Việc tận dụng nguồn phế liệu tôm trong nước còn nhiều hạn chế.
Trước đây nguồn phế liệu dồi dào này chỉ được cung cấp với khối
Hiện nay, phế liệu đã được thu mua để sản xuất chitin-chitosan. Trong
đó, trường Đại Học Nha Trang là một đơn vị khá điển hình.
Năm 2003, Hoàng Thị Huệ An đã nghiên cứu, chiết xuất astaxanthin từ
phế liệu vỏ tôm. Theo tác giả đây là nguồn thu astaxanthin đáng kể[1].
Năm 2004, Vũ Ngọc Bội và Vũ Thị Hoan đã nghiên cứu chiết rút các
chất mùi từ phế liệu tôm và ghẹ sử dụng protease [3].
Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu chiết xuất
chitin-chitosan, những polymer sinh học được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp từ phế liệu tôm. Tuy nhiên, hiện nay các quy trình sản xuất chitin-chitosan quy mô lớn tại Việt Nam chủ yếu là quy trình hóa học. Việc sử dụng hóa chất với nồng độ cao dẫn đến lượng chitin-chitosan thu được
chưa cao và nhiều tạp chất. Mặt khác, các quy trình này chỉ tập trung vào việc
thu nhận chitin-chitosan, chứ chưa chú trọng đến việc tận thu các sản phẩm khác của phế liệu tôm như protein, chất màu. Các hóa chất và chất hữu cơ
chưa được tận thu thải ra gây ô nhiễm môi trường.
Chính vì thế, từ năm 2006 đến 2008, Trang Sĩ Trung và các cộng sự đã tập trung nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất chitin - chitosan theo hướng kết hợp xử lý hóa học với sinh học, đồng thời, hoàn thiện quy trình theo
hướng bổ sung các công đoạn tận thu protein và astaxanthin, nâng cao chất
lượng chitin-chitosan. Theo ông, việc kết hợp sử dụng enzyme chứ không chỉ
dùng hóa chất trong quá trình sản xuất chitin-chitosan có ưu thế hơn so với
phương pháp hóa học truyền thống là giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng và
thải ra môi trường. Mặt khác, quy trình cải tiến với sự vượt trội về chất lượng
chitin, chitosan thu được và thu hồi sản phẩm protein-astaxanthin có giá trị
dinh dưỡng và sinh học, làm hạn chế các chất hữu cơ chứa trong nước thải,
giảm thiểu chi phí xử lý môi trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng do các cơ sở chế biến
chitin-chitosan gây ra, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất chitin-chitosan từ phế liệu thủy sản. Đây là một hướng đi cho phương
pháp sản xuất sạch hơn. Bên cạnh đó, việc kết hợp sinh học và hóa học còn
đảm bảo vấn đề giá thành sản xuất hợp lý, cơ hội cho mở rộng sản xuất với
quy mô lớn.
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác của Trang Sĩ Trung và cộng sự về
việc ứng dụng phế liệu tôm.
Vấn đề tối ưu hóa quá trình sản xuất chitin-chitosan từ phế liệu tôm
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được nhiều sinh viên lựa chọn để
thực hiện quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Các nghiên cứu này hầu hết chưa quan tâm nhiều đến protein còn lại trên phế liệu tôm, protein thu hồi được chủ yếu ở dạng thô và được bổ sung vào thức ăn gia súc. Theo một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, ngoài giá
trị dinh dưỡng thì protein tôm còn có hoạt tính sinh học, hoạt tính chống oxi
hóa. Việc nghiên cứu về hoạt tính sinh học của protein tôm trong quá trình thủy phân sẽ mở ra hướng kết hợp thu protein có hoạt tính sinh học với sản xuất chitin-chitosan, protein thu hồi từ phế liệu tôm sẽ được ứng dụng trong thực phẩm, thực phẩm chức năng và y học, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU