So sánh mực nước khu vực ven bờ An Thành (QN2), tháng 10/2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình delft3d mô phỏng nước dâng bão ở đảo lý sơn (Trang 76 - 81)

3.4. Thảo luận

Mức độ dâng cao của mực nước biển do ảnh hưởng của các trường khí tượng hải văn trong bão cũng còn phụ thuộc vào vào trạng thái thủy triều khi bão đổ bộ vào, hướng tác động chính của bão và địa hình đáy của khu vực. Do vùng biển khu vực đảo Lý Sơn, ảnh hưởng của các hiệu ứng dồn nước nhỏ hơn vùng biển ven bờ Quảng Ngãi nên nước dâng do bão ở ven bờ đảo Lý Sơn luôn nhỏ hơn so với vùng ven bờ khoảng 10–20 cm. Mặc dù Lý Sơn là 1 đảo nhỏ (diện tích chỉ khoảng 10 km2) nhưng trong một số trường hợp, sự ảnh hưởng của bão đến nước dâng ở khu vực này cũng có sự phân hóa theo khơng gian. Trong cơn bão Xangsane, nước dâng cao hơn ở phía Tây và Nam đảo Lý Sơn. Ngược lại, bão Ketsana lại làm cho nước dâng nhiều hơn ở phía Bắc và phía Tây đảo Lý Sơn so với khu vực phía Đơng và Nam đảo Lý Sơn. Trong khi đó, ảnh hưởng của bão Nari làm cho sự dâng cao mực nước tương đối đồng nhất giữa các khu vực xung quanh đảo Lý Sơn.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở hệ thống các dữ liệu thu thập về địa hình, khí tượng thủy văn, hải văn, đặc biệt là các dữ liệu đặc trưng trong một số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực ven biển miền Trung, một hệ thống mơ hình (dựa trên mơ hình Delft3D) đã được thiết lập cho vùng Biển Đông và vùng biển ven bờ khu vực đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã được thiết lập theo một số kịch bản khác nhau để mô phỏng các điều kiện thủy động lực, sóng, mực nước ở các khu vực này dưới ảnh hưởng của riêng thủy triều và ảnh hưởng của hầu hết các yếu tố khác.

Các kết quả tính tốn mơ phỏng cho thấy ảnh hưởng của các cơn bão có thể làm dâng cao mực nước rõ rệt ở vùng biển Lý Sơn cũng như ven bờ khu vực Quảng Ngãi. Nước dâng ở khu vực ven đảo Lý Sơn trong các con bão Xangsane, Ketsana và Nari có thể từ 10–35 cm. Trong khi đó ở vùng ven bờ Quảng Ngãi, nước dâng do bão có thể lên tới 55 cm so với điều kiện khơng có ảnh hưởng của bão.

Từ các kết quả mơ phỏng tính tốn ảnh hưởng của bão đến nước dâng khu vực ven bờ Quảng Ngãi và ven đảo Lý Sơn cho thấy nước biển dâng do bão ở vùng ven bờ đảo thường nhỏ hơn 10–20 cm so với vùng ven bờ.

Mặc dù xu hướng chung đều là gây ra dâng mực nước khi xuất hiện bão nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện thủy triều khi bão đổ bộ và hướng di chuyển của bão. Vì vậy, trong một số trường hợp nước dâng do bão có sự phân hóa rõ rệt ở các vị trí xung quanh khu vực đảo Lý Sơn.

KHUYẾN NGHỊ

Do hạn chế về thời gian và số liệu, trong nghiên cứu này, thông qua bộ cơng cụ mơ hình Delft3D tác giả mới có điều kiện nghiên cứu, khảo sát ảnh hưởng của 3 cơn bão đổ bộ vào khu vực ven biển miền Trung đến nước dâng do bão ở vùng biển ven bờ Lý Sơn và Quảng Ngãi. Các kết quả rõ ràng đã cho thấy hiệu quả của phương pháp mơ hình cũng như mức độ nước dâng do bão ở khu vực này. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, những ảnh hưởng kết hợp do nước dâng do bão với nước dâng do biến đổi khí hậu (BĐKH) chưa được nghiên cứu đánh giá. Trong tương lai gần, khi những biểu hiện của BĐKH ngày càng trở lên rõ rệt hơn thì cần thiết có những nghiên cứu dự báo những ảnh hưởng kết hợp của nước biển dâng do BĐKH và bão cho không chỉ vùng biển Lý Sơn, Quảng Ngãi mà cả ở các vùng biển ven bờ khác ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hướng dẫn thực hành Kỹ thuật Bờ biển, tính tốn nước dâng do bão 28/8/2008.

