Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã ayun pa, tỉnh gia lai (Trang 65)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.4. Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn thị xã Ayun Pa có quốc lộ 25 đoạn qua thị xã dài 15,5 km, có nền đƣờng rộng 20 m, mặt đƣờng bê tông nhựa rộng 14 m, chất lƣợng mặt đƣờng tốt. Đây là trục đƣờng có tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, là trục giao thông ngắn nhất nối với vùng Tây Nguyên nói chung và với các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Quốc lộ Đông Trƣờng Sơn là trục giao thông lớn và rất quan trọng, nối các tỉnh dọc theo Đông Trƣờng Sơn. Đoạn qua thị xã Ayun Pa đang đƣợc thi công mở rộng với chiều dài 6,0 km, mặt bê tông nhựa 5,5 m.

+ Hệ thống thuỷ lợi

Tiềm năng nƣớc mặt của Ayun Pa khá dồi dào, đƣợc cung cấp chủ yếu bởi hệ thống sông Ba, sông Ayun và hệ thống kênh thuỷ lợi Ayun hạ. Tuy nhiên, phần diện tích tƣới chủ yếu ở các cao nguyên nên nguồn nƣớc dƣới đất rất hạn chế do thiếu các cơng trình thuỷ lợi phục vụ tƣới tiêu. Mặt khác, do sự chênh lệch lƣợng mƣa trong năm giữa hai mùa khiến cho mùa mƣa lƣợng nƣớc dƣ thừa gây xói mịn, rửa trơi đất cịn mùa khô lại thiếu nƣớc cho sản xuất.

Hiện nay, trên địa bàn có trạm bơm điện Ia Rtô với công suất tƣới 70 ha, đập tràn rọ đá tƣới 60 ha. Hệ thống thuỷ lợi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tƣới, nguồn tƣới chủ yếu đƣợc lấy từ sông Ba và sông Ayun.

+ Ngành cấp, thoát nƣớc

Ngành cấp nƣớc: tỷ lệ hộ dùng nƣớc sạch trên địa bàn năm 2007 là 77,0% và đến năm 2010 đạt khoảng 90 % (tổng số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch là 1/.694 hộ). Hệ thống trạm bơm cấp I và cấp II đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc cho khu vực nội thị, tổng công suất cấp là 3.000 m3/ngày đêm.

Ngành thoát nƣớc: tại khu vực nội thị, hệ thống thoát nƣớc khá hồn chỉnh cịn khu vực ngoại thị lƣợng nƣớc thoát chủ yếu phụ thuộc vào địa hình tự nhiên.

2.2.5. Những vấn đề môi trƣờng khu vực nghiên cứu

Thị xã Ayun Pa đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố đang diễn ra rất nganh nên mơi trƣờng đã bắt đầu bị ô nhiễm.

- Môi trƣờng nƣớc

Trong báo cáo kết quả kiểm tra về công tác bảo vệ môi trƣờng của các nhà máy trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2009, phân tích 6 chỉ tiêu của nhà máy đƣờng đƣờng Ayun Pa năm 2010 có chỉ tiêu COD vƣợt quá QCVN 24/2009 (tiêu chuẩn về chất lƣợng nƣớc thải công nghiệp) 3,43 lần [30].

Kết quả quan trắc diễn biến ô nhiễm nguồn nƣớc mặt khu vực cầu Bến Mộng (X: 517,914.4; Y: 1,547,367.4) so sánh với QCVN 08/2008 (tiêu chuẩn về chất lƣợng nƣớc mặt)

Bảng 2.12. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt khu vực cầu Bến Mộng, thị xã Ayun Pa qua các năm (2006 - 2010)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 QCVN 08/2008 (Cột B1) 1 pH - 7.0 6.7 6.7 7.2 6.5 5.5 - 9 2 COD mg/l 45 40 7 23 43 30 3 BOD5 mg/l 30 24 KPH 10 22 15 4 Coliform MNP/100ml 9500 2400 930 5300 78 7500 5 NO2- mg/l 0.17 0.012 0.017 0.026 KPH 0.04 6 NO3- mg/l 8.4 33.8 4.9 3.5 0.33 10 7 TSS mg/l 79 70 27 17 41.6 50 8 Fe mg/l 2.8 KHP 0.98 4.24 1.7 1.5

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai năm 2010

Nhận xét:

Qua số liệu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt khu vực cầu Bến Mộng, thị xã Ayun Pa cho thấy giá trị các chỉ tiêu qua các năm có sự biến động. Năm 2006, hầu hết các chỉ tiêu đều vƣợt quá TCCP về chất lƣợng nƣớc mặt (QCVN 08/2008/BTNMT (cột B1) và có xu hƣớng giảm dần trong mấy năm gần đây, nhƣng gía trị Fe, COD và BOD5 thì vẫn vƣợt q TCCP.

Diễn biến chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí tại các khu vực trung tâm thị xã Ayun Pa và đƣờng giao thơng chính từ năm 2006 đến năm 2010:

+ Điểm K1: trung tâm thị xã Ayun Pa (X: 493,624.9; Y: 1,484,160.1); + Điểm K2: ngã ba Cây Xoài (X: 491,676.2; Y: 1,484,160.1).

Bảng 2.13. Diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí tại điểm K1 và K2, thị xã Ayun Pa qua các năm (2006 - 2010)

STT Vị trí quan trắc Thời điểm Thơng số phân tích

Độ ồn Bụi NO2 SO2 CO

dBA µg/m3 µg/m3 µg/m3 µg/m3 1 K1 2006 67.5 600 20 63 2000 2007 68 200 20 2 1000 2008 59 500 60 51 4000 2009 78 1100 150 1 12000 2010 62.9 134 42 39 1470 2 K2 2006 72 600 50 3 4000 2007 68 200 20 2 1000 2008 57.5 500 50 58 5000 2009 73 900 120 12 11000 2010 64.5 285 53 58 2150 QCVN 05/2009 300 200 350 30000 TCVN 5949/1998 75

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai năm 2010

Nhận xét:

Từ kết qủa phân tích trên cho thấy, chất lƣợng khơng khí trên địa bàn thị xã Ayun Pa trong 5 năm qua có sự biến động qua từng năm. Hàm lƣợng bụi lơ lửng tại hai vị trí quan trắc trong các năm dao động từ 134 - 1.100 µg/m3, phần lớn đều vƣợt ngƣỡng giới hạn cho phép của QCVN 05/2009/BTNMT (300 µg/m3

lần, cao nhất vào năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hàm lƣợng bụi cao tại hai khu vực này là do hoạt động giao thông.

Giá trị độ ồn tại hai điểm quan trắc qua các năm biến động không nhiều, hầu hết nằm trong tiêu chuẩn cho phép của QCVN 5949/1998/BTNMT (75 dBA), trừ năm 2009 tại trung tâm thị xã Ayun Pa vƣợt q 1,04 lần. Cịn hàm lƣợng các khí NO2, SO2, CO trong khơng khí đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05/2009/BTNMT.

+ Chất thải rắn

Hiện nay, công tác thu gom rác thải rắn tuy đã đƣợc nâng cao so với trƣớc nhƣng nhìn chung vẫn chƣa đáp ứng với lƣợng chất thải phát sinh trên địa bàn thị xã. Lƣợng rác này không đƣợc phân loại ngay tại nguồn, trong thành phần còn chứa lẫn các thành phần độc hại gây ảnh hƣởng khơng nhỏ đến chất lƣợng mơi trƣờng và tình hình sức khỏe của ngƣời dân.

Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn thị xã khoảng 70%, các vùng nông thôn rác thải vẫn chƣa đƣợc thu gom và xử lý mà ngƣời dân tự tổ chức xử lý bằng cách chôn lấp, đốt bỏ hay thải trực tiếp ra đƣờng, sông, suối hoặc tạo một số bãi rác tự phát không theo quy hoạch [30]. Các bãi rác hiện nay đều là bãi rác lộ thiên, chƣa đƣợc xây dựng theo yêu cầu bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng tại các bãi rác.

2.3. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh quan của Việt Nam, tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu gồm 4 cấp với chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp đƣợc xem xét dƣới góc độ phân hóa theo kiểu (các đơn vị cảnh quan đƣợc xem xét theo các dấu hiệu chung, mỗi đơn vị phân kiểu cảnh quan có tính lặp lại theo khơng gian): Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Kiểu cảnh quan → Loại cảnh quan.

