Quặng hóa chì – kẽm tập trung nhiều nhất trong các cấu trúc địa chất Paleozoi vùng Đông Bắc Bộ, đặc biệt là trong cấu trúc Lô Gâm hoặc trên ranh giới giữa cấu trúc Lô Gâm và cấu trúc Phú Ngữ. Trong các cấu trúc này, các thành tạo chứa khống hóa chì – kẽm là các hệ tầng trầm tích carbonat, lục nguyên carbonat tuổi Paleozoi trung với hàng chục tụ khống chì – kẽm có quy mơ nhỏ hoặc điểm quặng phân bố trong hai nút quặng chủ yếu được gọi là nút quặng Chợ Đồn và nút quặng Chợ Điền. Nút quặng Chợ Đồn gồm có các mỏ điển hình như Nà Bốp, Lũng Váng, Ba Bồ, Nà Tùm… Đối với nút quặng Chợ Điền gồm có các mỏ Bình Chai, Lũng Hồi, Phia Khao, Bó Lng, Đèo An…
Nhìn chung các thân quặng khá phức tạp và đa dạng trong cùng một khu mỏ, ở các khu mỏ khác nhau lại càng phức tạp hơn. Hình thái thân quặng phổ biến gồm:
+ Dạng ổ, đống quặng tạo thành lớp phủ hoặc trong hang, phễu karst, đặc trưng cho kiểu quặng oxit Pb-Zn. Hình dạng này có ở hầu hết các mỏ lộ thiên chứa quặng thứ sinh oxit Pb-Zn nhưng phát triển mạnh hơn ở mỏ Bó Lng, Phia Khao, Lũng Cháy.
+ Dạng mạch, hệ mạch, thấu kính, chuỗi thấu kính, vỉa, ít hơn có dạng bướu, dạng ổ đặc trưng cho kiểu quặng sulphur Pb-Zn.
Dạng mạch lấp đầy khe nứt thường cắt đá vây quanh. Dạng thấu kính, chuỗi thấu kính, vỉa nằm theo mặt lớp. Nói chung các dạng thân quặng đều có mặt trong cùng một mỏ quặng, tuy nhiên dạng nào chiếm ưu thế thì tùy thuộc vào vị trí cấu trúc của mỏ. Theo đới dập vỡ dọc các đứt gãy khống hóa phát triển tạo thành kiểu răng lược, ngọn lửa…. Ở các nếp oằn, nếp lồi chúng phát triển chủ yếu dạng thấu kính, chuỗi thấu kính, ở những nơi có thế nằm đơn nghiêng phát triển chủ yếu dạng vỉa, dạng thấu kính.
Ảnh 3-1: Quặng cấu tạo dạng dải – Đèo An
Ảnh 3-2: Quặng cấu tạo dạng ổ, mạchtrong đá hoa hệ tầng Pia Phương
Các mỏ Lũng Váng, Nà Khắt, Bình Chai, mỏ Mán, tây Bó Lng… quặng phát triển chủ yếu dạng mạch, thấu kính, chuỗi thấu kính.
Các mỏ Đèo An, Khuổi Khem, Khuổi Giang, Nà Tùm quặng hóa phát triển chủ yếu theo dạng vỉa, chuỗi thấu kính, ít hơn có dạng mạch.