Cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trên các sông chính tỉnh kiên giang (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 3 : ỨNG DỤNG MƠ HÌNH MIKE11 MÔ PHỎNG

3.1 Cơ sở dữ liệu

Tài liệu mặt cắt sông bao gồm 926 mặt cắt, được kế thừa từ mơ hình tồn ĐBSCL và được cập nhật bổ sung theo các dự án đề tài nghiên cứu khoa học từ 2010 đến 2016 của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, số liệu đo đạc của Đài KTTV Kiên Giang, số liệu đo đạc và thu thập của Đề tài

Xây dựng mơ hình tốn học tích hợp và phần mềm đánh giá xâm nhập mặn vùng ĐBSCL, mã số B2018-VNCCCT-02 do Viện nghiên cứu cao cấp về Tốn chủ trì thực

hiện.

Tài liệu thủy văn: Số liệu được thu thập trong 2 năm 2015 và 2016 tại Đài KTTV Khu vực Nam Bộ và Ủy ban sông Mê Kông gồm: Mực nước, Lưu lượng ngày tại trạm Kratie; số liệu lưu lượng và mực nước giờ tại Tân Châu, Châu Đốc, mực nước giờ tại các trạm Cần Thơ, Vàm Kênh, Trần Đề, An Thuận, Bến Trại, Ơng Đốc, Gành Hào, Xẻo Rơ, Rạch Giá, Hà Tiên, Tân Hiệp, Vị Thanh.

Tài liệu mặn: Số liệu đo mặn được thu thập trong 2 năm 2015 và 2016 tại các trạm Xẻo Rơ, Gị Quao (sơng Cái Lớn); An Ninh (sông Cái Bé), Rạch Giá (sông Kiên), Sóc Cung (kênh Rạch Giá – Long Xuyên) vào các đợt triều cường trong các tháng mùa khô, số liệu đo vào giờ lẻ trong ngày, mỗi đợt đo từ 2-3 ngày liên tục, trung bình 1 tháng đo 15 ngày theo chương trình quan trắc của Đài KTTV Khu vực Nam Bộ.

Ngoài các tài liệu nêu trên, trong nghiên cứu này cũng đã cập nhật tài liệu về hiện trạng cơng trình thuỷ lợi, lịch vận hành đóng mở các cống ven biển Tây khu vực tỉnh Kiên Giang, các trạm cấp nước sinh hoạt, các đập tạm ngăn mặn trữ ngọt, lịch thời vụ các địa phương... từ các khảo sát của chính học viên trong thời gian thực hiện luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trên các sông chính tỉnh kiên giang (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)