THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện thanh oai (hà nội) và đề xuất giải pháp bảo vệ 20 (Trang 34)

1.1 .TỔNG QUAN VỀ MƠI TRƢỜNG KHƠNG KHÍ VÀ Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ

2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng khơng khí tại huyện Thanh Oai, nhóm làm đề tài đã tiến hành đo đạc lấy mẫu các chỉ tiêu thành phần môi trƣờng tại khu vực huyện theo hai đợt. Kết quả nghiên cứu là tổng kết quả trung bình của hai đợt lấy mẫu.

- Đợt 1: Tháng 4 năm 2013 - Đợt 2: Tháng 9 năm 2013 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa

Điều tra khảo sát thực địa nhằm cung cấp thơng tin làm tăng độ chính xác của tài liệu thu đƣợc và cung cấp những thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng nhƣ các vấn đề môi trƣờng của huyện. Phƣơng pháp này bổ sung những số liệu thực tế chính xác giúp cho đề tài có độ tin cậy và tính khả thi cao hơn.

- Thu thập số liệu và tài liệu liên quan tới điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trƣờng.

- Điều tra nguồn phát sinh khí thải tại địa phƣơng. - Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại địa phƣơng.

Các phƣơng pháp nghiên cứu thực địa nhằm so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau, kiểm định và khẳng định những kết quả đạt đƣợc từ q trình phân tích hay tính tốn, thu thập, đo đạc bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại các khu vực thiếu số liệu.

2.3.2. Phƣơng pháp quan trắc mơi trƣờng khơng khí

Phƣơng pháp khảo sát mơi trƣờng đƣợc kết hợp giữa phân tích hố tại các phịng thí nghiệm và đo nhanh tại hiện trƣờng. Lấy mẫu và phân tích mẫu theo “Quy định phƣơng pháp quan trắc – phân tích mơi trƣờng và quản lý số liệu của Cục Môi Trƣờng – Hà Nội 1999 ”. Sau đó so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành nhƣ:

QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí xung quanh;

QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong mơi trƣờng khơng khí xung quanh;

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; [5,6,7].

* Thiết bị đo đạc, phân tích

- Thiết bị đo vi khí hậu: Các thơng số đo vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ

gió) đƣợc đo bằng thiết bị đo vi khí hậu DAVIS Instruments 7978 (Mỹ).

- Thiết bị đo tiếng ồn: Mức độ ồn đƣợc đo bằng thiết bị đo ồn EXTECH

Instruments 407730 (Đức).

- Thiết bị phân tích hơi khí độc: Các chỉ tiêu hơi khí độc (CO2, NO2, H2S)

đƣợc phân tích nhanh tại thực địa bằng thiết bị phân tích hơi khí độc tự động OLDHAM MX21 Plus (Pháp).

Lấy mẫu phân tích nồng độ hơi, khí độc vào các dung dịch hấp thụ bằng các thiết bị lấy mẫu BUCK-VSS 5 (Mỹ) và KIMOTO (Nhật). Các mẫu này sau đó đƣợc phân tích bằng các phƣơng pháp GC tại Labor phân tích mơi trƣờng khơng khí.

-Thiết bị lấy mẫu khơng khí

Thiết bị đo lƣu lƣợng mẫu BUCK-VSS 5 (Mỹ). Thiết bị lấy mẫu khơng khí KIMOTO (Nhật).

Các mẫu khơng khí đƣợc thu thập và bảo quản, sau đó đƣa về phân tích tại Phịng Thí nghiệm Hóa –Lý nghiệp vụ và phân tích mơi trƣờng tại Viện Kĩ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ.

2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là tài liệu có sẵn hoặc số liệu thống kê ở địa phƣơng (cả dạng xuất bản và khơng xuất bản) về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thông tin thứ cấp cung cấp cơ sở cho việc chuẩn bị nội dung công việc điều tra thực địa, giảm bớt sự tập trung vào những vấn đề đã có thơng tin và có thể thay thế cho những thơng tin khơng thu thập đƣợc vì nhiều lý do khác nhau.

