Yếu tố cấu trúc kiến tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng chì kẽm vùng chợ đồn chợ điền (Trang 30 - 33)

2.2.1 Các cấu trúc uốn nếp khống chế quặng hóa

- Các nếp uốn, các kiến trúc vòm nhỏ trong một phức nếp uốn hoặc một kiến trúc vòm lớn hơn. Chúng là nơi thuận lợi cho việc tập trung nhiều loại quặng hóa nguồn gốc nhiệt dịch (Pb-Zn …). Các nếp uốn, các vòm nâng nhỏ thường đi kèm với các hệ thống đứt gãy tựa bậc II, tạo nên vị trí thuận lợi cho việc tập trung quặng, nhất là phần cánh của nếp uốn, rìa các vịm nâng.

Ở vùng Chợ Đồn – Chợ Điền cấu trúc nếp lồi Phia Khao thuận lợi cho tập trung quặng hóa Pb-Zn, với quy mơ lớn, hàm lượng quặng cao. Các nếp oằn vồng nhỏ nằm trong cấu tạo đơn nghiêng như Nà Tùm, Ba Bồ, Nà Bốp,… là nơi thuận lợi cho tích tụ quặng hóa Pb-Zn.

Phức nếp lồi lớn Phia khao, các nếp lồi nhỏ (LG.147, LG.152), các nếp oằn rất thuận lợi cho tập trung quặng hóa. Thực tế cho thấy quy mơ thân quặng ở trung tâm nếp lồi lớn hơn so với ở cánh. Ở đỉnh các nếp lồi nhỏ quặng hóa tập trung dạng thấu kính bề dày >5m, rộng >15m, bề dày thân quặng lớn nhất ở đỉnh nếp lồi, quặng phát triển lấp đầy theo mặt tách lớp, thay thế trao đổi với các lớp đá vơi (Mỏ Bình Chai - LG.152, mỏ Tây Bó Lng - LG.147). Các đỉnh nếp lồi nhỏ là vị trí có triển vọng quặng ẩn sâu. Đặc biệt tại khu vực nếp lồi Phia Khao, các đá carbonat giàu vật chất hữu cơ và đá hoa thường có thế nằm thoải 5- 150, có chỗ hầu như nằm ngang, hay bị uốn nếp là điều kiện thuận lợi để lắng đọng và tích tụ quặng.

2.2.2 Các yếu tố phá hủy kiến tạo khống chế quặng hóa

Các đứt gãy, đới dập vỡ đóng vai trị là kênh dẫn dung dịch tạo quặng đồng thời cũng là nơi tích tụ, lấp đầy quặng hóa.

Vùng Chợ Đồn – Chợ Điền có các hệ thống đứt gãy theo các phương khác nhau nhưng đóng vai trị quan trọng nhất đối với tạo quặng là hệ thống đứt gãy á kinh tuyến và đông bắc – tây nam, thứ đến là hệ thống tây bắc – đông nam, á vĩ tuyến. Các hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây nam và á kinh tuyến (Bình Chai, Lũng Hồi) có ý nghĩa làm kênh dẫn quặng, các đứt gãy kéo theo, hệ thống khe nứt kéo là nơi tập trung quặng. Hệ thống mặt trượt của đứt gãy thường khá dốc

70-75o phát triển chủ yếu theo phương đông bắc - tây nam cùng phương trục nếp lồi. Chiều rộng của đới dập vỡ dọc đứt gãy kéo chứa quặng quan sát được khoảng 1.5-2m, ở phần cánh đứt gãy quặng phát triển theo mặt lớp khoảng >20m theo chiều vng góc với phương mặt trượt, độ dày thân quặng giảm dần khi xa dần đứt gãy (LG.153). Như vậy quặng hóa vừa phát triển theo chiều sâu của đứt gãy vừa phát triển theo đường phương của đá ở cánh của đứt gãy, hình thái tổng thể đới quặng như dạng răng lược (LG.153).

Hệ thống đứt gãy, khe nứt tách có phương trùng hoặc gần song song với phương đất đá thường khống chế các thân quặng dạng giả tầng có quy mơ và bề dày lớn. Các hệ thống đứt gãy xuyên cắt thường dốc khống chế thân quặng có quy mơ nhỏ hơn nhưng hàm lượng quặng (Pb-Zn) cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm quặng hóa và các yếu tố cấu trúc khống chế quặng chì kẽm vùng chợ đồn chợ điền (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)