điều kiện khí hậu ở đảo Lý Sơn phù hợp với cây đặc sản hành, tỏi của vùng và cho phép phát triển một số loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, na, dưa hấu… và một số loại rau xanh. Ngoài ra, điều kiện khí hậu ở đây cũng thuận lợi cho sức khỏe con người nhất là cho các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển… Tuy nhiên cần lưu ý cảnh báo trong thời kỳ có dơng, bão, gió mùa Đơng Bắc tràn về.
b. Hải văn
Đảo Lý Sơn cũng như nhiều hịn đảo khác được biển bao bọc, vì vậy ln chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng thủy văn biển. Chính các yếu tố này là một trong những điều kiện tiên quyết cho các hoạt động kinh tế của đảo.
Vùng biển Lý Sơn nằm trong vùng giao thoa giữa chế độ nhật triều và bán nhật triều. Dòng chảy - chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịng chảy biển Đơng, vào mùa đơng, dịng chảy ven bờ có hướng từ phía Bắc xuống phía Nam, với tốc độ có khi đạt tới 50–70 cm/s; vào mùa hè dịng có hướng ngược lại, theo hướng từ phía Nam lên phía Bắc, với tốc độ đạt tới 30–60 cm/s. Hướng sóng chủ đạo là hướng Nam, chiều cao sóng lớn nhất là 2,4 m.