Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.3. dốc địa hình
Dựa trên những đặc điểm địa hình, địa mạo đã trình bày ở trên đã cho thấy độ dốc địa hình (sườn) khá phức tạp và có sự chuyển biến rất đột ngột. Phân tích mặt cắt ngang theo phương Tây-Đơng (từ khu vực đỉnh núi thôn Chúng Trải xuống đến bờ sông Chảy) cho thấy độ dốc sườn có sự thay đổi đáng kể: trên đỉnh là bề mặt địa hình cấu tạo bởi đá vơi có dạng răng cưa, tiếp theo là các vách đá vơi dốc đứng (70-800), sau đó chuyển tiếp xuống địa hình sườn có độ dốc thoải dần từ 20-250 ở phần đỉnh đến 10-150 về phía bờ sông chảy, tiếp theo là chuyển sang các vách dốc đứng, chân các vách có tích tụ các sản phẩm hỗn hợp, eluvi, proluvi và độ dốc thoải từ 20-250.
Nhìn chung, bề mặt sườn địa hình ở đây phát triển theo phương chính là Đơng-Tây và có hướng nghiêng về phía sơng Chảy, bề mặt sườn thường có chiều dày vỏ phong hóa lớn và tích đọng các vật tàn tích, do có các khe suối cắt xé vào nên đã tạo điều kiện trượt lở xảy ra mạnh và nhanh hơn, đặc biệt là dọc các khe suối hoặc chuyển tiếp giữa các bậc sườn địa hình với nhau.
Yếu tố địa hình tại khu vực nghiên cứu có nguy cơ gây trượt lở cao là bề mặt sườn có chiều dày vỏ phong hóa lớn với thành phần chủ yếu là cát, sạn thuộc hệ tầng Sông Chảy 1, là nơi tích đọng các vật liệu tàn tích. Thường nằm dọc các khe suối như khu vực thơn Díu Hạ, Díu Thượng, Na Lũng, Mào Phố và dọc các ta luy đường thôn Ngam Lim, Cốc Tủm. Mặt khác, các khu vực phong hóa chưa hồn tồn với vách đá vơi dốc đứng (70-800) thường là nơi xảy ra quá trình trượt lở đất kèm theo đá đổ như khu vực thơn Chúng Trải, thơn Díu Thượng.