Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
2.3. Hiện tượng trượt lở và các yếu tố phát sinh trượt lở ở Bản Díu
Kiểu trượt chính ở xã Bản Díu,- huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang chủ yếu là kiểu trượt chảy gồm có các đặc trưng sau: hướng phát triển chủ yếu trên dạng địa hình sườn tích có chiều dày lớn hoặc trên các nón phóng vật cổ với chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng (thường gấp từ 2-4 lần so với chiều rộng); các vật liệu có kích thước thay đổi lớn, sắp xếp hỗn độn với thành phần là cát, cát pha, dăm, sạn, các mảnh vụn đá gốc thậm chí cịn có cả các tảng lăn có kích thước từ vài centimet đến hàng mét; thường xuyên xuất hiện nhiều mạch nước ngầm chảy thường xuyên (do các sườn tích, nón phóng vật phát triển trong các khe suối), hoặc do con người canh tác đưa dòng nước mặt phục vụ tưới tiêu; bề mặt các dạng địa hình này có độ dốc thoải (10-150); quá trình diễn ra tượt chảy thường chậm chạp; biểu hiện trên mặt là các vết nứt lớn, các gờ nâng, hạ kiểu lượn sóng do sự ép trồi của các vật liệu; một số nơi đặc biệt có những sụt bậc nhỏ.
Điều đáng chú ý là do có bề mặt địa hình thoải, đây cũng là nơi tập trung dân cư, các công trình xây dựng dân dụng phát triển, người dân canh tác trên mặt địa hình này, nên khi xảy ra trượt chảy đã phá hủy các cơng trình xây dựng này: nứt tường, móng nhà, sân, thậm chí cịn bị sập đổ. Cũng do quá trình trượt chảy xảy ra chậm chạp nên người dân thường không xác định được nguyên nhân, nên thường hoang mang, lo sợ.
Hình 2.4: Bản Sơ đồ các điểm khảo sát trượt lở trọng điểm khu vực nghiên cứu
xã Bản Díu
Đặc điểm trượt lở ở xã Bản Díu
+ Bề mặt địa hình là ruộng, nương bậc thang với nhiều tảng lăn kích thước khác nhau, có tảng lên tới hàng chục mét. Hơn nữa địa hình phân cắt ngang mạnh mẽ bởi các khe lạch, là điều kiện thuận lợi cho nước thấm vào, phá hủy mặt tiếp xúc vốn đã yếu giữa đá gốc và tầng phủ. Theo phân loại sạt lở của Cruden và Varnes (1996) loại hình sạt hỗn hợp (debris flow) là chủ yếu với thành phần cả đất lẫn đá;
+ Đất sườn tàn tích chủ yếu là loại đất cát, phong hóa hồn tồn từ đá granit 2 mica nên có tính tan rã, mềm bở và mất ổn định khi bão hồ nước; có nhiều điểm trượt lở xảy ra chậm với ngun nhân chính từ sự rửa trơi xói mịn đất một cách từ từ ở chân mái dốc;
+ Việc xếp đá thành tường để làm ruộng, nương bậc thang của đồng bào dân tộc vơ tình làm tăng nguy cơ đá lăn trên các sườn đồi núi, rất nguy hiểm cho các hộ dân sống ở khu vực bên dưới;
+ Cây trồng trên mái đốc, sườn đồi chủ yếu là cây bụi, rừng trồng mới, giữ đất và nước mặt kém cũng góp phần làm tăng nguy cơ sạt trượt đất;
Nhìn chung các khối trượt tự nhiên xuất hiện nhiều, từ hậu quả để lại của các hoạt động kiến tạo cổ, các đới cà nát của hệ thống đứt gãy theo phương 120o và 230o; Các khối trượt nhỏ hơn chủ yếu là các khối trượt do tác động nhân sinh như làm đường, bạt vào sườn đồi núi làm nhà.
Tại địa bàn xã Bản Díu là vùng núi có địa hình cao, cao độ địa hình thoải dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam giảm dần từ khoảng 1600m đến 600m (nơi cao nhất phía Tây Bắc là đỉnh Chúng Trải với cao độ >1500m, địa hình dốc, đá gốc lộ ra tạo các vách đá dựng đứng, cùng với hệ thống nứt nẻ sẵn có trong đá là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến đá đổ, đá lở lẫn trong đất phong hóa của tầng phủ. Phía Đơng Nam là địa phận thơn Díu Hạ địa hình thoải hơn, các khối trượt là những dịch chuyển đất lớn và thường chậm trên bề mặt địa hình, xảy ra chủ yếu vào mùa mưa khi đất bị bão hịa nước), đất đá phong hóa mạnh, sản phẩm phong hóa lại là loại đất cát bở rời, tan rã khi bão hòa nước. Chạy qua địa bàn xã cũng ghi nhận hai hệ thống đứt gãy chính rất lớn có phương 120-130 và 220-230. Đây có thể là ngun nhân chính dẫn đến những khối trượt lớn trên sườn tự nhiên mà Nhóm khảo sát ghi nhận. Các điểm kiến nghị tập trung đánh giá điểm trượt lở lớn, điển hình, đã có gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bao gồm các điểm trượt ở :
+ Thôn Chúng Trải; + Thôn Na Lũng; Thơn Díu Hạ; Thơn Mào Phố. Ngồi ra, cịn có thêm các khối trượt lở thuộc thơn Díu Thượng, Ngăm Lim và Quán Thèn để có những số liệu chi tiết hơn, đánh giá toàn diện hơn.
Một số điểm trượt điển hình khu vực nghiên cứu như sau:
+ Thơn Díu Hạ + Thơn Mào Phố
Ngồi ra, cịn có thêm các khối trượt lở thuộc thơn Díu Thượng, Ngăm Lim và Quán Thèn để có những số liệu chi tiết hơn, đánh giá toàn diện hơn.
Điểm trượt đặc trưng thôn Mào Phố. Đây là khối trượt chảy trên địa hình ruộng bậc thang điển hình (hình 2.5). Hàng năm, khối trượt chảy chậm vẫn thường xuyên trượt và hạ thấp xuống 30-50cm, thậm chí có năm tới 1m. Đặc trưng khối trượt được ghi nhận lại và thể hiện trong (hình 2.6): độ dốc 30-400, H ≈ 20m, B = 30m. Dưới chân khối trượt ruộng bậc thang là dòng suối với độ dốc lòng suối lớn (30-400), vật liệu lòng suối là những tảng cuội lớn.
Hình 2.5 : Khối trượt thơn Mào Phố Hình 2.6 : Mặt cắt khối trượt thôn Mào Phố Dựa vào những thông tin của người dân địa phương cho biết thì khối trượt Dựa vào những thông tin của người dân địa phương cho biết thì khối trượt Dựa vào những thông tin của người dân địa phương cho biết thì khối trượt thường liên quan sau mỗi trận mưa, khi lòng suối bị bào mòn làm mất chân khối trượt. Khối trượt này hàng năm gây thiệt hại về cây trồng, gây lo lắng cho người dân nơi đây.
* Khối trượt thơn Na Lũng-xã Bản Díu
Đây là khối trượt chảy ruộng bậc thang đặc trưng (hình 2.7) trên một diện tích lớn với chiều dài khoảng (L) = 300m, chiều cao (H) = 20m và chiều rộng (R) = 150m được thể hiện qua mặt cắt hình 2.8. Khối trượt nằm trên dạng địa hình sườn tích cổ, có độ dốc thoải khoảng 150, thành phần đất đá là sản phẩm phong hóa của đá granit chủ yếu là đất cát chứa nhiều muscovit. Loại đất này khi mưa lớn, và khi đất bão hòa nước trở lên mềm và dễ dàng di chuyển theo dịng nước. Hàng năm, sau mỗi mùa mưa thì khối trượt chảy này hạ thấp xuống 10-20cm. Trên thân khối trượt có dấu tích của các tảng lăn với nhiều kích thước khác nhau, đây là q trình đổ lở từ các vách đá granit phía trên đỉnh khối trượt, đó là dạng địa hình đá vơi, cao 600- 900m với các vách dựng đứng cao 30m. Hiện nay, trên khối trượt này người dân
vẫn lấy làm nơi canh tác sản xuất nơng nghiệp. Do đó, thiệt hại hàng năm đối với người dân là rất lớn, làm mất diện tích canh tác, thiệt hại về cây trồng.
Hình 2.7:. Khối trượt thơn Na Lũng Hình 2.8.:. Mặt cắt khối trượt thơn Na Lũng
* Khối trượt thơn Díu Thượng
Đây là khối trượt đặc trưng cho kiểu trượt hỗn hợp bao gồm đổ lở và trượt chảy. Thành phần vật chất theo quan sát chủ yếu là đất cát xen lẫn đá chưa phong hóa hồn tồn với kích thước đá vừa đến nhỏ. Hiện nay, trên thân khối trượt tại thôn Díu Thượng (hình 2.9), một vài hộ gia đình vẫn canh tác và sinh sống. Hàng năm về mùa mưa vẫn xảy ra sạt trượt gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhiều hộ gia đình nằm dưới chân khối trượt.
Hình 2.9. Khối trượt thơn Díu Thượng, xã Bản Díu
Khối trượt thơn Díu Hạ
Là khối trượt ruộng bậc thang điển hình với quy mơ lớn, thuộc kiểu trượt dịch chuyển trên ruộng bậc thang (hình 2.10). Hai bên khối ruộng bậc thang có hệ thống suối chảy với nhiều tảng đá lớn đường kính tới >4m trong lịng suối. Về mùa mưa, nước chảy theo các lịng suối làm xói mịn chân dốc vàruộng bậc thang dịch
chuyển xuống thấp, trung bình mỗi năm hạ thấp 30-50cmkhoảng 30cm. Trên ruộng bậc thang còn tồn tại những tảng lăn lớn, đây chính là sản phẩm của q trình đổ lở đá trên núi cao. Thành phần đất đá trên ruộng bậc thang chủ yếu là đất cát chứa nhiều muscovit, khô, bở rời và phong hóa mạnh. Loại đất này khigặp nước thì mất
liên kết bão hịa nước thì mềm bở và giảm tính chất cơ lýphá hủy nhanh. Trên khối
trượt này, hàng năm về mùa mưavẫn gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu của người dân đang canh tác trên thân khối trượt.
Hình 2.10. Khối trượt thơn Díu Hạ, xã Bản Díu
Khối trượt thôn Chúng Trải
Khối trượt tại thôn Chúng Trải đặc trưng là các khối trượt cổ liên tục (hình 2.11). Hiện nay các người dân cải tạo làm nơi canh tác trên thân các khối trượt. Các khối trượt tại đây là kiểu trượt hỗn hợp bao gồm đổ lở từ các vách đá dựng đứng, chủ yếu là đá phiến mặt thế nằm 100/270, khe nứt với đường phương 70/90. Khối trượt điển hình có kích thước cao khoảng 120m, rộng 30m, chiều dài khối trượt 250m. Dưới chân khối trượt Chi Sang, chảy theo hướng 190, ghi nhận dưới lịng suối rất nhiều tảng, cuội kích thước nhỏ và vừa.