2.1. Đối tƣợng và phạm vi
a. Đối tượng khảo sát: Hộ dân cư, các thành viên hộ được khảo sát. b. Đơn vị khảo sát: Hộ dân cư được chọn khảo sát.
c. Phạm vi khảo sát: 24 tỉnh thuộc vùng ĐBSH và ĐBSCL.
2.2. Thời điểm và thời gian nghiên cứu.
a. Thời điểm, thời kỳ khảo sát: Cuộc khảo sát được tiến hành trong 4 kỳ vào
các tháng 3, 6, 9 và 12 năm 2014.
b. Thời gian khảo sát: Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn mỗi kỳ là 1
tháng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Hộ dân cư: Là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở
từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quĩ thu chi. Thời gian 12 tháng qua tính từ thời điểm tiến hành cuộc phỏng vấn trở về trước.
Thành viên hộ: Những người được coi là thành viên của hộ phải có hai điều kiện
sau:
- Cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua.
- Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó.
Tuy nhiên, có 7 trường hợp ngoại lệ dưới đây khi xác định một người nào đó có phải là thành viên của hộ hay khơng, cụ thể:
1) Người được xác định là chủ hộ luôn được coi là thành viên của hộ, ngay cả khi người đó khơng ăn, ở trong hộ dân cư hơn 6 tháng.
Chủ hộ là người có vai trị điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ. Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người thường có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác của hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc
2) Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng vẫn được coi là thành viên của hộ.
3) Những người tuy mới ở trong hộ chưa đủ 6 tháng nhưng tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả có/chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...). Những người này bao gồm: con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngồi, hoặc các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức,v.v... vẫn được coi là thành viên của hộ.
Lưu ý:
- Nếu những người này có thu nhập từ tiền lương, cơng và thu nhập khác thì tồn bộ thu nhập của họ trong 12 tháng qua sẽ được tính cho hộ khảo sát, kể cả những tháng trước khi là thành viên của hộ.
- Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản và phi nông, lâm nghiệp, thủy sản làm chung trong hộ chuyển đi sẽ không ghi vào hộ mới chuyển đến.
- Các khoản chi tiêu về y tế, giáo dục và các khoản chi hàng năm của những người này trong 12 tháng qua sẽ được tính cho hộ khảo sát, kể cả những tháng trước khi là thành viên của hộ.
- Các đồ dùng lâu bền của những người này mang về sẽ được tính cho hộ khảo sát.
+ Học sinh, sinh viên, cán bộ đi học ở nơi khác trong nước và những người đi chữa bệnh trong/ngoài nước trên 6 tháng nhưng hộ phải ni thì vẫn được coi là thành viên của hộ.
+ Khách, họ hàng đến chơi đã ở trong hộ 6 tháng trở lên và hộ phải ni tồn bộ thì được coi là thành viên của hộ.
+ Những người giúp việc (ơsin) có gia đình riêng sống ở nơi khác thì mặc dù ở chung trong một mái nhà và ăn chung với hộ nhưng khơng được tính là thành viên của hộ (vì họ có quĩ thu chi riêng).
+ Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài và người chết trong 12 tháng qua khơng tính là thành viên của hộ, mặc dầu họ đã sống trong hộ hơn 6 tháng.
Có nhiều kiểu hộ dân cư:
- Hộ dân cư 2 thế hệ, gồm bố mẹ và các con của họ.
- Hộ dân cư nhiều thế hệ, cấu thành từ chủ hộ, vợ và các con của chủ hộ; bố/mẹ chủ hộ, cháu và những người khác, mà họ có thể có quan hệ huyết thống hoặc không, cùng ăn ở chung trong một chỗ ở với thời gian 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua kể từ ngày phỏng vấn trở về trước.
- Hộ dân cư gồm hai, ba cặp vợ chồng và khơng có con cái. - Hộ độc thân.
Chỗ ở: Là một nhóm các cấu trúc (phịng, căn hộ, ngôi nhà) riêng rẽ hay kề
nhau được các thành viên hộ dùng để ở. Có những dạng chỗ ở như sau: - Có thể là túp lều, nhà tạm, hay một căn nhà kiên cố riêng rẽ. - Một phần của túp lều, nhà tạm hay một căn nhà kiên cố.
