Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân protein trong phế liệu đầu tôm bằng enzyme alcalase và protamex; đánh giá khả năng chống oxi hóa của dịch thủy phân (Trang 26 - 28)

Để tăng giá trị ứng dụng của phế liệu tôm, nhiều hướng tận dụng đã

được nghiên cứu. Protein và amino axit (Mandeville, Yaylayan, & Simpson, 1992), chất màu (Chen & Meyers, 1982), chất mùi (Pan, 1990), chitin và chitosan có thể được thu hồi từ vỏ và đầu tôm (Coward kelly, Agbogbo, & Holtzapple, 2006), ngoài ra người ta có thể sản xuất enzyme protease từ đầu và phế liệu tôm (Ruttanapornvareesakul et al., 2005), protein thủy phân hay các peptid từ cá và thủy sản cũng như ở phế liệu đều có tính chất tốt, người ta

đã thấy nó có khả năng chống oxi hóa (He, Chen, Sun, Zhang, & Gao, 2006; Mendis, Rajapakse, Byun, & Kim, 2005). Chất chống oxi hóa tự nhiên, chủ

yếu là các hợp chất của phenol từ vỏ tôm đã được nghiên cứu bởi Seymour and Li (1996)[20].

Sự thủy phân làm giảm chiều dài của các chuỗi peptit, tạo ra nguồn các di, tri peptid là một nguồn protein có hoạt tính sinh học (Gildberg & Stenberg, 2001).

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc tận dụng nguyên liệu còn lại trong quá trình chế biến tôm.

Việc chế tạo nhiên liệu sinh học đã được đã được nghiên cứu Todd French, một phó giáo sư của trường đại học Mississippi State. Từ phế liệu

tôm ban đầu, người ta xử lí axit sau đó bổ sung nấm men vào. Dưới tác dụng

của axit và vi sinh vật người ta thu được sản phẩm chứa 5-20% nhiên liệu sinh học tương đương với dầu khí[30].

Việc sản xuất chitin-chitosan cũng được nghiên cứu nhiều. Đây là một

hướng tận dụng phế liệu tôm tốt và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các chất chống oxi hóa trong phế liệu vỏ tôm đã được nghiên cứu bởi Seymour và Li (1996). Kết quả nghiên cứu cho thấy các chất chống oxi hóa trong vỏ tôm là các protein mà đơn phân là các axit amin chứa gốc phenol

trong đó nhóm amin sắp xếp theo một quy tắc nhất định [20].

Việc chiết xuất astaxanthin từ phế liệu tôm cũng được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Bằng phương pháp hóa học và phương pháp sinh học một nhóm các nhà nghiên cứu ở Iran đã chiết xuất được astaxanthin từ phế liệu

đầu tôm, bã sau khi chiết được carotenoid sẽ là nguyên liệu để sản xuất chitin- chitisan.

Năm 2007, bằng các test thử về khả năng chống oxi hóa, một nhóm các

món ăn truyền thống của người Thái Lan được làm từ dịch chiết từ phế liệu

của tôm. Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng Mungoong chứa các chất

chống oxi hóa. Dịch hòa tan từ sản phẩm này có hoạt tính chống oxi hóa cao

bởi các test thử DPPH, ABTS radical scavenging activities and FRAP. Hoạt

tính chống oxi hóa phụ thuộc vào nồng độ dịch hòa tan từ sản phẩm này[21].

Năm 2008, S.J. Li, T.A. Seymour đã nghiên cứu ứng dụng chất chống

oxi hóa được chiết từ vỏ tôm vào bảo quản một loại cá mú (thường sống ở

rặng san hô) nhằm chống sự mất màu và oxi hóa lipit của loại cá này. Kết quả

cho thấy rằng dịch chiết bằng dung môi ethanol từ phế liệu tôm khi được bổ

sung vào mẫu bảo quản lạnh sẽ có khả năng ngăn chặn sự biến màu của cá, và phản ứng oxi hóa lipit cũng xảy ra ít hơn so với mẫu đối chứng của nó. Tuy vậy, các dịch chiết này thể hiện khả năng chống oxi hóa thấp hơn so với các chất chống oxi hóa tổng hợp [19].

Năm 2009, nhóm các nhà khoa học người Thái Lan đã nghiên cứu sản

phẩm lên men của tôm và giáp xác (Kapi, Koong-Som and Jaloo), đây là các

sản phẩm truyền thống của Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sản

phẩm lên men này có hàm lượng protein cao, và hầu hết các sản phẩm có hoạt

tính sinh học, đặc biệt là khả năng chống oxi hóa tự nhiên và có lợi ích cho sức khỏe[16].

Hoạt tính sinh học từ protein tôm đã được nhiều nhà nghiên cứu trên

thế giới quan tâm và qua khảo sát người ta đã thu được một số kết quả khả

quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân protein trong phế liệu đầu tôm bằng enzyme alcalase và protamex; đánh giá khả năng chống oxi hóa của dịch thủy phân (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)