Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng cây tiến hóa, xác định thời gian phân tách giữa các loài Mang. Từ đó có thể liên hệ và đưa ra các giả thiết về sự hình
thành các loài Mang, cũng như có thêm thơng tin về thời gian phân tách giữa các loài Mang. Cây tiến hóa thể hiện thời gian phân tách của các loài Mang được thể hiện trong Hình 15. Bảng 10 gồm thơng tin chi tiết về thời gian phân tách giữa các lồi Mang. Qua cây tiến hóa, ta có thể thấy, nhóm Mang được hình thành cách đây khoảng 7,1 triệu năm; trong đó lồi Mang cổ nhất, hay tách ra sớm nhất trong nhóm Mang là lồi Mang reevesi (M. reevesi), lồi này hình thành cách đây khoảng 3,65 triệu năm. Trong các lồi Mang có vùng phân bố ở nước ta, loài Mang lớn (M.
vuquangensis) hình thành từ cách đây khoảng 2,41 triêu năm cịn lồi Mang hình
thành muộn nhất là Mang Trường Sơn cách đây khoảng 1,02 triệu năm. Các loài Mang ở nước ta được không liên quan đến thời điểm hình thành địa chất ở Việt Nam.
Bảng 10. Khoảng thời gian tiến hóa của các vị trí trên cây tiến hóa
Node Tuổi (triệu năm) 95% HPD 1 7.79 6.17-9.98 2 7.10 6.02-8.41 3 3.65 2.50-5.02 4 3.03 1.96-4.08 5 2.41 1.49-3.35 6 2.33 1.47-3.28 7 1.51 0.77-2.27 8 1.35 0.75-2.05 9 1.21 0.69-1.76 10 1.02 0.58-1.53 11 0.72 0.38-1.12 12 0.57 0.25-0.95
Hình 15. Cây phát sinh chủng loại thể hiện thời gian tiến hóa của nhóm Mang phân tích bởi
phần mềm BEAST. Các chỉ số phía trên các nhánh lần lượt là giá trị bootstrap của phương pháp MP, ML; các chỉ số phía dưới các nhánh lần lượt là các chỉ số xác suất hậu nghiệm của phân tích
Bayesian sử dụng dữ liệu gen tổ hợp chung (combined) và dữ liệu từng gen trong tổ hợp (partitioned). Các gốc nhánh được đánh số theo thời gian phân tách giảm dần. Các chỉ số tại gốc nhánh thể hiện thời gian phân tách tính theo triệu năm. Vị trí gốc kí hiệu C là vị trí của mốc thời