Các cấp phân loại đƣợc phân chia dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau:

Bảng 2.14. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa

STT Cấp Dấu hiệu và tên gọi

1 Lớp

cảnh quan

Đặc điểm hình thái phát sinh của các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai q trình lớn trong chu trình vật chất bóc mịn và tích tụ.

Tên gọi: lớp cảnh quan núi.

2 Phụ lớp

cảnh quan

Đặc trƣng sự phân tầng, mức độ chia cắt của địa hình và các quá trình địa lý bên trong của lớp, quyết định cƣờng độ và xu hƣớng các quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng.

Tên gọi:

- Phụ lớp cảnh quan núi thấp, có độ cao trên 500m, phân bố ở một số khu vực phía tây và phía nam Ayun Pa;

- Phụ lớp cảnh quan đồi cao, có độ cao từ 200 - 500m, chiếm diện tích lớn, nằm rải rác ở phía tây, phía nam và một phần của phia đông Ayun Pa;

- Phụ lớp cảnh quan thung lũng, có độ cao dƣới 200m, phân bố ở các khu vực phía bắc và đơng bắc Ayun Pa.

3

Kiểu cảnh quan

Những đặc điểm sinh khí hậu quy định kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trƣng biến động của cân bằng nhiệt ẩm.

Tên gọi:

- Kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng, hơi ẩm nhiệt đới trên núi thấp;

- Kiểu cảnh quan rừng thƣa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới trên đồi cao;

- Kiểu cảnh quan rừng thƣa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới thung lũng giữa núi.

4

Loại cảnh quan

Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện tại với loại đất.

Các phụ lớp cảnh quan khu vực Ayun Pa đƣợc đặc trƣng bởi sự phân tầng theo đai cao, độ chia cắt sâu tƣơng đối lớn và các quá trình địa lý tự nhiên ƣu thế, quyết định cƣờng độ và xu hƣớng của quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng đặc thù riêng cho từng phụ lớp. Dựa trên các chỉ tiêu phân kiểu đơn vị cảnh quan, lãnh thổ Ayun Pa bao gồm: 01 lớp cảnh quan, 03 phụ lớp cảnh quan, 03 kiểu cảnh quan, 38 loại cảnh quan. Trong lãnh thổ nghiên cứu thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị cảnh quan cùng cấp và đơn vị cảnh quan ở các cấp bậc khác nhau. Đánh giá từng đơn vị cảnh quan để làm rõ mối quan hệ của mỗi đơn vị cảnh quan trong toàn hệ thống.

Loại cảnh quan là những đơn vị đƣợc phân hoá trong hạng cảnh quan theo nền nhiệt ẩm - thổ nhƣỡng và các quần xã thực vật phát sinh và hiện tại.

Mỗi loại cảnh quan sẽ đặc trƣng cho mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với các loại đất. Khu vực nghiên cứu phân hóa thành 38 loại cảnh quan với 9 quần xã thực vật phát triển trên 8 loại đất.

Kết luận chƣơng 2:

Từ những nghiên cứu và phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thị xã Ayun Pa có thể rút ra một số các kết luận sau:

- Về điều kiện tự nhiên: Ayun Pa là khu vực có diện tích khơng lớn (28.752,4 ha - chiếm 1,9% diện tích tự nhiên của tồn tỉnh) nhƣng lại có sự phân hóa sâu sắc về các hợp phần thành tạo cảnh quan: i) Vị trí Ayun Pa nằm trong khu vực vừa mang tính nhiệt đới nóng, ẩm vừa mang khí hậu cao nguyên với hai mùa mƣa nắng rõ rệt, khơng chịu ảnh hƣởng của gió mùa đơng bắc, có mùa khơ kéo dài, đây là khu vực khơ nóng nhất tỉnh Gia Lai; ii) Lịch sử địa chất của khu vực Ayun Pa đã phân chia lãnh thổ thành 11 vùng địa mạo có cấu trúc và địa hình khác nhau; iii) Sự tƣơng tác giữa nền tảng rắn và nền tảng nhiệt ẩm cùng với các đặc điểm sinh khí hậu địa phƣơng và các hoạt động nhân sinh đã tạo nên sự đa dạng về lớp phủ thổ nhƣỡng - quần xã sinh vật của khu vực nghiên cứu.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội: i) Là khu vực có mật độ dân cƣ khơng đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thị với mật độ trung bình là 1.229 ngƣời/km2 cịn các khu vực ngoại thị diện tích lớn thì mật độ chỉ có 55 ngƣời/km2 (chủ yếu là dân tộc Jrai chiếm 89,3%), điều này dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng chƣa hợp lí mà cịn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong địa bàn nghiên cứu. ii) Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành khu vực I và khu vực III, tăng dần tỷ trọng ngành khu vực II. Tỷ trọng lao động làm việc trong khi vực I rất lớn (chiếm 74,5% tổng số lao động, trong đó lao động ngành nơng nghiệp chiếm 97,7 %), giá trị sản xuất ngành này trong những năm qua tăng nhanh chóng, ngành nơng nghiệp đóng góp tỷ trọng lớn nhất (chiếm 97,8%).

- Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa bị chi phối bởi các quy luật địa đới và phi địa đới (đai cao), quy định những nét đặc thù riêng của cảnh quan Ayun Pa với hệ thống phân loại gồm 04 cấp: Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Kiểu cảnh quan → Loại cảnh quan. Kết quả nghiên cứu cấu trúc cảnh quan đƣợc thể hiện trên bản đồ cảnh quan khu vực Ayun Pa tỉ lệ 1:50.000 với 01 lớp cảnh quan, 03 phụ lớp cảnh quan, 03 kiểu cảnh quan, 38 loại cảnh quan.

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MƠ

HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI

3.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUNPA, TỈNH GIA LAI HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUNPA, TỈNH GIA LAI

3.1.1. Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn nhân văn

a) Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên

Thị xã Auyn Pa nằm trong vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc, nằm theo đứt gãy tây bắc - đơng nam, có cấu trúc sinh thái cảnh quan có sự phân hóa rõ rệt. Cảnh quan thị xã Ayun Pa đa dạng do bị phân hóa mạnh dƣới tác động của nền địa chất, độ cao địa hình, khí hậu và các hoạt động phát triển. Địa hình tại khu vực có sự phân hóa rõ rệt, gồm các dạng địa hình núi thấp, đồi cao và thung lũng giữa núi nên cần có những nghiên cứu để tìm ra nhƣng loại hình kinh tế tối ƣu cho từng khu vực.

Khí hậu tại đây có sự phân hóa khí hậu theo độ cao và theo dạng địa hình so với những khu vực xung quanh, đây là khu vực khơ nóng điển hình và khơ nóng nhất Tây Nguyên. Do dãy núi phía Đơng Bắc và Tây Nam án ngữ, ngăn cản hai luồng gió mùa thổi vào nên khí hậu ở đây nóng hơn, lƣợng mƣa nhỏ hơn, khơng khí có độ ẩm khơng khí thấp hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh. Điều này tạo nên những khó khăn trong sản xuất nơng - lâm nghiệp, tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô rất nghiêm trọng.

Với diện tích đất tự nhiên nhỏ, tài nguyên đất của Ayun Pa khá đa dạng, diện tích đất xói mịn trơ sỏi đá là rất lớn, nhìn chung độ phì đất thấp, đất bạc màu, nghèo dinh dƣỡng, phần phía nam độ dốc lớn nên khơng thích hợp cho phát triển nông nghiệp thuần túy, nên tập trung nghiên cứu phát triển nông lâm kết hợp để tận dụng nguồn đất lâm nghiệp rộng lớn, để tăng lớp phủ thực vật, điều hịa khí hậu,

tăng chất lƣợng đất góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân, nhất là khu vực ngoại thị (có phần lớn dân tộc Jrai sinh sống).

b) Nguồn lực kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn

Thị xã Ayun Pa có tổng số dân là 36.612 ngƣời (năm 2010), trong đó dân tộc Kinh chiếm 50,5 % và Jrai chiếm 48,2 %. Lao động chiếm 52,7 % tổng số dân. Lực lƣợng lao động dồi dào, nhân dân trong thị xã cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Bình qn diện tích đất tự nhiên là 0,79 ha/ngƣời, đất lâm nghiệp là 0,48 ha/ngƣời và đất nông nghiệp là 0,16 ha/ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã ayun pa, tỉnh gia lai (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)