Đặc tính của một số loạirau quả sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong một số loại rau quả và nguy cơ rủi ro với người tiêu dùng (áp dụng trên địa bàn tỉnh hà nam) (Trang 34 - 37)

1.2.1. Đặc tính của cây rau cải

Tên La tinh của họ cải là Brassicaceae

Cây cải thuộc rễ chùm, phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0 - 20 cm. Lá cải mọc đơn, khơng có lá kèm. Những lá dưới thường tập trung, bẹ lá to, lá rất lớn.Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại.

Rau cải được chia thành 3 nhóm chính sau:

+ Nhóm cải bẹ (Brassica campesris L.): Nhóm cải bẹ cịn gọi là nhóm cải

dưa (chủ yếu để muối dưa).Nhóm cải này ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15 - 22°C do đó trồng thích hợp trong vụ Đơng Xn. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, giòn, lá lớn. Năng suất của 1 cây có thể 2 - 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu hoạch từ 120 - 160 ngày.

+ Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.): Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có khả năng thích nghi rộng,

thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đơng.Cải xanh có cuống hơi trịn, nhỏ, ngắn.Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm.

+ Nhóm cải thìa/cải trắng (Brassica chinensis L.): Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng, phiến lá hơi trịn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 27°C) nên có thể trồng được quanh năm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30 - 50 ngày có thể thu hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại rau.

1.2.2. Đặc tính của cây dưa chuột

Dưa chuột tên khoa học là Cucumis sativus., thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 12- 13°C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của dưa chuột là 25-30°C. Độ ẩm đất thích hợp cho dưa chuột 85-95%, độ ẩm khơng khí 90-95%.

Để sử dụng cho chế biến, các giống dưa chuột hiện đang được trồng ở nước ta được phân thành các nhóm sau:

Nhóm quả nhỏ, có chiều dài dưới 11 cm, đường kính 2,5-3,5 cm. Nhóm này thời gian sinh trưởng ngắn (65-80 ngày tùy vụ trồng).

Nhóm quả trung bình, có chiều dài 13-20 cm, đường kính 3,5-4,5 cm. Quả ruột đặc, vỏ màu trắng.

1.2.3. Đặc tính của cây cà chua

Cà chua tên La tinh là Solanum lycopersicum thuộc họ Solanaceae.

Cà chua thuộc loại ưa sáng. Hạt cà chua có thể nảy mầm ở 10-12°C nhưng tốt nhất ở nhiệt độ 25-28°C.

Theo giá trị sử dụng và dạng quả, có thể chia cà chua thành 3 nhóm giống: Cà chua hồng là loại cà chua được trồng phổ biến nhất hiện nay, quả có hình dạng như quả hồng, khơng có múi hoặc múi khơng rõ. Chất lượng ăn tươi cũng như chế biến và nấu ăn cao do thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường cao.

Cà chua múi thường quả to, có nhiều ngăn rõ rệt, tạo thành múi. Phần lớn các giống loại này thuộc dạng hình sinh trưởng vơ hạn, có thời gian sinh trưởng dài, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng kém so với quả cà chua

hồng nên ít được trồng trong sản xuất.

Cà chua quả nhỏ còn gọi là cà chua bi. Chúng có lượng axit cao, hạt nhiều, khả năng chống chịu khá, thường được sử dụng như một loại quả sau bữa ăn.

1.2.4. Đặc tính của cây đậu bắp

Tên khoa học của đậu bắp là Abelmoschus esculentus thuộc họ bầu bí.

Đậu bắp được trồng nhiều tại các khu vực nhiệt đới và ôn đới. Quả được thu hoạch khi còn non và ăn như một loại rau. Quả có thể dài tới 20 cm, chứa nhiều hạt.một lồi cây chịu nóng bức và khơ hạn tốt. Nó cũng sống được trong các loại đất nghèo dinh dưỡng với lớp đất sét dày và sự ẩm ướt không liên tục. Trong gieo trồng, hạt được ngâm nước qua đêm trước khi gieo ở độ sâu 1–2 cm. Hạt nảy mầm trong phạm vi 6 ngày (hạt ngâm nước) tới 3 tuần. Cây non cần nhiều nước. Quả nhanh chóng có xơ và hóa gỗ nên cần thu hoạch trong phạm vi 1 tuần kể từ khi được thụ phấn để có thể ăn được.

1.2.5. Đặc tính của cây đỗ quả

Đỗ quả ở đây là đậu que, đậu cơ ve có tên khoa học là Phaseolus vulgaris thuộc họ đậu đỗ. Đối tượng chọn nghiên cứu là đậu cô ve chạch giống leo.

Tại Việt Nam có 2 giống cây trồng chủ yếu là: - Giống lùn:

Đậu cô ve vàng, cịn gọi là đậu vàng hay đậu cơ bơ: Quả non có màu vàng; hạt hình bầu dục, màu đen bóng, dùng để ăn quả non.

Đậu cơ ve xanh, cịn gọi là đậu đỏ, đậu quả cật, đậu cật lợn: Quả non màu xanh; hạt hình thận, màu đỏ, to nhất trong các giống cơ ve. Có thể ăn quả non hoặc ăn hạt.

Đậu cô ve nâu: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục; chỉ ăn hạt. Đậu cơ ve trắng hay đậu trắng, đậu xốt xơng: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình trứng; chỉ ăn hạt.

Đậu cô ve đen hay đậu đen: quả non màu xanh, hạt màu đen, hình bầu dục; chỉ ăn hạt.

- Giống leo:

trắng, hình bầu dục dài; ăn quả non.

Đậu cô ve bở hay đậu bở: quả non màu xanh, hạt màu nâu, hình bầu dục; ăn quả non.

Đậu cô ve trắng hay đậu trắng, đậu trứng sáo: quả non màu xanh, hạt màu trắng, hình trứng; chỉ ăn hạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong một số loại rau quả và nguy cơ rủi ro với người tiêu dùng (áp dụng trên địa bàn tỉnh hà nam) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)