Trong phần này tác giả sử dụng mơ hình WRF với sơ đồ LETKF và các thành phần tổ hợp đa vật lý để khảo sát số thành phần tổ hợp trong sơ đồ LETKF thông qua thử nghiệm dự báo cơn bão Conson (2010) hạn 3 ngày (1200 UTC ngày 12 tháng 7 đến 1200 UTC ngày 15 tháng 7 năm 2010) với số các thành phần tổ hợp biến đổi từ 10 đến 50.
Do thử nghiệm dự báo cơn bão Conson với độ phân giải 36 km, nên nếu xem xét sai số dựa trên kết quả dự báo quỹ đạo bão giữa các thử nghiệm với số thành phần tổ hợp khác nhau có thể dẫn đến các sai số khống. Vì vậy, trong phần này tác giả sử dụng sai số căn quân phương năng lượng trung bình thể tích (volume- averaged energy root mean squared errors-EME) tính trung bình trên tồn miền (cơng thức 2.6) để đánh giá sai số của các thử nghiệm với số thành phần tổ hợp khác nhau.
Hình 3.1 đưa ra EME trong thử nghiệm đa vật lý với số các thành phần tổ hợp khác nhau (từ 10 đến 50).
Những tổ hợp có 10 đến 15 thành phần có kỹ năng dự báo khơng tốt bằng tổ hợp có 20 thành phần trở lên. Nhìn chung, thêm các thành phần tổ hợp sẽ tạo ra sự thực hiện tốt trong các thử nghiệm. Tuy nhiên, đối với các thành phần tổ hợp > 30, chúng ta thấy sai số EME dường như không giảm thêm được nữa. Điều này có thể liên quan đến số lượng lớn nhất của các kết hợp vật lý khác nhau được sử dụng trong các thử nghiệm trên là 24. Khi các thành phần tổ hợp lớn hơn 24, thì các lựa
chọn vật lý lặp lại. Vì độ tán trong các thành phần trùng các lựa chọn vật lý nhìn chung là nhỏ, nên số thành phần tối thiểu biến đổi quanh 25 thành phần.
Hình 3.1. Sai số căn qn phương năng lượng trung bình thể tích (EME) trong thí
nghiệm độ nhạy của phương pháp đa vật lý với số thành phân tổ hợp khác nhau: 10 (dấu nhân), 15 (tam giác), 20 (hình vng), 25 (hình trịn), 30 (vịng trịn hở), 35
(dấu hoa thị), 40 (dấu cộng), và 50 (kim cương).
Như vậy, số thành phần tổ hợp dao động quanh 25 thành phần tổ hợp thì sơ đồ LETKF phát huy tác dụng. Mặt khác, do khả năng tính tốn bị giới hạn, nên các thử nghiệm tiếp theo tác giả sử dụng 21 thành phần tổ hợp đa vật lý.