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu, thơng tin có liên quan một cách có chọn lọc từ đó đánh giá theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

Nguồn tài liệu, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đƣợc thu thập, tổng hợp từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc gồm:

- Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng huyện Thanh Oai ; - UBND huyện Thanh Oai ;

Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo các tài liệu có liên quan tại Cơng ty TNHH Tƣ vấn Môi trƣờng Hà Nội.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Oai là một trong những huyện đồng bằng Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đơng, là cửa ngõ trực tiếp để vào quận Hà Đông và Thủ đô Hà Nội theo Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21B.

Hình 2: Vị trí khu vực huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Thanh Oai có vị trí địa lý xung quanh nhƣ sau:

- Phía Đơng : giáp huyện Thƣờng Tín, huyện Thanh Trì.

- Phía Tây : giáp huyện Chƣơng Mỹ

- Phía Nam : giáp huyện Ứng Hồ và huyện Phú Xun

- Phía Bắc : giáp quận Hà Đơng, huyện Hồi Đức.

- Đặc điểm địa hình

Thanh Oai có địa hình là đồng bằng tƣơng đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sơng Nhuệ, vùng bãi sơng Đáy, theo đó có độ dốc từ Tây sang Đơng, từ phía Bắc xuống phía Nam của huyện. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,5m so với mặt nƣớc biển và điểm thấp nhất ở xã Liên Châu có độ cao 1,5m so với mặt nƣớc biển.

Với đặc điểm địa hình rất thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật ni, có khả năng cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật ni. Vì vậy, trong sản xuất nơng nghiệp cần phải đảm bảo công tác tƣới cho vùng bãi sông Đáy và các cơng trình tiêu cho vùng trũng bên ven sơng Nhuệ[13,15].

- Đặc điểm địa chất

Thanh Oai nằm trong vùng trầm tích Châu thổ sơng Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng Châu thổ sơng Hồng, nguồn nƣớc cung cấp cho các đơn vị chứa nƣớc bên trên chủ yếu là nƣớc mƣa và nƣớc kênh mƣơng và có liên quan chặt chẽ đến nƣớc của sông Nhuệ, sông Đáy nên về mùa mƣa mực nƣớc tĩnh thƣờng dâng lên cao theo mức độ dâng cao của nƣớc sông Nhuệ, sông Đáy.

Theo các tài liệu địa chất khu vực thì tại đây có hai tầng chứa nƣớc chính là tầng Halocen có thành phần là cát pha, sét pha khơng áp hoặc có áp yếu phân bố tới độ sâu trên dƣới 30m. Bên dƣới là tầng chứa nƣớc Pleistocen có thành phần là cát cuội sỏi, là tầng chứa nƣớc có áp, nằm ở độ sâu khoảng từ 30m đến 60m [13].

3.1.1.3. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn

- Khí tượng

Thanh Oai nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hƣởng của lƣu khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của khí hậu miền Bắc, nét nổi bật là chế độ mƣa ẩm gió mùa. Đồng thời chịu ảnh hƣởng của hồn lƣu gió mùa Đơng Nam, nhất là khối khí cực đới nên khí hậu trong vùng chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa hạ, tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng, ẩm, mƣa nhiều. Mùa đơng, tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh giá, mƣa ít.

- Mƣa: Lƣợng mƣa phân bố khá đồng đều, lƣợng mƣa trung bình năm của khu vực là 1520,7mm với số lƣợng mƣa trung bình ngày là 131,7mm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất vào tháng 8, 9.

- Độ ẩm: Khu vực dự án có độ ẩm trung bình từ 80 – 96%, lƣợng bốc hơi cả năm 700 - 900mm.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm lớn hơn 1630 giờ nắng. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 9 với tổng số giờ nắng trung bình vào khoảng 179 giờ.

- Gió: Về mùa đơng, hƣớng gió là hƣớng Đơng Bắc và Đơng Nam, tốc độ gió trung bình từ 2,5 – 3,2m/s. Mùa hạ, hƣớng gió là Đơng Nam hoặc hƣớng Nam, tốc độ gió trung bình đạt 2,1 – 3m/s [13].

- Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn của huyện gồm hai sông lớn là sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã nhƣ Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dƣơng.

+ Sông Đáy: chảy dọc theo phía Tây của huyện, qua địa bàn 10 xã có chiều dài 20,5km với độ rộng trung bình 100 – 125m. Sơng Đáy có nhiệm vụ phân lũ cho sơng Hồng, lƣu lƣợng phân lũ ở Vân Cốc (Qmax = 5.000m3/s).

