Sự phụ thuộc của lgA vào lgCn Frendlich

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng khoáng bentonit trong xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 65 - 67)

Từ đồ thị xác định được: tgα = 1/n và OM = lg Kf

Thí nghiệm: Chuẩn bị dung dịch xanh metylen có nồng độ 50, 80, 100, 120,

150 và 200 ppm. Lấy mỗi loại dung dịch xanh metylen ở trên cho vào các bình nón khác nhau. Cân chính xác 50 mg bentonit tinh chế cỡ hạt < 75 μm cho vào mỗi bình nón đã chứa dung dịch xnah metylen có nồng độ xác định và duy trì nhiệt độ dung dịch ở 25 0C, khuấy 240 vòng/phút trên máy khuấy từ gia nhiệt trong 1 giờ. Dung dịch sau đó được li tâm 9000 vịng/phút trong 15 phút, phần dung dịch khơng chứa bentonit sau đó được pha lỗng và xác định nồng độ, từ đó xác định dung lượng hấp

phụ xanh metylen của bentonit tại các nồng độ khác nhau và xây dựng mơ hình hấp phụ đẳng nhiệt.

2.2.5. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và hình thái của vật liệu hấp phụ. 2.2.5.1. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét SEM. 2.2.5.1. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét SEM.

Nhờ khả năng phóng đại và tạo ảnh mẫu rất rõ nét và chi tiết, kính hiển vi điện tử quét (SEM) được ứng dụng để nghiên cứu hình thái của xúc tác, cho phép xác định kích thước và hình dạng vật liệu.

Nguyên tắc: Phương pháp SEM có thể thu được những ảnh bề mặt có chất lượng

cao, có sự rõ nét hơn và khơng địi hỏi sự phức tạp trong khâu chuẩn bị mẫu. Tuy nhiên phương pháp này lại cho hình ảnh với độ phóng đại nhỏ hơn so với TEM. Phương pháp SEM đặc biệt hữu dụng bởi vì nó cho độ phóng đại có thể thay đổi từ 10 đến 100.000 lần với hình ảnh rõ nét, hiển thị 3 chiều phù hợp cho việc phân tích hình dạng và phân tích cấu trúc. Chùm electron từ ống phóng được đi qua một vật kính và được tập trung thành một dịng hẹp. Vật kính chứa một số cuộn dây (cuộn lái electron) được cung cấp với điện thế không đổi, cuộn dây tạo nên một điện từ trường tác động lên chùm electron, từ đó chùm electron sẽ quét lên bề mặt mẫu tạo thành một vạch quét. Tín hiệu của cuộn lái cũng được chuyển đến ống catot để điều khiển quá trình quét ảnh trên màn hình đồng bộ với quá trình quét electron trên bề mặt mẫu. Khi chùm electron đập vào bề mặt mẫu tạo nên một tập hợp các hạt thứ cấp đi tới catot, tại đây nó được chuyển thành tín hiệu và được khuếch đại. Tín hiệu được gửi tới ống tia catot và được quét lên màn hình tạo nên ảnh. Độ nét của ảnh được xác định bởi số hạt thứ cấp vào ống tia catot, số hạt này lại phụ thuộc vào góc bắn ra của electron khỏi bề mặt mẫu, tức là phụ thuộc vào mức độ lồi lõm của bề mặt. Vì thế ảnh thu được sẽ phản ánh diện mạo của bề mặt vật liệu.

2.2.5.2. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Phương pháp dựa trên việc sử dụng chùm tia điện tử để tạo ảnh mẫu nghiên cứu. Chùm tia được tạo ra từ catot qua hai “tụ quang” điện tử sẽ được hội tụ lên mẫu nghiên cứu. Khi chùm tia điện tử đập vào mẫu sẽ phát ra các chùm tia điện tử truyền qua. Các điện tử truyền qua này được đi qua điện thế gia tốc rồi vào phần thu và biến đổi thành tín hiệu ánh sáng, tín hiệu được khuếch đại, đưa vào mạng lưới điều khiển tạo độ sáng trên

màn ảnh. Mỗi điểm trên mẫu cho một điểm tương ứng trên màn. Độ sáng tối trên màn ảnh phụ thuộc vào lượng điện tử phát ra tới bộ thu và phụ thuộc vào hình dạng bề mặt mẫu nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng khoáng bentonit trong xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)