Sự tự bảo vệ của cá nhân, gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa002 (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

3.2.3. Sự tự bảo vệ của cá nhân, gia đình

a. Tình trạng dễ bị tổn thương do nguyên nhân chủ quan

- Toàn xã hiện có 1210 nhà cấp 4 xuống cấp, 1200 người dân sống gần sông, biển không đảm bảo an tồn khi bão lụt xảy ra gồm: Bắc, Trung, Bình, Hồ, Hải, Đơng, Thắng, Đức, Tiến và Tân.

- Có 940 người già, 1250 trẻ em dưới 6 tuổi (tổng số 2300 trẻ em dưới 16 tuổi), 350 người tàn tật khơng có khả năng đảm bảo an tồn cho bản thân khi thiên tai xảy ra.

- Đa phần các tàu, thuyền đánh cá thiếu áo phao, phao cứu sinh khơng đảm bảo an tồn khi ra khơi.

- Một số tàu thuyền, thái độ chủ quan, vẫn cố tình đánh bắt khi có bão.

- Việc liên lạc và thơng tin cập nhật tình hình bão lụt với các tàu chưa được kịp thời do thiếu bộ đàm liên lạc giữa các tàu và tổ đội sản xuất.

- Thiếu lực lượng thanh niên để chằng chống nhà cửa, chuẩn bị 4 tại chỗ cho gia đình. Lý do là nhiều thanh niên trẻ khỏe lại đi làm ăn xa nên ở nhà vào mùa mưa bão đa phần chỉ còn lại phần lớn người già, phụ nữ và trẻ em.

- Người dân và các hộ gia đình trong xã có nguy cơ phải chịu nhiều tổn thương lớn trước thiên tai do họ phải sống tại những vị trí rất dễ bị tổn thương, đồng thời do họ chưa có đủ năng lực để sẵn sàng ứng phó nhất là nhận thức về thiên tai và biến

đổi khí hậu trong khi rất nhiều hộ dân phải sống sát mép nước nguy hiểm (500 nhà sát sông, biển – cách mép nước dưới 100m).

Kết quả phỏng vấn hộ gia đình và học sinh:

Tiến hành phỏng vấn bảng hỏi người dân và học sinh về rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu theo phiếu phỏng vấn và thu được kết quả như sau:

*Ý kiến của người dân về mức độ rủi ro trước thiên tai của gia đình và

cộng đồng

Theo kết quả phỏng vấn sâu, phần lớn người dân sinh sống tại các khu vực nghiên cứu đều có thể kể tên một số loại thiên tai phổ biến thường xảy ra tại địa phương. Điều này là do các thiên tai thường xuyên xảy ra tại địa phương và trực tiếp tác động đến cuộc sống hàng ngày của họ. Đây là kết quả bổ sung và thông nhất với kết quả thảo luận nhóm. Tuy nhiên, số người dân nêu được 5 đến 10 loại thiên tai phổ biến tại địa phương chỉ chiểm 60% tổng số phiếu phỏng vấn. Cụ thể là tỷ lệ các hộ được phỏng vấn hiểu được các thông tin trong các thông báo cảnh báo sớm thiên tai từ các nguồn khác nhau là 12/114 phiếu tương đương 10,5% - đây là một tỷ lệ thấp. Từ không hiểu được các thông điệp cảnh báo sớm nên người dân sẽ không biết triển khai kịp thời các biện pháp để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, cộng với tâm lý chủ quan nên nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra là rất lớn và thiệt hại do lụt bão trên địa bàn xã trong những năm qua đã chứng minh điều đó.

Theo kết quả, chỉ 27/114 phiếu (24%) trả lời rủi ro do thiên tai gây ra trong những năm gần đây là cao, đa phần 79/114 (70%) người dân vẫn cho rằng họ thấy mức độ rủi ro thiên tai ở mức trung bình. Trong khi Ban PCLB xã báo cáo con số thiệt hại ngày càng tăng qua các năm. Điều này cho thấy nhận thức và ý thức của người dân về thiên tai và biến đổi khí hậu cịn nhiều hạn chế. Người dân vẫn có tâm lý chủ quan trước tác động ngày càng lớn của thiên tai – biến đổi khí hậu.

Thực tế là vùng này vào những năm có bão lớn như 1979, 1981, 2005 đều có người chết và thiệt hại rất lớn về tài sản, xã đã tổn thất 5 tỷ đồng trong vòng từ 2010 đến 2012 [Báo cáo Ban PCLB xã Quảng Nham, 2012].

