Các vùng NTTS mới năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường (Trang 55 - 85)

NTTS từ lâu đã trở thành thế mạnh trong các ngành kinh tế tại khu vực nghiên cứu. Những năm qua nghề nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại thu nhập khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Diện tích NTTS khơng ngừng tăng qua các năm, từ năm 2000 – 2009, tăng 364,63 ha. Trong đó, có 272,9 ha lấy từ diện tích rừng ngập mặn tại các xã Quảng Minh, Phú Hải, Đường Hoa – huyện Hải Hà, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà. Xã Đơng Hải –

Vùng có các ao, đầm NTTS mới hình thành năm 2009 Vùng có các ao, đầm NTTS mới hình thành năm 2009

huyện Tiên Yên, 98,61 ha từ các bãi bùn gian triều như đã phân tích ở trên. Diện tích NTTS thay đổi năm 2009 là 371,51 ha, chiếm 71%. Tuy nhiên, chỉ một diện tích nhỏ NTTS đã thối hóa được phủ RNM (6,88 ha), song con số này quá nhỏ so với sự suy giảm diện tích RNM. Q trình chuyển đổi này đã lấy đi một diện tích RNM lớn, làm mất các chức năng sinh thái của RNM và suy thối tài ngun, mơi trường.

Thực tế cho thấy, nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực nghiên cứu phát triển nhanh nhưng chưa thật sự bền vững; phần lớn diện tích vẫn ni theo hình thức quảng canh, điều kiện nuôi thuỷ sản theo hướng thâm canh gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trong ni trồng thuỷ sản, huyện đã xác định tập trung cho ni thâm canh song diện tích ni theo hình thức này cịn thấp. Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với nuôi trồng thuỷ sản ở Tiên Yên vẫn là cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản chưa đáp ứng được u cầu. Hầu hết diện tích ao, đầm ni trồng đều dựa vào nguồn nước tự nhiên, trong khi đó điều kiện mơi trường nước ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sinh trưởng, phát triển của tơm.

Tóm lại, diện tích NTTS tại khu vực nghiên cứu có xu thế tăng nhanh, nhưng chưa thực sự bền vững. Cần có những quy hoạch hợp lý và các bước đi đúng hướng để NTTS đạt năng suất, hiệu quả hơn, nâng cao đời sống cho người dân tại đây.

Tóm lại, biến động diện tích NTTS tại vịnh Tiên Yên được biểu diễn bằng công thức sau:

Biến động diện tích NTTS = 2.320,78 ha – 1.956, 15 ha = + 272,9 ha + (+ 98,61 ha ) + (-6,88 ha) = + 364,63 ha

Dấu (-): thể hiện diện tích bị giảm, bị chuyển sang cho kiểu ĐNNVB khác Dấu (+): thể hiện diệnt tích được nhận từ sự luân chuyển từ kiểu ĐNNVB khác

Trong đó:

2.320,78 ha ha là diện tích kiểu E năm 2009 1.956, 15 ha ha là diện tích kiểu E năm 2000 364,63 ha là diện tích tăng từ năm 2000 – 2009 272,9 ha là diện tích NTTS tăng do lấy từ RNM

98,61 ha là diện tích NTTS tăng do lấy từ các bãi bùn gian triều - 6,88 ha là diện tích NTTS chuyển sang RNM

Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã cho thấy, các kiểu ĐNNVB tại vịnh Tiên Yên biến động theo hướng các sau:

1. Diện tích kiểu RNM giảm xuống

2. Diện tích kiểu NTTS tăng lên

3. Các kiểu G, F, E, A có sự tăng, giảm nhưng khơng đáng kể

Từ thực tiễn nghiên cứu và khảo sát khu vực nghiên cứu, học viên thấy rằng, xu hướng biến động các kiểu ĐNNVB nghiên cứu (Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi triều thấp, các bờ cát, bãi cuội hay sỏi, các vùng nước cửa sông, các bãi bùn gian triều, rừng ngập mặn, các đầm/ao nuôi trồng thủy sản.) vẫn tiếp tục biến động theo xu hướng như hiện nay.

