Mực nước trạm Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) tháng 01 năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trên các sông chính tỉnh kiên giang (Trang 28 - 29)

b. Chế độ thủy triều biển Tây

Thủy triều biển Tây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nghiên cứu tỉnh Kiên Giang, có dạng nhật triều khơng đều, hàng ngày có một đỉnh cao và nhọn, phần chân triều thì bị kéo dài và đẩy lên bởi một đỉnh thấp thứ hai, dạng chữ “h”, với biên độ giao động khoảng 0,8-1 m. Sự dao động có chu kỳ nửa tháng và cả năm của triều biển Tây cũng yếu hơn so với biển Đông rất nhiều.

Với biên độ thấp, chỉ lan truyền vào các kênh nhỏ, đáng kể nhất là sông Cái Lớn, Cái Bé và một số kênh trục chảy ra vịnh Rạch Giá, phạm vi ảnh hưởng của triều biển Tây chỉ xảy ra ở rìa phía Tây thuộc tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Ven biển Tây, đỉnh triều dao động lớn nhất trong khoảng 0,8 đến 1,2 m, chân triều thấp nhất dao động trong khoảng -0,4m đến -0,6m.

Ảnh hưởng của thuỷ triều lên sông Mekong trực tiếp từ Biển Đông qua các cửa Trần Đề, Định An, Cung Hầu, Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai, Cửa Tiểu, Cửa Đại, gián tiếp qua cửa Soài Rạp và từ Vịnh Thái Lan qua các kênh Giang Thành, kênh Rạch Giá – Long Xuyên, kênh Cái Sắn, sông Cái Lớn, Cái Bé. Như đã biết chế độ triều trong Vịnh Thái Lan là nhật triều không đều với biên độ tối đa là 1,2m và trung bình là 0,7 m. Do đó ảnh hưởng của triều Vịnh Thái Lan lên sông Hậu là không đáng

-2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 01/04/2016 00:0006/04/2016 00:0011/04/2016 00:0016/04/2016 00:0021/04/2016 00:0026/04/2016 00:0001/05/2016 00:00 Biển Đông

kể, kể cả vào mùa kiệt. Như vậy, ảnh hưởng của thủy triều lên sông Mekong và Bassac là chủ yếu từ Biển Đông, nơi chế độ triều là bán nhật triều không đều, với biên độ tối đa khoảng 4 m và trung bình vào khoảng 3 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trên các sông chính tỉnh kiên giang (Trang 28 - 29)