Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm của mười chủng VTBDD Thraustochytrid phân lập từ RNM Xuân Thủy
3.1.2. Đặc điểm hình thái tế bào 10 chủng thraustochytrid
Thraustochytrids tồn tại dưới dạng đơn bào và thường được đặc trưng bởi các giai đoạn phát triển của chu kỳ sống bao gồm sự xuất hiện của các tế bào dạng amip
và động bào tửhai roi, kích thước của túi động bào tửcũng như sự giải phóng động bào tử (bảng 3.3). Ở chủng PT-268, có thể quan sát được sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường dịch thể GPY, tản trưởng thành có đường kính từ6,5 đến 16,5 μm, trực tiếp phát triển thành túi động bào tử. Túi động bào tử với đường kính 15 - 24 μm, sau đó phân chia tạo thành 18 - 45 động bào tử. Các động bào tử có hình hạt đậu với đường kính từ 4 đến 6,5 μm và có hai roi. Tế bào bắt đầu phát triển ngay khi các động bào tửđược giải phóng (hình 3.2).
Hình 3.2. Hình thái tế bào của chủng PT-268 (thanh kích thước 10 µm). (A) Tản trưởng thành; (B) Túi bào tử với sự phân chia hướng tâm của các động bào tử; (C) Giải phóng động bào tử; (D) Tếbào sinh dưỡng; (E) Động bào tử hai roi Ở một số chủng khác, sự hình thành túi động bào tử và sự phóng thích động bào tử có thể được quan sát dưới kính hiển vi (bảng 3.3), nhưng do quá trình này xảy ra trong thời gian ngắn nên rất khó để chụp hình minh hoạ. Do đó, chúng tơi đã liệt kê thông tin chi tiết cho tất cả mười chủng thraustochytrid và chỉ mô tả một số giai đoạn phát triển cho các chủng này với hình ảnh. Ở chủng PT-271, tản trưởng thành chuyển thành hình dạng amip thay vì phát triển thành túi động bào tử. Sự biến đổi thành dạng amip này diễn ra nhanh chóng và kích thước của tế bào dạng amip dao động từ 10-40 μm. Tế bào dạng amip có khảnăng chuyển đổi hình dạng nhanh nhưng chuyển động rất chậm (hình 3.3 A, B, C). Ngồi ra, các tế bào dạng amip nhanh chóng vê trịn lên thành các tế bào có kích thước giống như các túi bào tử bình thường (hình 3.3 D, E, F).
Hình 3.3. Hình thái tế bào của chủng PT-271 (thanh kích thước 10 µm). (A, B, C) Sựthay đổi hình dạng của tế bào dạng amip; (D, E, F) Túi bào tử.
Ở chủng PT-272, tản trưởng thành có đường kính từ5 đến 7,5 μm với các hạt tế bào hình cầu nổi bật (hình 3.4 A) và các túi bào tử có đường kính từ 25 đến 40 μm (hình 3.4 B, C). Ở chủng PT-277, tản trưởng thành phân chia theo hai kiểu. Loại thứ nhất, tản phát triển thành túi động bào tử chứa 20 - 45 động bào tử với đường kính từ 3 - 5 μm (hình 3.5 B). Loại thứ hai, tản biến đổi nhanh chóng thành một tế bào dạng amip (Hình 3.5 C).
Hình 3.4. Hình thái tế bào của chủng PT-272 (thanh kích thước 10 µm). (A) Tản trưởng thành; (B,C) Túi
Hình 3.5. Hình thái tế bào của chủng PT-277 (thanh kích thước 10 µm). (A) Tản chưa trưởng thành; (B)
Túi động bào tử; (C) Thay đổi hình dạng ở tế bào dạng amip; (D) Các cấu trúc giống động bào tửđược
giải phóng
Bảng 3.3. Hình thái tế bào của mười chủng thraustochytrids
Chủng Tản trưởng thành (µm) Túi động bào tửtrưởng thành (µm) Bào tử (µm) Số lượng bào tử Tế bào dạng amip Động bào tử hai roi PT-268 6,5-16,5 15-24 4-6,5 18-45 KXĐ Có PT-271 6-9,2 16-22 4-5 18-45 Có Có* PT-272 5-7,5 25-40 3-5 20-50 KXĐ Có* PT-277 5-9 10-18 3-5 20-45 Có Có* PT-278 6-12,8 15-30 4,5-6 20-40 Có Có* PT-279 6-9 20-45 2,5-4 30-45 Có Có* PT-280 5-7,5 15-45 3-4 25-55 Có Có* PT-281 6-11,9 20-35 4-5 20-50 Có Có* PT-283 6,5-7 15-35 3,5-5 20-55 KXĐ PT-286 5,5-7,5 30-45 2,8-3,5 30-50 KXĐ
* Khơng có hình ảnh nhìn rõ của các động bào tửhai roi được chụp lại (chỉ quan sát thấy); KXĐ: không xác định thấy
Ở chủng PT-278, tản trưởng thành chuyển thành túi bào tử với đường kính 15- 30 μm (hình 3.6 A, B, C). Các giai đoạn sinh trưởng dạng amip được quan sát trong
suốt chu trình sống (hình 3.6 C) và sự thay đổi thành hình dạng amip rất nhanh (hình 3.6 E). Ở chủng PT-279, các tế bào được phân cắt và các động bào tử kết nang được quan sát thấy (hình 3.7 A). Tản trưởng thành (hình 3.7 B) sinh trưởng theo cảhai hướng bao gồm tạo thành các túi bào tửcó đường kính 20 - 45 μm (hình