3.5. Nguyên nhân gây biến động

Biến động đất ngập nước là một nội dung nghiên cứu quan trọng, nhằm đánh giá tiềm năng, giá trị và dự báo xu thế tiến hóa vùng đất ngập nước trong tương lai. Từ đó giúp các nhà nghiên cứu và quản lý đề xuất được chiến lược khai thác sử dụng hợp lý nhằm bảo vệ và phát triển bền vững đất ngập nước. Các tác động làm biến động diện tích ĐNNVB bao gồm hai nguyên nhân chủ yếu là tác động của tự nhiên và tác động nhân sinh.

a. Q trình bồi tụ - xói lở

Bồi tụ và xói lở là hai q trình địa chất tự nhiên thường xuất hiện ở dải ven bờ. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, bồi tụ đã tạo nên các vùng đất bằng phẳng, màu mỡ nhưng xói lở lại làm mất đất, đe dọa các khu dân cư, các cơng trình xây dựng ven bờ. Nguyên nhân của hai quá trình này được xác định khơng chỉ là những hoạt động tự nhiên (chuyển động kiến tạo, điều kiện khí hậu) mà hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người cũng có những tác động nhất định. Tại khu vực nghiên cứu, quá trình bồi tụ, xói lở đã ảnh hưởng đến sự chuyển đổi một số kiểu ĐNNVB như: Sự luân chuyển từ kiểu E sang kiểu F, kiểu I sang kiểu G, kiểu I sang NTTS.

Hình 3.17. Sơ đồ các vùng chịu ảnh hƣởng của xói lở, bồi tụ và dâng cao mực nƣớc biển vịnh Tiên Yên [18]

Quá trình bồi tụ một mặt làm tăng thêm quỹ đất tự nhiên, mặt khác gây biến động luồng lạch tại các vùng cửa sông, cảng biển làm cản trở cho tàu thuyền đi lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến bồi tụ, điển hình là chế độ thủy văn, hải văn, chế độ gió, đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo, hoạt động kiến tạo và hoạt động nhân sinh.

Trong khu vực vịnh Tiên Yên, chế độ hải văn, địa hình phức tạp và hoạt động kiến tạo hiện đại là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bồi tụ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, vùng cửa sông Tiên Yên là vùng sụt lún hiện đại và khu vực các đảo diễn ra quá trình nâng kiến tạo làm cho vùng biển Tiên Yên có hoạt động thủy triều mạnh. Khi triều cường, nước biển dâng cao, bị dồn nén bởi hệ thống đê kè và đặc biệt là hệ thống đảo bao quanh nên khi triều rút, động năng dòng chảy rất lớn. Cùng với q trình triều rút, các vật liệu trầm tích được vận chuyển, lắng đọng ở khu vực cửa sông và các đảo ngầm gây ra hiện tượng bồi tụ. Trong vùng nghiên cứu, bồi tụ xảy ra ở một số khá phổ biến ở khu vực cửa sông như cửa sông thuộc xã Đông Ngũ, vụng Đài Chuối, xung quanh bãi Chương Cả, lạch Tiên Yên, phía tây nam đảo Vạn Vược và khu vực hịn Cái Khiên. Do q trình bồi tụ, một bộ phận RNM chuyển thành bãi bùn gian triều (128,42 ha). Phần đất ven biển vừa được bồi tụ dần dần bị lùi sâu vào đất liền, được nội đồng hóa và các vùng đất mới lại tiếp tục được hình thành. Trên vùng đất được bồi tụ, các kiểu ĐNNVB được hình thành, xuất hiện các trảng cỏ trên các bãi bồi thấp, thực vật ngập mặn trên các bãi bồi cao…ĐNN phủ TVNM được bồi tụ mở rộng sâu vào trong phía lục địa giáp núi, khơng phân bố mở rộng ra phía biển. Các bãi triều cao phủ TVNM bồi tụ này được phát triển trên nền các bãi đá tảng, thềm đá gốc trước kia nay bị ngập chìm phủ bùn. Từ năm 1964 – 1996, tốc độ bồi tụ vùng cửa sông Đầm Hà – Hà Cối khoảng 2 – 6 m/năm, trung bình 4,5 m/năm [2]. Quá trình bồi tụ mở rộng diện tích ở phía sâu trong lục địa sát các chân đồi núi ven biển và các doi cát triều phía ngồi cửa sơng.

Hoạt động xói lở bờ trong phạm vi vùng biển nghiên cứu gây mất quỹ đất, thu hẹp rừng ngập mặn. Hoạt động xói lở xảy ra mạnh mẽ tại Đầm Hà - Hà Cối với tốc độ xói lở ở đây là 5 mm/năm [2]. Xói lở tại các khu vực này gây phá huỷ và sập đổ các cơng trình nhân sinh như kè đá chắn sóng, đập, đê biển và đảo. Theo tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao tại một số khu vực: cửa Mơ (cửa Tiên n), hịn Sậu Đơng, cửa Bị Lang tạo thành đới đào khoét mấp mô gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại. Xói lở tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi các vùng bờ cát, cuội, sỏi thành vùng nước cửa sông (6,88 ha).