+ Sơng Nhuệ: ở phía Đơng của huyện có chiều dài 14,5km lấy nƣớc từ sơng Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ở ven sông từ Cự Khê đến Liên Châu.

+ Sơng Vân Đình: chạy ngang phía Nam huyện, có đập Hồ Mỹ điều tiết nƣớc bơm tiêu cho lƣu vực sông Nhuệ về hệ thống trạm bơm tiêu Vân Đình khi có mƣa lớn [13,15].

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

3. 1.2.1. Điều kiện phát triển kinh tế

Trong những năm qua, điều kiện kinh tế – xã hội của huyện có những bƣớc phát triển khá toàn diện, đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã đƣợc nâng lên đáng kể, hạ tầng cơ sở tƣơng đối phát triển nhƣ giao thông, thuỷ lợi, trƣờng học, bệnh viện, trạm xá và các cơng trình văn hố phúc lợi, sức khoẻ và trình độ dân trí khơng ngừng đƣợc nâng lên.

Tổng giá trị sản xuất năm 2013 ƣớc tính gần 2011 tỷ đồng bằng 103,5% so với kế hoạch, tăng 10,14 % so với năm 2010. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ƣớc đạt 510 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ƣớc đạt 876 tỷ đồng và giá trị các ngành dịch vụ đạt 373 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2013 với nông nghiệp chiếm 29%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 49,8% và dịch vụ chiếm 21,2%. Cụ thể:

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Giá trị sản lƣợng ƣớc đạt 2013 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2012. Giá trị tăng thêm ƣớc đạt 400 tỷ đồng, trong đó về cơ cấu, ngành công nghiệp - tiểu Giá trị tăng thêm ƣớc đạt 400 tỷ đồng, trong đó về cơ cấu, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 65%, ngành xây dựng chiếm 35%.

- Giá trị sản xuất ƣớc đạt 600 tỷ đồng tăng 40% so với năm 2008, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 100 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2008. Giá trị tăng thêm ƣớc đạt 250 tỷ đồng, so với kế hoạch tăng 4%, so với năm 2008 tăng 30%.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2013 vẫn đƣợc duy trì giữ nhịp độ tăng trƣởng cao, giá trị xuất khẩu tăng mạnh. Năm 2013 đã tiếp nhận 40 dự án vào đầu tƣ. Trong đó, 19 dự án của các công ty, doanh nghiệp vào đầu tƣ tại cụm công nghiệp Thanh Oanh, 21 dự án hộ đầu tƣ ở xã Bích Hồ, Phƣơng Trung, Dân Hồ và điểm cơng nghiệp làng nghề Thanh Thuỳ.

Tổng số làng nghề của huyện là khoảng 51 làng nghề, là huyện có nhiều làng nghề nhất của tỉnh. Mở 12 lớp dạy nghề ở 7 xã và cơ sở sản xuất Hội ngƣời mù với tổng số 978 học viên, sau đào tạo có 80% học viên có trình độ tay nghề đƣợc nhận hàng gia cơng cho các chủ doanh nghiệp [13, 15].

Sản xuất nông nghiệp.

Tổng giá trị sản lƣợng ƣớc đạt 978 tỷ đồng năm 2013. Trong đó tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 85536 tấn. Tổng diện tích trồng lúa cả năm đạt 13.521 ha bằng 95,8% kế hoạch, tăng 1,3% so với năm 2008. Trong đó:

- Sản xuất vụ đơng năm 2009-2010 đạt 3125ha bằng 78,12% kế hoạch, tăng 4,8% so với vụ đông năm 2008-2009.

- Sản xuất vụ xuân đạt 7806 ha bằng 101,2% kế hoạch, tăng 0,7% so với năm 2010. Trong đó: Lúa xuân đạt 6908ha, cấy cơ bản xong trƣớc ngày 25/02/2013, năng suất bình quân 57,4tạ/ha, sản lƣợng lƣơng thực đạt 386,519 tấn. Ngơ xn đạt 135ha, năng suất bình qn 40tạ/ha, sản lƣợng đạt 550tấn. Rau màu các loại 736ha.