Hình 3.3. Biểu đồ mức độ đánh giá của người dân về thiên tai

Nguồn: [Kết quả nghiên cứu thực địa xã Quảng Nham, 2013]

Mức độ hiểu biết của người dân về Phương châm bốn tại chỗ

Theo phân tích số liệu chỉ có 17% (19/114) hộ gia đình có thể gọi tên được 3 đến 4 nguyên tắc cơ bản của phương châm 4 tại chỗ trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (Vật tư, phương tiên tại chỗ; hậu cần tại chỗ; lực lượng tại chỗ; chỉ huy tại chỗ). Hơn nữa, tỷ lệ người dân giải thích được ít nhất 3 trong 4 nguyên tắc của phương châm bốn tại chỗ chỉ đạt 12,3% (14/114). Còn lại tới 87,7% (100/114) số người dân được phỏng vấn không kể tên được các nguyên tắc cơ bản này. Tỷ lệ này là rất thấp và cho thấy, việc truyền thông về phương châm bốn tại chỗ trong phòng tránh giảm nhẹ thiên tai tới người dân và hộ gia đình trên địa bàn chưa được quan tâm và thực hiện hiệu quả trong thời gian qua.

Hình 3.4. Hiểu biết của hộ gia đình về phương châm bốn tại chỗ

Mức độ hiểu biết của người dân về biến đổi khí hậu

Bảng 3.5. Mức độ nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu Phương án lựa chọn Số phiếu trả lời Tỷ lệ %

Không biết, không trả lời 59 52%

Biết ít nhất 1 nguyên nhân 55 48% Biết ít nhất 2 nguyên nhân 39 34% Biết ít nhất 3 nguyên nhân 26 23%

Có có 52% khơng biết nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Như vậy, đây là một tỉ lệ không nhỏ người dân còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về biến đổi khí hậu. Từ đó cũng hạn chế các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chỉ có 23% số người được hỏi kể được ít nhất 3 nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Qua phỏng vấn cho thấy nguồn thơng tin mà họ có được chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, đài phát thanh chứ không phải thông tin trực tiếp từ UBND xã, huyện hay từ các khóa tập huấn cụ thể tại địa phương. Việc truyền thông qua đài, tivi là tốt nhưng chưa được đầy đủ, hơn nữa đài truyền thanh địa phương cũng chưa chủ động vào cuộc để truyền thơng trực tiếp kiến thức về phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu xuống tận thơn và hộ gia đình nên người dân nhận thức chưa tốt về vấn đề này, từ đó họ cũng chưa tham gia tích cực vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn.

* Số học sinh có thể nêu được những loại hình thiên tai thường gặp trong cộng đồng của họ.

Đối tượng học sinh là những em có tuổi từ 10 đến 15 tuổi (từ lớp 4 đến lớp 9) được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn theo bảng hỏi. Trong đó tỷ lệ học sinh có thể mơ tả được các loại thiên tai phổ biến tại địa phương được tính theo thang đánh giá. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.6. Thang điểm đánh giá kết quả phỏng vấn học sinh

Đạt Mơ tả được 5 trong số 11 loại hình thiên tai phổ biến tại địa phương Không đạt Mô tả được <5 trong số 11 loại hình thiên tai phổ biến tại điạ phương

Số trẻ đạt 11 em chiếm 36%

Số trẻ khơng

Hình 3.6. Mức độ hiểu biết về các loại hình thiên tai của học sinh

Kết quả phân tích cho thấy, số học sinh mô tả được một số rủi ro thiên tai phổ biến tại địa phương chỉ chiếm 36% số học sinh được phỏng vấn. Đây là kết quả rất hạn chế vì nghiên cứu chỉ đề ra mục tiêu trẻ liệt kê các loại hiểm họa/thiên tai phổ biến tại địa phương và chưa yêu cầu đến việc biểu hiện, tính chất và biện pháp phịng tránh của các loại hình thiên tai đó như thế nào.

b. Tình trạng dễ bị tổn thương do nguyên nhân khách quan

- Việc lập và áp dụng kế hoạch phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai hộ gia đình chưa được thực hiện nên cơng tác ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cấp hộ cịn bị động, đối phó, chưa đảm bảo tính hiệu quả.

- Các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước thiên tai và biến đổi khí hậu như: trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức. Chưa tạo điều kiện cho họ nhận thức đầy đủ và huy động sự tham gia tích cực của họ vào các hoạt động phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai tại các thôn trong xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa002 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)