- Một nhóm các túp lều, nhà tạm hay căn nhà kiên cố, có hoặc khơng có hàng rào hay tường bao quanh.
- Căn hộ khép kín hoặc khơng khép kín.
- Một phần của căn hộ khép kín hoặc khơng khép kín.
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Cuộc Khảo sát mức sống Hộ gia đình năm 2010 áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ. Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo xã và các cán bộ địa phương có liên quan và ghi thơng tin vào phiếu phỏng vấn xã. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu phỏng vấn.
Thu thập thông tin phản ánh mức sống của hộ, bao gồm:
- Thu nhập của hộ: mức thu nhập và thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ; thu khác).
- Chi tiêu của hộ: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi (chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác theo danh mục các nhóm/khoản chi tiêu để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng).
- Một số thông tin khác của hộ và các thành viên trong hộ để phân tích nguyên nhân và sự khác biệt của mức sống: những đặc điểm chính về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hơn nhân); trình độ học vấn; tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế; việc làm; đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh; tham gia các chương trình trợ giúp; các loại đất do hộ quản lý và sử dụng.
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội
- Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng; - Hộ nghèo;
- Loại nhà ở (kiên cố và khơng kiên cố);
- Trình độ giáo dục (có bằng cấp cao nhất từ cấp Trung học phổ thông trở xuống và trên cấp Trung học phổ thông);
- Chi tiêu y tế, khám chữa bệnh.
2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện vệ sinh môi trường
- Sử dụng nguồn nước sinh hoạt; - Sử dụng hố xí;
- Xả thải rác sinh hoạt.
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi tiến hành lựa chọn bộ số liệu từ các cuộc khảo sát mức sống hộ dân của các năm 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010 của Tổng cục Thống kê. Chính vì vậy, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội thì chúng tơi lựa chọn 5 chỉ tiêu cơ bản, còn chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh môi trường được điều tra trong thời điểm 2002-2010 mới chỉ có 3 chỉ tiêu nêu trên. Vì vậy, đây cũng là một hạn chế của đề tài vì thơng tin về mơi trường sống cịn thiếu rất nhiều để có thể đánh giá được tồn diện về điều kiện sống của người dân.
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra đề tài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hồi cứu số liệu: Phương pháp này được dùng để thực hiện hồi
cứu và kế thừa các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu.
Đề tài này được sử dụng bởi chuỗi số liệu từ Điều tra khảo sát mức sống Hộ gia đình năm 2002 - 2010 của Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra 2 năm 1 lần vào các năm chẵn. Các chỉ tiêu được lựa chọn khai thác là số liệu về thu nhập bình quân của hộ gia đình, chi tiêu hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, số hộ gia đình sử dụng nước, hố xí và xả rác hợp vệ sinh… của các hộ dân vùng ĐBSH và ĐBSCL được lấy từ cơ sở dữ liệu vi mô nhiều năm trước để sử dụng.
- Phương pháp phân tích so sánh: sử dụng phương pháp này nhằm so sánh các
số liệu phản ánh về tình hình KTXH với chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh môi trường của 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL, theo chuỗi thời gian từ 2002 - 2010 để biết giữa hai vùng có sự khác biệt nào về mức sống của người dân, ý thức của người dân đối với môi trường sống.
- Phương pháp phân tích tương quan: thực hiện phân tích mối liên hệ giữa một số chỉ tiêu về tình hình KTXH với chỉ tiêu về điều kiện vệ sinh môi trường (nước, hố xí, xả rác) qua cơ sở dữ liệu của cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình. Ở đây, đề tài đã sử dụng phân tích đa biến với: các biến độc lập (là các chỉ tiêu về thu nhập, chi tiêu, trình độ giáo dục,hộ nghèo, nhà ở…) với biến phụ thuộc (lần lượt từng biến: nước, hố xí, rác thải) nhằm đánh giá mối tương quan giữa 2 biến xem mức độ phụ thuộc của 2 biến này.