2. Mai Văn Khiêm (2015), Nghiên cứu xây dựng Atlas khí hậu và biến đổi khí hậu

Việt Nam. Đề tài BĐKH-17. Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Phạm Văn Ninh, Đỗ Ngọc Quỳnh, Bùi Xuân Thông, Nguyễn Tài Hơi (1982),

Khả năng ứng dụng các toán đồ xây dựng sẵn dự báo nước dâng bão (Phương pháp SPLASH).

4. Phạm Văn Ninh, Đỗ Ngọc Quỳnh, Bùi Xuân Thông (2000), Kết quả điều tra khảo sát vệt nước dâng bão. Trung tâm KTTVB, Viện Cơ học.

5. Nguyễn Thọ Sáo (2010), Mô phỏng nước dâng bão bằng mơ hình Delft3D

(Tr. 277–300). Chuyên đề nước dâng bão trong đề tài Xây dựng cơng nghệ liên hồn bão, nước dâng bão, sóng. KC 08 05/06–10. Chủ nhiệm đề tài GS. Trần Tân Tiến.

6. Nguyễn Bá Thủy, Bùi Xuân Thông (2015), Xác định một số cực trị khí tượng thủy văn, hải văn đảo Lý Sơn. Đề tài Tính tốn các cực tri KTTV đảo Lý

Sơn, KC 09 15/11–15. Chủ nhiệm đề tài Kiều Xuân Tuyển.

7. Bùi Xuân Thông, Nguyễn Văn Lai (2008), “Phương pháp xác định mực nước dâng cực đại có thể xẩy ra do bão tại khu vực cơng trình đê biển”. Tạp chí Kỹ thuật

Thủy lợi và Mơi trường, 23, 48–57.

8. Đỗ Ngọc Quỳnh (1999), Công nghệ dự báo bão nước dâng do bão ven bờ biển Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài KT.03.06, Viện Cơ học, Trung tâm Khoa

Tiếng Anh

9. Atkinson, G. D., and Holliday, C. R. (1977), “Tropical cyclone minimum sea level pressure/maximum sustained wind relationship for the western North Pacific”. Monthly Weather Review, 105(4), pp. 421–427.

10 Smith, D. A., Warner, P. S., and Banton, J. D. (2003), Long term variability of hurricane trends and a monte carlo approach to design. In Coastal

Engineering 2002: Solving Coastal Conundrums (pp. 31–38).

11. Demaria, M., Aberson, S. D., Ooyama, K. V., and Lord, S. J. (1992), “A nested spectral model for hurricane track forecasting”. Monthly Weather Review,

120(8), pp. 1628–1643.

12. Dvorak, V. F. (1984), “Tropical cyclone intensity analysis using satellite data”.

NOAA technical report NESDIS, 11, pp. 1–47.

13. Deppermann, C. E. (1947), “Notes on the origin and structure of Philippine typhoons”. Bulletin of the American Meteorological Society, 28(9), pp. 399– 404.

14. Jelesnianski, C. P., Chen, J., and Shaffer, W. A. (1992). “SLOSH: Sea, lake, and overland surges from hurricanes”. NOAA Technical Report NWS 48.

15. Johns, B., and Ali, M. A. (1980). “The numerical modelling of storm surges in the Bay of Bengal”. Quarterly Journal of the Royal Meteorological Society, 106(447), 1–18.

16. Fujita, T. (1971), “Proposed characterization of tornadoes and hurricanes by area and intensity”. SMRP Res. Paper 91, 42.

17. Holland, G. J. (1980) An analytic model of the wind and pressure profiles in hurricanes. Monthly weather review, 108(8), pp. 1212–1218.

19. Vu Van Lan (2016), Stuy on inundation due to storm surge for Phu Quoc island. Master thesis, Thuyloi University.

20. Huges, L. A. (1952), “On the Low Level Wind Structure of Tropical Cyclones”.

Journal of Meteorology, 9, pp. 422–428.

21. Murty, 1984. Storm Surge.

22. Shore Protection Manual, 4th ed., 2 Vol. U.S. Army Engineer Waterways Experiment Station, U.S. Government Printing Office, Washington, D.C.,

1088 p.

23. Storm surge Atlas for the Sabine Lake Area, Victor Weiggert, NOAA Technical Memorandum NWSNHC 30, 1986

24. Van Dorn, W. C. (1953), Wind stress on an artificial pond. Journal of Marine Research, 12, 249–276.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình delft3d mô phỏng nước dâng bão ở đảo lý sơn (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)