Mơ hình quy hoạch hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy phong khê bắc ninh và đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 59 - 61)

Quy hoạch cụm sản xuất

Quy hoạch cụm sản xuất không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, sản xuất mà còn thuận lợi cho việc thu gom và xử lý chất thải. Một số yêu cầu cho việc quy hoạch sản xuất [25]:

- Nên phân cụm sản xuất dựa trên thành phần ơ nhiễm (nước thải, khí thải, CTR…) nhằm tạo điều kiện thu gom và áp dụng công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

- Ô nhiễm chủ yếu của làng nghề tái chế giấy Phong Khê là nước thải và CTR, do đó nên bố trí cơ sở sản xuất gần nguồn tiếp nhận nước thải. Bãi chôn lấp xa nguồn nước cấp, khu dân cư

- Bố trí khoảng trống tạo điều kiện cho sự thơng thống nhà xưởng sản xuất, tránh ảnh hưởng ô nhiễm lẫn nhau, thuận lợi cho vệ sinh nhà xưởng.

trung.

3.5.2.3. Quy hoạch tập trung khu công nghiệp làng nghề Phong Khê

Khu công nghiệp rộng 12.7 ha cho khoảng 65 cơ sở sản xuất với tổng kinh phí đầu tư khoảng 25 tỉ đồng do nhân dân đóng góp [20]. Khu cơng nghiệp tập trung này thỏa mãn được một số yêu cầu sau :

- Vị trí khu cơng nghiệp thuận tiện giao thơng và xa dân cư

- Tập trung được 64 cơ sở sản xuất có quy mơ lớn nhưng cũng là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nặng nhằm hạn chế ô nhiễm khu vực làng nghề.

- Khu công nghiệp này sẽ là bước đầu để áp dụng công nghệ xử lý chất thải và đưa ra các biện pháp kiểm soát hữu hiệu nhằm hạn chế ô nhiễm khu vực làng nghề.

- Tuy nhiên, khu công nghiệp này cũng mới chỉ là sự tập trung đơn thuần về diện tích sản xuất, chưa nghiên cứu và đề cập đến vị trí xây dựng, kinh phí đầu tư, cơng nghệ xử lý chất thải nói riêng. Để khu cơng nghiệp làng nghề Phong Khê đi vào hoạt động có hiệu quả, cần tiến hành nghiên cứu :

- Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải ở khu công nghiêp, điểm nhận các nguồn thải, tải lượng chất thải…

- Tiến hành tập trung được hầu hết các cơ sở sản xuất có quy mô sản xuât lớn vào khu công nghiệp

Nghiên cứu sự phối hợp giảm thiểu giữa các cơ sở bên trong và bên ngồi khu cơng nghiệp.

3.5.2.4. Giáo dục môi trƣờng

- Dựa vào phương tiện truyền thông đại chúng bằng cách cộng tác chặt chẽ với báo chí và truyền hình, in áp phích, … về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn về môi trường để tạo cán bộ địa phương và nhân dân nắm được nội dung cơ bản của luật BVMT. Nâng cao nhận thức về môi trường, từ đó tự giác chấp hành nghiêm chỉnh về giữ gìn VSMT và an tồn trong sản xuất, lao động.

- Kết hợp với UBND các huyện xã, đoàn thanh niên, phụ nữ tổ chức tuyên truyền rộng rãi các ngày lễ môi trường, tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu dọn, nạo vét kênh mương, ao tù, cống rãnh nhằm thoát nước mưa và nước thải.

- Đôn đốc và bắt buộc những hộ sản xuất trong làng nghề thực hiện quy định về vệ sinh nơi sản xuất cũng như môi trường xung quanh.

3.5.2.5. Quản lý môi trƣờng

a, Cơ cấu hệ thống quản lý môi trƣờng làng nghề

Quản lý nên lấy quản lý cấp xã là nịng cốt trong hệ thống quản lý mơi trường, vì tại cấp xã các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng họ gia đình để thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý. Hệ thống quản lý môi trường cấp xã được thể hiện ở hình dưới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy phong khê bắc ninh và đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 59 - 61)