Thiết kế chế tạo cam lệch

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo động cơ piston hơi nước sử dụng năng lượng tái tạo (Trang 81 - 83)

3.6.1 Thiết kế

Xuất phát từ nhược điểm của cơ cấu culit là vận tốc quay không đều, kết cấu lại cồng kềnh và phức tạp khó cho việc chế tạo và lắp ráp

Vì vậy cần một cơ cấu khác có kích thước nhỏ gọn và hình dáng phù hợp nhưng phải cải tiến nhược điểm của cơ cấu culit

- Yêu cầu của sản phẩm

Sản phẩm sau khi chế tạo phải đảm bảo hình dáng của cam phải phù hợp, để kết hợp với tấm phẳng tạo chuyển động quay toàn vòng.

Bề mặt của cam phải đạt được độ bóng thích hợp và góc nghiêng phải phù hợp. Để thiết kế nên chi tiết cam lệch này ta cần chú ý đến hai đặc điểm quan trọng liên quan đến cam lệch đó là hình dạng hình học (biên dạng) và góc lệch của nó.

- Yêu cầu sản phẩm thiết kế

+ Thiết kế biên dạng dựa vào điều kiện làm việc với tấm phẳng đó là bề mặt làm việc phải là tiếp xúc mặt.

+ Góc lệch phải đảm bảo sao cho hành trình piston trong xilanh đúng với hành trình thiết kế.

+ Trọng tâm chi tiết cam phải không nằm ở mặt phẳng chính trung tâm của nó.

Dựa vào những cơ sở đó ta tính toán và cho ra mẫu thiết kế như trên bản vẽ thiết kế sau:

Hình 3.9 : Bản vẽ thiết kế, chế tạo cam lệch.

- Kích thước chi tiết

Các kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của cam lệch được lựa chọn sao cho phù hợp phụ thuộc vào kích thước tổng thể của động cơ. Với kích thước cơ sở LxBxH là 40x40x75 mm. Với góc lệch được tính toán thiết

kế là nghiêng 250 so với mặt phẳng thẳng đứng. Để có thể tạo mối liên kết các chi tiết tấm phẳng - cam lệch - trục tải lại với nhau thì trên cam lệch ta thiết kế các lỗ để có thể lắp trục liên kết. Kích thước các lỗ được biễu diễn trên bản vẽ thiết kế.

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo động cơ piston hơi nước sử dụng năng lượng tái tạo (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)