- Sản xuất vụ mùa đạt 7.885,7ha bằng 103,2% kế hoạch, tăng 0,2% so với năm 2012. Trong đó, lúa mùa đạt 7146,1ha, năng suất bình qn 59tạ/ha, sản lƣợng lƣơng thực đạt 42.162 tấn, cấy xong cơ bản trƣớc 5-7 ngày. Ngô mùa đạt 99,3ha, năng suất bình quân 37tạ/ha, sản lƣợng đạt 367,4 tấn. Rau màu các loại 645ha. Gieo trồng năm 2013 gặp một số khó khăn, sản xuất vụ xuân bị hạn hán, vụ mùa bị ảnh hƣởng của gió mùa đơng bắc. Huyện đã chủ động tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vƣợt khó khăn, điều hành nƣớc hợp lý, đảm bảo cấy hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất, tăng các giống có năng suất cao, chất lƣợng cao, làm tốt cơng tác chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh nên năng suất vụ xuân, vụ mùa đều đạt cao, bình quân đạt 58tạ/ha.

- Sản xuất vụ đơng 2012-2013: Diện tích gieo trồng đƣợc 3.267,9ha bằng 81% so với kế hoạch. Trong đó: đậu tƣơng 166 ha, ngơ 90ha, khoai tây 193ha, khoai lang 298,4 ha, rau các loại 1020,5 ha, giá trị sản xuất ƣớc đạt 48tỷ đồng. Các xã, hộ có nhiều diện tích trồng cây đậu tƣơng là: Hồng Dƣơng, Liên Châu, Xuân Dƣơng, Dân Hoà, Tân Ƣớc.

- Công tác khuyến nông: Tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa xuân, lúa giống, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, biện pháp phòng trừ bệnh dịch, kỹ thuật nuôi thuỷ sản đợc 82 lớp cho 4000 lƣợt hộ dân. Triển khai xây dựng điểm 10ha N46 tại HTX Kim Bài để sản xuất ra hạt giống đậu cho sản xuất vụ đông diện tích 10ha, năng suất 105kg/sào [13, 15].

Chăn ni

Tính đến năm 01/08/2013 tổng đàn trâu 616 con, đàn bò 6046 con, đàn lợn 117000 con, đàn gia cầm 1311.000 con. Sản lƣợng hơi xuất chuồng 25.000 tấn, sản lƣợng thuỷ sản 3.000 tấn.

Tình hình chăn ni tiếp tục ổn định và phát triển, cơng tác phịng, chống dịch bệnh đƣợc tăng cƣờng chỉ đạo, tăng cƣờng cơng tác kiểm sốt vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, tổ chức tiêm phòng dịch gia súc, gia cầm đƣợc 800.000 con, tiêm phịng dại cho đàn chó đƣợc 20.000 con, khống chế khơng để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, là huyện của tỉnh không bị dịch tái phát. Từng bƣớc đƣa chăn nuôi phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá tập trung [13,15].

Ngành dịch vụ - thương mại

Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trƣờng đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng nhu cầu giao lƣu trao đổi hàng hoá. Ngành dịch vụ thƣơng mại trong huyện đƣợc giữ vững và phát triển rộng trên khắp địa bàn huyện, hoạt động có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khá phát triển. Giá trị dịch vụ thƣơng mại năm 2013 thực hiện ƣớc đạt 881 tỷ đồng.

Cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Huyện có loại hình giao thơng đặc trƣng là hệ thống giao thông đƣờng bộ khá tốt bao gồm các tuyến quốc lộ, huyện lộ, đƣờng liên xã và đƣờng dân sinh. Tính đến nay, tất cả các xã đều đã có đƣờng ơ tơ vào, tuy nhiên chất lƣợng kỹ thuật của một số tuyến đƣờng đã bị xuống cấp, còn một số tuyến đƣờng mới đƣợc giải trải đá hoặc vẫn là đƣờng đất nên việc đi lại của nhân dân trong mùa mƣa sẽ gặp khó khăn. Trên địa bàn huyện có một số tuyến đƣờng chính sau:

- Quốc lộ có QL21B với tổng chiều dài khoảng 25km. Đây là trục đƣờng quan trọng nối các trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị, an ninh quốc phịng của huyện Thanh Oai với các huyện lân cận. Tuyến QL21B chạy dọc theo chiều dài của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện thanh oai (hà nội) và đề xuất giải pháp bảo vệ 20 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)