Phân bố các kiểu ĐNNVB vịnh Tiên Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường (Trang 35 - 37)

STT Kí hiệu

kiểu ĐNNVB

Kiểu ĐNNVB Vị trí phân bố

1

A Vùng nước biển có độ sâu dưới 6m khi triều kiệt

Diện phân bố của vùng nước biển này rộng, bắt đầu từ phía ngồi hệ thống các đảo như đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực,... (phía trong đảo là kiểu đất ngập nước vũng vịnh) cho đến giới hạn ngoài là đường đẳng sâu 6m khi triều kiệt

Vùng phân bố bị chắn phía ngồi bởi hệ thống các đảo (Cái Chiên, Vĩnh Thực, đảo Sậu Nam)

2 F Vùng nước cửa sông Phân bố rải rác dọc theo dải bờ biển của khu vực nghiên cứu, điển hình là các vùng nước cửa sơng Ka Long, Sơng Hà Cối, sông Tiên Yên

3 E Bãi cuội, sỏi vùng gian triều

Phân bố chủ yếu ở bãi triều xã Phú Hải

4 G Bãi bùn, cát vùng gian

triều Phân bố ở ven biển xã Phú Hải, Quảng Minh 5 I Rừng ngập mặn Phân bố dọc ven bờ từ cửa sông Ka Long đến

cửa sông Hà Cối 6 1 Ao, đầm, vùng nuôi trồng

thủy sản mặn lợ

Phân bố chủ yếu ở các xã Quảng Thắng, Phú Hải, Quảng Minh, Vạn Ninh và khu vực cửa sông Ka Long

ĐNNVB vịnh Tiên Yên có chức năng sinh thái lớn. Với hệ thống luồng lạch, bãi triều và RNM rộng lớn, nơi đây trở thành bãi sinh sản, ươm nuôi, lưu giữ nguồn giống sinh vật thủy sinh cho toàn vịnh Tiên Yên và biển ven bờ thông qua 6 cửa khác nhau (Tấn, Đại, Tiểu, Bị Vàng, Mơ và cửa Ông). Do có nguồn

thức ăn phong phú nên nhiều lồi động vật có giá trị kinh tế cao cư trú và trưởng thành như sá sùng, sò huyết…

ĐNNVB vịnh Tiên Yên chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên, do ngập chìm thung lũng sơng cùng với q trình sụt hạ tương đối kiến tạo hiện đại và dâng cao mực nước đại dương thế giới sau băng hà lần cuối. Ngồi ra, ĐNN khu vực này cịn có nguồn gốc nhân sinh, chủ yếu là chuyển đổi mục đích sử dụng ĐNN. Trong quá trình khai thác và sử dụng cửa sông Tiên Yên, các cộng đồng dân cư đã biến một bộ phận ĐNN ở đây thành vùng đất canh tác nông nghiệp, vùng thổ cư, đặc biệt thành đầm nuôi thủy sản mặn - lợ.

Vùng ĐNN vịnh Tiên Yên có các hệ sinh thái như bãi triều, cửa sông và rừng ngập mặn. Hệ sinh thái bãi triều bao gồm bãi triều thấp và một phần của bãi triều cao thuộc kiểu ĐNN không phủ thực vật ngập mặn. Hệ sinh thái cửa sông bao gồm hệ thống cửa sông và các kênh đào. Hệ sinh thái rừng ngập mặn tương ứng với loại hình ĐNN bãi triều có phủ TVNM với 15 lồi cây ngập mặn phát triển tốt. Các bãi triều cao có phủ thực vật ngập mặn phân bố rộng khắp ở các khu vực ven biển huyện Tiên Yên, Đầm Hà, tập trung nhiều ở đảo Đồng Rui, Đại Bình và Đơng Hải. Thành phần loài thực vật ngập mặn phân bố ở khu vực này chủ yếu là những loài chịu mặn, những lồi ưa lợ khơng thấy xuất hiện như bần (Sonneratia). Thảm thực vật ngập mặn ở vùng ĐNN vịnh Tiên Yên phát triển tốt nhất so với vùng cửa sông ven biển Đông Bắc, tạo thành thảm rừng xanh tốt, mật độ cây phân bố dày, cây cao, tạo ra các quần xã thực vật ngập mặn phân bố khác nhau:

- Quần xã sú chủ yếu phân bố ở vùng triều thấp chịu tác động nhiều của sự ngập lụt thủy triều hàng ngày, chiều cao cây khoảng 2 – 3 m;

- Quần xã trang, đước, vẹt thuần chủng phân bố ở vùng triều, nền đáy ở khu vực này gồm bùn và đất sét, chịu ảnh hưởng thủy triều không thường xuyên. Ở đây trang, đước cao trung bình 3 - 3,5 m, thậm chí có cây cao tới 8 m tạo thành một vành đai xanh tốt bảo vệ vùng triều;

- Quần xã giá, vạng hôi và các cây bụi khác, chủ yếu phân bố ở vùng triều cao ít chịu ảnh hưởng chế độ ngập lụt của thủy triều hàng ngày.

Ngồi ra cịn có các quần thể nhân tác như rừng trồng trang và rừng trồng vẹt dù. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vịnh Tiên Yên là nơi cư trú của nhiều lồi đặc sản có giá trị như ngán, cua bùn, bạch tuộc, sâu đất, vạng… cũng như cung cấp nguồn giống quan trọng của tôm, cua, cá cho vùng biển ven bờ. Đây là nơi sản xuất năng suất sơ cấp rất lớn cho hệ sinh thái ĐNN vịnh Tiên Yên.

Sinh vật tại vịnh Tiên Yên đa dạng và có giá trị lớn về nguồn lợi khai thác và sinh thái. Tổng hợp các kết quả khảo sát điều tra về đa dạng sinh học vùng ĐNN Tiên Yên cho thấy tại đây đã ghi nhận được 260 loài động vật đáy thuộc 89 họ, 237 loài sinh vật nổi (188 loài thực vật và 49 loài động vật), 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 15 loài thực vật ngập mặn và 36 loài chim.

Vùng ĐNN vịnh Tiên Yên có diện tích lớn bãi triều có phủ và không phủ rừng ngập mặn là mơi trường thuận lợi cho các lồi động vật đáy sinh sống, chiếm ưu thế về số lượng loài là ngành Thân mềm với 175 loài (chiếm 67%) thuộc 56 họ, các lớp Giáp xác (ngành Chân khớp), lớp Giun nhiều tơ (ngành Giun đốt) có số lồi khá cao lần lượt là 39 và 36 lồi. Số lồi có giá trị kinh tế là 75 loài, 1 loài bị đe dọa.

3.2. Hiện trạng ĐNNVB vịnh Tiên Yên năm 2000

Tại thời điểm năm 2000, khu vực nghiên cứu có các kiểu ĐNNVB chính: Các vùng biển nơng ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi triều thấp, các bờ cát, bãi cuội hay sỏi, các vùng nước cửa sông, các bãi bùn gian triều, rừng ngập mặn, các đầm/ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường (Trang 35 - 37)