Đường bờ khu vực nghiên cứu có hướng Đơng Bắc – Tây Nam. Các thành tạo cấu tạo nên đường bờ chủ yếu là vật liệu bở rời, có chỗ xen kẽ đá gốc và chế độ dòng chảy cũng khá phức tạp, do phụ thuộc vào địa hình đường bờ. Do vậy, q trình xói lở bờ biển ở đây diễn ra rất phức tạp. Vào mùa gió Đơng Bắc, năng lượng sóng lớn, do vậy mực nước biển được dâng cao hơn tạo khả năng cho sóng vỗ vào các lớp đất đá mạnh hơn. Nước có điều kiện xâm nhập vào các lỗ hổng đất đá gây ra trương nở, tăng áp suất so với bên ngoài làm cho khả năng phá hủy đất đá nhanh hơn. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu là nơi có tần suất xuất hiện bão khá cao; đây là yếu tố cường hóa q trình xói lở diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn.

Mặt khác, tác động nhân sinh có ảnh hưởng đáng kể đến tai biến xói lở. Các hoạt động nhân sinh ven biển khá đa dạng, gồm khai thác khống sản, ni trồng thủy sản, hoạt động cảng biển và chặt phá rừng ngập mặn, rừng phịng hộ. Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động ni trồng thủy sản và cảng biển. Việc xây dựng các đầm nuôi và hệ thống kênh dẫn phổ biến ở một số xã ven biển thuộc huyện Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà làm suy yếu cấu trúc đường bờ dẫn đến cường hóa tai biến xói lở. Ngồi ra, chặt phá rừng ngập mặn để phục vụ lợi ích trước mắt của con người như làm đầm nuôi trồng thủy sản hay lấy củi làm nhiên liệu cũng góp phần cường hóa q trình xói lở bờ biển. Rừng ngập mặn là lá chắn bảo vệ đường bờ biển khỏi sự tác động của sóng biển, gió và bão, hạn chế xói lở bờ biển. Đồng thời rừng ngập mặn cũng là nơi tiếp nhận nguồn vật liệu từ lục địa mang ra, do vậy khi rừng ngập mặn cịn phát triển thì lượng trầm tích ngày càng được bồi ra, ngược lại khi

rừng ngập mặn bị phá hủy thì lượng bồi tích ngày càng giảm dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm tích và xói lở bờ biển.

Bên cạnh đó, khu vực biển Tiên Yên cũng là một trong các điểm nóng đối với tai biến dâng cao mực nước biển. Cụ thể các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bao gồm khu vực bãi triều xã Phú Hải, khu vực cửa sông gần Cồn Đước, khu vực hòn Cái Chiên và khu vực xã Đầm Hà. Với kịch bản dâng cao mực nước biển 50 cm, thời gian xảy ra sớm nhất là năm 2060 thì tổng diện tích đất các xã ven biển

bị ảnh hưởng là 0,96 km2, chiếm 2,73 % tổng diện tích. Khu vực bị ảnh hưởng

mạnh nhất là các xã Đại Bình ( 0,253 km2), xã Tiên Lãng 0,119 km2, xã Đông Ngũ

0,105 km2, xã Quảng Phong ( 0,115 km2

).

Khi mực nước biển dâng 100 cm vào năm 2100 thì diện tích các xã ven biển

bị ảnh hưởng là 2,25 km2, chiếm 6,15 % tổng diện tích. Xã Đại Bình bị ảnh hưởng

nhất với 0,51 km2. Nước biển dâng, làm thu hẹp diện tích đất tự nhiên, đồng thời

ảnh hưởng đến sinh kế, các hoạt động kinh tế, xã hội của người dân ven biển.

Do ảnh hưởng của dâng cao mực nước biển, 16,05 ha bãi cát, cuội, sỏi đã bị ngập chìm và chuyển thành kiểu ĐNN vùng biển nơng ngập nước thường xun có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt, tại các đảo Vạn Vược, Đảo Miều, đảo Cái Chiên.

Bảng 3.7. Tác động của nƣớc biển dâng đến diện tích đất tự nhiên các xã ven biển khu vực vịnh Tiên Yên Huyện Diện tích tự nhiên (km2) Diện tích bị ảnh hƣởng (km2) Tỷ lệ (%) Hải Hà 50 cm 100 cm 50 cm 100 cm Đường Hoa 43,16 0,027 0,05 0,06 0,11 Quảng Phong 77,29 0,115 0,219 0,14 0,28 Quảng Điền 30,77 0,027 0,061 0,08 0,19 Quảng Trung 2,73 0,0003 0,0013 0,01 0,04

Phú Hải 15,54 0,017 0,033 0,1 0,21 Quảng Minh 28,09 0,009 0,02 0,03 0,07 Cái Chiên 155,94 0,058 0,067 0,03 0,04 Đầm Hà Đại Bình 28,72 0,253 0,51 0,83 1,68 Đầm Hà 53,44 0,077 0,155 0,25 0,52 Tân Bình 41,12 0,038 0,077 0,08 0,16

