CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu môi trường và sức khỏe tại khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu: “Đánh giá mức độ ô nhiễm SO2, NO2 trong khơng khí tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh” (2013) của Nguyễn Thị Châm. Trong
nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích hàm lượng của SO2, NO2 trong khơng khí của khu vực làng nghề Đại Bái, tìm hiểu ngun nhân phát thải khí ơ nhiễm, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của ơ nhiễm khơng khí. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào đánh giá ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở hai chỉ tiêu là nồng độ SO2, NO2 trong khơng khí và các đề xuất các giải pháp giảm thiểu mà chưa đề cập tới ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và tác hại của hai phạm vi ô nhiễm kể trên tới sức khỏe cộng đồng.
Nghiên cứu: “Ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề đúc đồng xã Đại Bái, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh” của Đinh Thị Ước (2016), kết quả của nghiên cứu đã cho thấy
hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí, đất và nước tại khu vực làng nghề Đại Bái, đồng thời đề cập tới ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên những dữ liệu về tác động của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân tại khu vực này là chưa rõ ràng, chỉ dựa trên tham vấn của người dân, ngồi ra chưa có các số liệu tham chiếu từ trung tâm y tế cộng đồng hay áp dụng các biện pháp y tế học cộng đồng để làm cơ sở chắc chắn cho kết quả nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu về môi trường làng nghề như: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải
rắn ở làng nghề đúc đồng Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh và đề xuất một số giải pháp quản lý” của Ngô Thị Quý (2013). Trong nghiên cứu của mình tác giả đề cập tới hiện trạng
nghề đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả chất thải rắn cho làng nghề. Tác giả chưa đề cập tới ảnh hưởng của chất thải rắn tới sức khỏe của những người làm nghề gị đúc đồng nói riêng và cộng đồng xung quanh khu vực Đại Bái nói chung, trong nghiên cứu của mình tác giả sẽ lồng ghép cơ sở lý luận của việc phát thải chất thải rắn độc hại từ hoạt động của làng nghề có tác động tiêu cực đến sức khỏe người dân làng nghề bằng các số liệu định tính từ việc thăm khám sức khỏe của cộng đồng tại trạm y tế của xã và số liệu điều tra từ phỏng vấn ý kiến người dân.
Kết luận:
Những đề tài nêu trên nhìn chung đã làm rõ các vấn đề về:
Lý luận cơ bản về các làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển của các làng nghề.
Vấn đề ơ nhiễm mơi trường nói chung và các giải pháp cho một số trường hợp làng nghề cụ thể.
Tuy nhiên dưới góc độ khoa học bền vững xét trên khía cạnh tính bền vững mơi trường và ảnh hưởng của môi trường tối sức khỏe thì chưa có đề tài nào đi sâu vào một làng nghề và có nghiên cứu một cách tồn diện vì vậy việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết này ý nghĩa quan trọng trên phương diện thực tiễn và khoa học. Nhìn chung, các nghiên cứu liên quan đến ô nhiễm môi trường làng nghề Đại Bái tập trung vào nhận diện khía cạnh hiện trạng ơ nhiễm mơi trường làng nghề và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ơ nhiễm. Chưa có nghiên cứu cụ thể về tính bền vững mơi trường làng nghề xét trên các chiều cạnh khác nhau của tính bền vững mơi trường (khơng chỉ là hiện trạng mơi trường); tình hình sức khỏe người dân làng nghề; tác động của môi trường tới sức khỏe người dân làng nghề gị đúc đồng Đại Bái nói riêng và làng nghề tái chế kim loại nói chung. Các nội hàm mà các nghiên cứu chưa đề cập tới sẽ được tác giả trình bày trong nghiên cứu này.