3.7 C) và tế bào dạng amip với sự biến đổi hình dạng nhanh và chuyển động chậm (Hình 3.7 D).
Hình 3.6. Hình thái tế bào của chủng PT-278 (thanh kích thước 10 µm). (A) Tản chưa trưởng thành; (B, C) Túi động bào tử; (D) Tế bào dạng amip; (E) Thay đổi hình dạng ở tế bào dạng
amip
Hình 3.7. Hình thái tế bào của chủng PT-279 (thanh kích thước 10 µm). (A) Nang bào tử; (B) Tản chưa trưởng thành; (C) Túi
động bào tử; (D) Thay đổi hình dạng ở tế bào dạng amip; (E) Giải phóng động bào tử
Chủng PT-280 tế bào sinh sản kiểu hình thành túi bào tử, chủ yếu là hình thành động bào tử bên trong tản trưởng thành (hình 3.8 A). Bề mặt tế bào xuất hiện
các khoang lõm. Động bào tử phân chia hướng tâm (hình 3.8 B). Các tế bào dạng
Hình 3.8. Hình dạng tế bào của chủng PT-280 (thanh kích thước 10 µm). (A) Túi bào tử; (B) Sự phân cắt hướng tâm của các động bào tử nguyên phát từtúi động
bào tử; (C) Tế bào dạng amip
Chủng PT-281, tản trưởng thành chủ yếu hình thành dạng amip. Sự hình thành amip rất nhanh và chúng có kích thước từ 10 đến 30 μm. Các tế bào có mật độ dày và amip di chuyển rất chậm. Sau đó, amip nhanh chóng vê trịn lên thành các tế bào có cùng kích cỡnhư bào tửbào bình thường (hình 3.9).
Hình 3.9. Hình dạng tế bào của chủng PT-281 (thanh kích thước 10 µm). (A) Thay đổi hình dạng ở tế bào dạng amip; (B) Sự vê tròn của tế bào dạng amip; (C)
Sự giải phóng các cấu trúc dạng động bào tử
Chủng PT-283, tản trưởng thành biến đổi trực tiếp trở thành túi động bao tử sau 24 giờ nuôi cấy. Không xuất hiện tế bào dạng amip trong chu kỳ sinh trưởng (hình 3.10). Ở chủng PT-286, tản hình cầu và có đường kính từ 5,5 đến 7,5 μm. Tản trưởng thành trực tiếp trở thành túi bào tửcó kích thước 30 - 45 μm đường kính (hình 3.11).
Hình 3.10. Hình thái tế bào của chủng PT-283 (thanh kích thước 10 µm). (A) Tản trưởng thành với các hạt
tế bào; (B, C, D) Túi bào tử
Hình 3.11. Hình dạng tế bào của chủng PT-286 (thanh kích thước 10 µm). (A, B) Tản; (C) Túi bào tử
Như vậy, ởmười chủng VTBDD đã được phân lập từ RNM Xuân Thủy có sáu
chủng gồm PT-271, PT-277, PT-278, PT-279, PT-280 và PT-281 xuất hiện các tế bào dạng amip trong vịng đời của chúng (hình 3.3, 3.5 - 3.8). Các giai đoạn phát triển và sự thay đổi hình dạng thành amip để hình thành động bào tử xảy ra nhanh chóng. Đặc biệt, ở chủng PT-268 giải phóng các động bào tử hai roi (hình 3.2). Phân cắt hướng tâm của túi động bào tử được quan sát ở các chủng PT-268 và PT- 280 (hình 3.2, 3.8, bảng 3.3). Tản trưởng thành của các chủng PT-283, PT-286 trực tiếp hình thành túi động bào tử từ mỗi tế bào đơn trước khi tạo ra các động bào tử (hình 3.10, 3.11, bảng 3.3). Số lượng các động bào tử được giải phóng từ mỗi túi động bào tử là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của Schizochytrium và Aurantiochytrium [43, 58]. Các tế bào dạng amip thường được hình thành trong
trên các đặc trưng hình thái điển hình trên, 10 chủng thraustochytrid trong nghiên cứu này có thể thuộc về các chi Schizochytrium, Oblongichytrium và
Aurantiochytrium.