Tiên Yên Hải Lạng 60,65 0,020 0,039 0,03 0,06

Tiên Lãng 27,72 0,119 0,452 0,69 1,57

Đông Ngũ 53,44 0,105 0,24 0,19 0,44

Đông Hải 41,12 0,090 0,321 0,21 0,78

Tổng 0,96 2,25 2,73 6,15

Hình 3.18. Phân bố các bãi hải sản vịnh Tiên Yên [18]

Vùng biển ven bờ Đơng Bắc nói chung và vùng biển Vịnh Tiên n nói riêng có diện tích đất ngập nước ven biển lớn của Việt Nam. Đây là vùng ĐNNVB giàu tài nguyên sinh học, diện tích bãi bồi lớn, đa dạng sinh vật cao và là nơi có nguồn giống tơm, cua, cá...rất phong phú như các bãi hải sản ở ven bờ và các đảo: Bãi Tơm, Cá ở khu vực đảo Hịn Thoi, đảo Cái Chiên..., bãi sò huyết, sá sùng, ngao ở Quảng Điền, Mũi Chùa, Đại Lai..., bãi Cua, Ghẹ ở Hòn Miều, các xã ven biển huyện Tiên Yên...(Hình 3.18). Vì vậy, con người đã có nhiều hình thức khai thác làm thay đổi diện tích ĐNNVB. Sự biến động ĐNNVB do con người chủ yếu bởi các hoạt động kinh tế tại khu vực nghiên cứu như: khai thác hải sản ven biển quá mức, chặt phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi trồng thủy sản, khai thác imenit, xây dựng các khu công nghiệp, phát triển cảng biển.

Khai thác hải sản quá mức: Huyện Đầm Hà có 12.000 ha mặt nước biển

thác, giúp khá đơng hộ dân có điều kiện xố đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nghề đánh bắt hải sản của Đầm Hà còn “mắc” ở 2 yếu tố là vốn của các hộ ngư dân khơng nhiều và trang bị kỹ thuật cho nghề cịn thiếu. Nghề đánh bắt thủy sản ở đây đã có tương đối lâu năm, ngư dân có nhiều kinh nghiệm nhưng khai thác chưa hợp lý, hiệu quả và gây ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường. Nguồn lợi lớn nhất của bãi triều Đầm Hà là con sá sùng. Loại “giun trắng” này có cả ở bãi triều của 4 xã bám mặt biển là Tân Bình (400 ha); Đại Bình (600 ha); Đầm Hà (100 ha) và Tân Lập (10 ha). Trong đó, bãi Cồn Giữa (Tân Bình); Chương Cả (Đại Bình); Lái Cáy (Đầm Hà) có mật độ tập trung sá sùng cao. Nguồn lợi ở Chương Cả là khá lớn, song bãi nằm khá xa bờ biển, muốn đến đó phải đi bằng thuyền, điểm gần nhất là 45 phút. Đây là vùng thường xuyên ngập nước và thời gian “bãi nhô” rộng 600 ha chỉ khoảng 90 ngày trong năm. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu hải sản Việt Nam, mật độ sá sùng ở Cồn Giữa (Tân Bình) là đáng kể nhất, sau đó bãi Chương Cả (Đại Bình). Bãi

Chương Cả rộng 600 ha, mật độ sá sùng đạt 10 con/m2. Trữ lượng sá sùng ở

Chương Cả ước đạt 319,44 tấn; khả năng khai thác bền vững là 79,9 tấn tươi/năm… Vào các tháng 4 và 5 ở một số bãi cát, bình qn mỗi lao động có thể đào được từ 4 đến 5kg sá sùng/buổi. Ngư dân khai thác không chỉ cá thể trưởng thành mà cả con non để bán hoặc xuất khẩu. Việc khai thác bằng phương thức huỷ diệt vẫn xảy ra như đánh cá bằng mìn, bằng lưới mắt nhỏ (2x2 mm đến 3x3 mm) bắt các lồi tơm cá con dẫn đến khả năng tự phục hồi nguồn lợi thuỷ sản rất khó khăn.

Do buông lỏng công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước tại xã Quảng Minh (Huyện Hải Hà) đã khiến gần 200 ha diện tích bãi triều của xã này bị người dân lấn chiếm và sử dụng vào mục đích trái với quy định của pháp luật, nguy cơ biến đổi môi trường thủy sinh vùng bờ ngập mặn. Một số người dân thiếu ý thức đã có các hành vi đào bới tuyệt chủng hoặc dùng các loại kích điện, thuốc nổ để khai thác nguồn lợi hải sản.

Bên cạnh khai thác nguồn lợi sinh vật, hiện nay, nhân dân sống quanh vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường (Trang 55 - 85)